2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động trải nghiệm về chủ đề An toàn sinh học trong nông nghiệp.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của HĐTN và chủ đề an toàn sinh học trong nông nghiệp, từ đó thiết kế các HĐTN với chủ đề “An toàn sinh học trong nông nghiệp” dành cho học sinh THPT.
2.2.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Một số trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2020 đến tháng 4/2021.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến HĐTN và phần kiến thức Công nghệ bậc THPT nhƣ SGK Công nghệ, SGV Công nghệ và các các sách lý luận, phƣơng pháp giảng dạy Công nghệ, những luận văn, luận án, các bài báo, website làm cơ sở khoa học nghiên cứu của đề tài.
2.3.2. Phương pháp điều tra cơ bản
Điều tra thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thông qua phiếu điều tra, trao đổi, phỏng vấn giáo viên, học sinh cùng với tham khảo giáo án và vở ghi của học sinh.
2.3.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Sau khi xây dựng đƣợc bộ giáo án dạy học chủ đề An toàn sinh học trong nông nghiệp thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tôi sẽ tham khảo ý kiến của các giảng viên đại học, những giáo viên có kinh nghiệm về vấn đề.
2.3.4. Phương pháp khảo nghiệm sư phạm
Sau khi xây dựng lý thuyết dạy học chủ đề “An toàn sinh học trong nông nghiệp”, chúng tôi tiến hành hỏi ý kiến chuyên gia, giáo viên của trƣờng THPT Phan Châu Trinh
19
và THPT Thái Phiên để kiểm tra mức độ khả thi của các kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm đã thiết kế.
- Đối tƣợng khảo nghiệm: 7 giáo viên đang giảng dạy môn Sinh học và môn Công nghệ tại trƣờng THPT Phan Châu Trinh và THPT Thái Phiên.
- Nội dung khảo nghiệm: Tìm hiểu tính khả thi của các kế hoạch dạy học theo hình thức HĐTN trong chủ đề “An toàn sinh học trong nông nghiệp” cho HS THPT.
20