1.5.4.1. Kết quả điều tra giáo viên
1. Theo thầy (Cô) đánh giá như thế nào về việc phát triển NLTNHH cho HS trong dạy học Hóa học?
Bảng 1.3. Sự cần thiết của việc phát triển NL TNHH cho HS Ý kiến Số GV (Tỉ lệ) đánh giá
Không cần thiết 0 (0,00%) Bình thường 3 (10,71%)
Cần thiết 9 (32,14%) Rất cần thiết 16 (57,14%)
Qua các số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy nhìn chung GV đánh giá việc phát triển NL TNHH của HS ở mức cao: hầu hết các GV đều cho rằng việc phát triển NL TNHH là rất cần thiết ( 57,14%) hoặc rất cần thiết (32,14%), ý kiến bình
thường là rất ít (chỉ có 10,71% ). Điều này cho thấy sự cần thiết và cấp bách trong việc phát triển NL TNHH trong dạy học Hóa học.
Qua trao đổi ý kiến trực tiếp với một số GV thì cho rằng Hóa học là môn vừa lý thuyết vừa thực nghiệm nên việc phát triển NL TNHH cho HS là rất cần thiết, phủ hợp với đặc thù của môn học.
2. Tần suất sử dụng thí nghiệm hóa học trong các tiết dạy của Thầy/Cô như thế nào?
Bảng 1.4. Tần suất sử dụng thí nghiệm hóa học trong các tiết dạy của GV
Ý kiến Số GV (Tỉ lệ)
Không sử dụng 0 (0,00%)
Thỉnh thoảng 7 (25%)
Thường xuyên 18 (64,29%) Rất thường xuyên 3 (10,71%)
Từ bảng số liệu thu được cho thấy phương pháp sử dụng thí nghiệm đã được sử dụng, đa số GV được khảo sát (64.29%) cho biết thường xuyên có sử dụng TN trong giờ dạy của mình, chỉ khoảng 25% GV mới rất thỉnh thoảng sử dụng thí nghiệm trong bài giảng. Điều này cho thấy GV đã thực sự nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng TN để nâng cao hiệu quả dạy học.
3. Thầy (Cô) thường sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nào trong các tiết dạy?
Bảng 1.5. Các phương pháp sử dụng thí nghiệm trong các tiết dạy của GV
Ý kiến Số GV (Tỉ lệ)
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh họa 15 (53,57%) Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu 4 (14,29%) Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nêu và giải quyết
vấn đề 3 (10,71%)
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng 6 (21,43%)
Thông qua số liệu khảo sát của bảng 1.5 kết hợp với số liệu của bảng 1.4 chúng tôi nhận thấy rằng đa số GV đều thường xuyên sử dụng TN trong các tiết dạy
của mình, tuy nhiên việc sử dụng TN lại theo phương pháp minh họa là chủ yếu (53,57%), việc sử dụng TN theo các phương pháp còn lại đã có sử dụng nhưng rất ít.
4. Những lí do làm Thầy (Cô) chưa/ ít khi sử dụng thí nghiệm trong các tiết dạy?
Bảng 1.6. Những khó khăn của GV khi sử dụng TN trong các tiết dạy
Ý kiến Tỉ lệ (%)
Mất nhiều thời gian chuẩn bị bài trước khi lên lớp 78,57 Không đủ dụng cụ, hóa chất làm thí nghiệm 21,43 Sĩ số lớp quá đông, lớp học chật 53,57 HS chưa đủ năng động, tích cực tham gia vào tiết học 17,86 HS chưa nắm vững các thao tác TN cơ bản 35,7
Không thấy hiệu quả 0,00
Chưa có bộ công cụ đánh giá NLTNHH cho HS 71, 43 Không đủ thời gian thực hiện trên lớp 42,86 Lí do khác: ………..
Qua những ý kiến của GV, chúng tôi nhận thấy trong quá trình tổ chức dạy học có sử dụng TN, GV còn gặp khó khăn do việc chuẩn bị cho tiết dạy TN mất nhiều thời gian (78,57%), chưa có bộ công cụ đánh giá NL TNHH của HS, sĩ số lớp quá đông cũng như HS chưa nắm vững các thao tác TN cơ bản, chưa đủ năng động, tích cực tham gia vào tiết học. Chính những lí do này cũng làm cơ sở để chúng tôi sẽ đề ra các biện pháp sử dụng thí nghiệm hỗ trợ GV trong quá trình dạy học nhằm phát triển NL TNHH cho HS.
5. Quý Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về các biểu hiện dưới đây đối với NL TNHH của HS ở trường Thầy (Cô) đang dạy học
Bảng 1.7. Đánh giá của GV về các biểu hiện của NL TNHH của HS
Nội dung đánh giá
Số GV (Tỷ lệ) Rất thành thạo Thành thạo Ít thành thạo Không thành thạo 1. Xác định câu hỏi/ mục đích TN 5 (17,86%) 8 (28,57%) 13 (46,43%) 2 (7,14%) 2. Hình thành dự đoán/ giả thuyết
khoa học 6 (21,42%) 7 (25%) 12 (42,86%) 3 (10,71%) 3. Đề xuất các phương án TN 5 (17,86%) 7 (25%) 14 (50%) 2 (7,14%) 4. Phân tích và lựa chọn phương án
TN 4 (14,29%) 6 (21,42%) 12 (42,86%) 4 (14,29%) 5. Xác định quy trình TN 3 (10,71%) 5 (17,86%) 20 (71,43) 2 (7,14%) 6. Lựa chọn dụng cụ, hóa chất
chuẩn bị cho TN theo phương án đã chọn 3 (10,71%) 7 (25%) 15 (53.57%) 3 (10,71%)
7. Thực hiện các thao tác tiến hành thí nghiệm 3 (10,71%) 7 (25%) 15 (53.57%) 3 (10,71%) 8. Quan sát, mô tả các hiện tượng
TN 7 (25%) 15 (53.57%) 5 (17,86%) 1 (3,57%) 9. Giải thích và viết phương trình
hóa học 7 (25%) 15 (53.57%) 5 (17,86%) 1 (3,57%) 10. Rút ra kết luận về kiến thức 6 (21,42%) 8 (28,57%) 10 (35,71%) 4 (14,29%)
Từ kết quả trên, chúng tôi thấy rằng đa số GV đánh giá về các biểu hiện của NL TNHH của HS ở mức ít thành thạo, đặc biệt là ở nhóm các biểu hiện liên quan đến việc trực tiếp làm TN. Tuy nhiên ở nhóm các biểu hiện chỉ cần phán đoán, suy
luận (dự đoán, quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng, viết phương trình hóa học) thì có nhiều GV nhận xét rằng HS đạt mức thành thạo. Điều này cho thấy việc học lí thuyết của HS được quan tâm nhiều hơn so với việc trải nghiệm, cho HS tự làm các TN cụ thể.
1.5.4.2. Kết quả điều tra học sinh
1. Em có thích giờ học môn Hóa học không?
Bảng 1.8. Thái độ của HS đối với môn Hóa học
Ý kiến Tỷ lệ
Rất thích 21 (14,41%) Thích 20 (10,87%) Bình Thường 108 (58,70%)
Không thích 35 (19,02%)
Qua số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy còn nhiều HS chưa yêu thích giờ học môn Hóa học. Đa số các em cảm thấy học môn Hóa học cũng bình thường (58,70% ) như các môn học khác. Chỉ một số ít là không thích, qua trao đổi trực tiếp với một số HS, các em cho biết do em không học tốt môn Hóa, cũng có em do không thi đại học môn này nên không muốn mất thời gian,....
2. Những giờ học như thế nào làm em hứng thú với môn Hóa học?
Bảng 1.9. Ý kiến của HS về giờ học làm các em hứng thú với môn Hóa học
Ý kiến Tỷ lệ
Sử dụng máy tính, máy chiếu đa năng. 16 (8,70%) Sử dụng thí nghiệm. 100 (54,35%) Sử dụng mẫu vật, tranh ảnh. 48 (26,09%)
Sử dụng bài tập. 20 (10,87%) Ý kiến khác: ...
Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng tuy đa số thái độ của các em đối với môn Hóa học là bình thường nhưng hầu hết các em đều thích và hứng thú với giờ học có sử dụng các phương tiện trực quan như thí nghiệm, mẫu vật, tranh ảnh,... đặc biệt rất nhiều ý kiến HS (54,35%) cho rằng các em hứng thú với các giờ học Hóa học có sử dụng thí nghiệm.
3. Trong tiết dạy Hóa học, giáo viên thường sử dụng thí nghiệm theo hình thức nào sau đây?
Bảng 1.10. Các hình thức sử dụng thí nghiệm của GV
Ý kiến Tỷ lệ
Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. 120 (65,22%) Thí nghiệm tự làm của học sinh. 30 (16,30%) Thí nghiệm mô phỏng. 20 (10,87%) Video thí nghiệm. 14 (7,61%) Hình thức khác: ...
Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy, đa số GV sử dụng TN trong các giờ dạy theo hình thức biểu diễn của GV (65,22%), hình thức TN mà do HS tự tay tiến hành thì chưa được nhiều (chỉ khoảng 16,30%), điều này so với bảng cấu trúc của NL TNHH thì chưa đáp ứng được một số tiêu chí đã đề ra.
4. Để hình thành và phát triển năng lực thực nghiệm hóa học, em đánh giá như thế nào về các kĩ năng thực hành thí nghiệm của bản thân?
Bảng 1.11. Kết quả điều tra về việc tự đánh giá các kĩ năng thực hành thí nghiệm của HS
Nội dung khảo sát Phương án lựa chọn Tỷ lệ (%)
Chọn và lấy dụng cụ, hóa chất chính xác và phù hợp với thí nghiệm
Không biết 5,43
Biết nhưng chưa thành thạo 65,22
Biết và thành thạo 29,35
Sắp xếp các dụng cụ, hóa chất để làm thí nghiệm và biểu diễn thí nghiệm
Không biết 5,43
Biết nhưng chưa thành thạo 65,22
Biết và thành thạo 29,35
Lắp và tháo dụng cụ
Không biết 0,00
Biết nhưng chưa thành thạo 70,65
Biết và thành thạo 29,35
Lấy, cân, đong các hóa chất rắn, lỏng. Không biết 0,00
Nội dung khảo sát Phương án lựa chọn Tỷ lệ (%)
Biết và thành thạo 29,35
Đun nóng các dụng cụ và hóa chất
Không biết 5,43
Biết nhưng chưa thành thạo 76,09
Biết và thành thạo 18,48
Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm (ống nghiệm, kẹp ống nghiệm,…)
Không biết 10,87
Biết nhưng chưa thành thạo 72,83
Biết và thành thạo 16,30
Xử lí hóa chất thừa, vệ sinh các dụng cụ thí nghiệm
Không biết 0,00
Biết nhưng chưa thành thạo 81,52
Biết và thành thạo 18,47
Thu và xử lí khí
Không biết 5,43
Biết nhưng chưa thành thạo 81,52
Biết và thành thạo 13,04
Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình, an toàn và thành công
Không biết 0,00
Biết nhưng chưa thành thạo 81,52
Biết và thành thạo 18,47
Quan sát, mô tả TN
Không biết 0,00
Biết nhưng chưa thành thạo 54,35
Biết và thành thạo 45,65
Phân tích, giải thích kết quả TN
Không biết 0,00
Biết nhưng chưa thành thạo 54,35
Biết và thành thạo 45,65
Qua bảng số liệu tự đánh giá của HS về các kĩ năng tiến hành TN ở trên, chúng tôi nhận thấy đa số HS đều biết nhưng chưa thành thạo những kĩ năng cơ bản để tiến hành TN hóa học. Qua trao đổi trực tiếp với một số HS, các em cho biết, nguyên nhân của việc chưa thành thạo một số kĩ năng cơ bản khi thực hành thí nghiệm là do các em không được tiến hành thường xuyên, vẫn còn khá lúng túng, ngay cả tự nhận xét về kĩ năng thực hành hóa học của bản thân cũng không dám tự tin đánh giá mức độ.
5. Em mong muốn được sử dụng thí nghiệm ở mức độ nào trong học tập môn hóa học?
Bảng 1.12. Mong muốn của HS về việc sử dụng TN trong học tập môn hóa học
Ý kiến Số HS (Tỷ lệ)
Không bao giờ 0 (0,00%) Thỉnh thoảng 17 (9,24%) Thường xuyên 77 (41,85%) Rất thường xuyên 90 (48,91%)
Kết quả khảo sát cho thấy thái độ của HS là có nhu cầu, hứng thú và mong muốn được tiến hành làm các TN thường xuyên (41,85%) và rất thường xuyên (48,91%) trong quá trình học tập môn hóa học.
Kết luận: Thông qua kết quả điều tra 28 GV dạy môn Hóa học và 184 HS thuộc các trường THPT, chúng tôi nhận thấy rằng GV nhận thấy được tầm quan trọng của TN trong các tiết dạy của mình. Tuy nhiên, đa số GV lại chọn cách sử dụng TN theo phương pháp minh họa (đây là cách sử dụng TN ít tích cực nhất nên hạn chế sử dụng) và hình thức sử dụng TN chủ yếu là do GV tiến hành chứ không phải tự tay HS tiến hành TN, dẫn đến một số các biểu hiện của NL TNHH, đặc biệt là các biểu hiện liên quan đến việc trực tiếp làm TN của HS được đánh giá không cao. Vì vậy, việc sử dụng TN trong dạy học hóa học cần được quan tâm hơn nữa về các phương pháp và hình thức, cần phải đề ra các biện pháp thích hợp để phát triển NL TNHH cho HS.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam, luận văn trình bày về định hướng đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới, cơ sở lí luận về NL, NL TNHH trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. Chương 1 cũng đã trình bày được vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng thí nghiệm, các loại thí nghiệm trong dạy học và các phương pháp sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển NL TNHH cho HS.
Những kết quả thu được từ việc điều tra thực trạng việc sử dụng TN và phát triển NL TNHH cho HS ở một số trường THPT cho thấy được sự tầm quan trọng của việc sử dụng TN, tuy nhiên phương pháp và hình thức sử dụng thí nghiệm chưa tích cực dẫn đến NL TNHH của HS chưa được đánh giá cao.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên sẽ là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, đề xuất một số nội dung ở chương 2 góp phần phát triển NL TNHH cho HS thông qua việc sử dụng TN .
Chương 2. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 6, 7 HÓA HỌC LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC CHO HỌC SINH 2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung, và đặc điểm dạy học chương 6, 7– Hóa học lớp 10
2.1.1. Mục tiêu
Theo chuẩn kiến thức – kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho chương trình Hóa học THPT hiện nay (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007), sau khi học xong chương 6, 7 lớp 10 (Chương trình cơ bản) HS đạt được:
Chương 6: Oxi - lưu huỳnh
a. Về kiến thức
HS nêu được:
- Những tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản và một số ứng dụng, cách điều chế các đơn chất oxi, ozon, lưu huỳnh.
- Những tính chất hóa học của các hợp chất quan trọng của lưu huỳnh (H2S, SO2, SO3, H2SO4), một số ứng dụng và cách điều chế.
HS giải thích được các tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của oxi, lưu huỳnh trên cơ sở cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm điện và số oxi hóa.
HS vận dụng được các kiến thức đã học để làm các bài tập có kiến thức liên quan.
b. Về kỹ năng
- Quan sát, giải thích hiện tượng khi làm thí nghiệm hóa học về oxi, lưu huỳnh và hợp chất.
- Xác định chất khử, chất oxi hóa và cân bằng PTHH của phản ứng oxi hóa – khử thuộc chương Oxi – Lưu huỳnh.
- Có khả năng xác định vấn đề, dự đoán và đưa ra các phương án thí nghiệm. - Kĩ năng cơ bản tối thiểu làm việc với các chất, dụng cụ hóa học, quan sát mô tả hiện tượng và tiến hành một số thí nghiệm.
- Giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức trong chương.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng tự nhiên có liên quan đến hóa học như ô nhiễm không khí, đất, nước; sự suy giảm tầng ozon, mưa axit,...
c. Về giáo dục tình cảm, thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozon. - Chống gây ô nhiễm không khí, đất, nước.
- Giáo dục lòng say mê học tập môn Hóa học, ý thức vươn lên chiếm lĩnh khoa học, kĩ thuật.
d. Phát triển năng lực
Theo tài liệu (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017), thông qua quá trình học tập và các hoạt động để lĩnh hội kiến thức thì HS cũng cần hình thành và phát triển một số năng lực như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực thực nghiệm hóa học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học...Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi chú trọng hình thành năng lực thực nghiệm hóa học cho HS thông qua sử dụng thí nghiệm.
Chương 7: Tốc độ phản ứng - Cân bằng hóa học
a. Về kiến thức
- HS phát biểu được định nghĩa tốc độ phản ứng ở hai khía cạnh định tính và định lượng.
- HS nêu được công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng hóa học. - HS giải thích được:
Cân bằng hóa học là gì?
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
Ý nghĩa của cân bằng hóa học trong kĩ thuật và đời sống.
b. Về kĩ năng
- Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học để điều khiển phản ứng hóa học.