Kết quả khảo sát học sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 2 theo hướng phát triển năng lực (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.5. Kết quả khảo sát

2.5.2. Kết quả khảo sát học sinh

a/Mức độ hứng thú của học sinh với môn Tự nhiên và Xã hội

Để điều tra mức độ hứng thú của học sinh lớp 2 tại trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ với môn Tự nhiên và Xã hội, chúng tơi đưa ra câu hỏi “Em có thích học mơn Tự nhiên và Xã hội không?”, kết quả thu được như sau:

Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

Rất thích 50 67,57%

Thích 17 22,97%

Bình thường 7 9,46%

Khơng thích 0 0%

Bảng 2.6.Mức độ hứng thú của học sinh với môn Tự nhiên và Xã hội

Biểu đồ 2.3.Mức độ hứng thú của học sinh với mơn Tự nhiên và Xã hội

Nhìn vào số liệu thu thập được ta có thể nhận thấy gần 90% học sinh cảm thấy hứng thú với môn Tự nhiên và Xã hội, trong đó có 67,57% học sinh cảm thấy rất hứng thú; có gần 10% học sinh thấy bình thường và khơng có học sinh khơng hứng thú với

67.57 22.97 9.46 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Rất thích Thích Bình thường Khơng thích

mơn học. Như vậy đa số học sinh có hứng thú với mơn Tự nhiên và Xã hội, đây là một dấu hiệu tốt để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội có hiệu quả. Tuy vậy, vẫn cịn một số học sinh cho rằng môn Tự nhiên và Xã hội chỉ là môn học phụ, không cần thiết hoặc nội dung nhàm chán, chưa thu hút được học sinh.

b/Mức độ tích cực của học sinh trong học tập mơn Tự nhiên và Xã hội

Để có thể điều tra rõ hơn về sự tích cực của học sinh trong học tập môn Tự nhiên và Xã hội, tôi đưa ra câu hỏi: “Trong giờ học Tự nhiên và Xã hội, khi giáo viên đặt câu hỏi hay ra bài tập, em thường làm những gì?”, kết quả thu được như sau:

Ý kiến Số lượng Tỉ lệ %

Tập trung suy nghĩ để tìm lời giải cho câu hỏi hay bài tập và xung phong trả lời

36 48,65%

Trao đổi với bạn, nhóm bạn để tìm câu trả lời đúng nhất 24 32,43% Chờ câu trả lời từ các bạn khác hoặc giáo viên 14 18,92%

Bảng 2.7.Mức độ tích cực của học sinh trong học tập môn Tự nhiên và Xã hội

Biểu đồ 2.4.Mức độ tích cực của học sinh trong học tập mơn Tự nhiên và Xã hội

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng phần lớn học sinh (48,65%) tự mình suy nghĩ và đưa ra câu trả lời, một số lớn khác (32,43%) lại chọn cách trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, theo thống kê có tới

48.65 32.43 18.92 0 10 20 30 40 50 60

Tập trung suy nghĩ để tìm lời giải cho câu hỏi hay bài tập và xung phong

trả lời

Trao đổi với bạn, nhóm bạn để tìm câu trả lời đúng nhất

Chờ câu trả lời từ các bạn khác hoặc giáo viên

18,92% học sinh khơng hoạt động để tìm ra kiến thức mà thụ động chờ câu trả lời từ giáo viên hoặc từ các học sinh khác. Đây là một con số khá cao, chứng tỏ còn nhiều học sinh quen cách học thụ động, chỉ biết lắng nghe mà chưa biết hoạt động tích cực để tìm ra tri thức.

c/ Mức độ vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tự nhiên và Xã hội vào thực tiễn

Để tìm hiểu sâu hơn về mức độ vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tự nhiên và Xã hội vào thực tiễn ở các em, tơi tiếp tục đưa ra câu hỏi: “Em có thường vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tự nhiên và Xã hội vào cuộc sống không?”, kết quả thu được như sau:

Ý kiến Số lượng Tỉ lệ %

Thường xuyên 18 24,32%

Thỉnh thoảng 50 67,57%

Chưa bao giờ 6 8,11%

Bảng 2.8. Mức độ vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tự nhiên và Xã hội vào thực tiễn

Biểu đồ 2.5.Mức độ vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tự nhiên và Xã hội vào thực tiễn

24.32 67.57 8.11 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Qua bảng số liệu ta có thể thấy, lượng học sinh không thường xuyên vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tự nhiên và Xã hội vào thực tiễn cuộc sống chiếm tỉ lệ rất cao (67,57%). Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh chưa phát triển năng lực. Chỉ có khoảng 24.32% học sinh thường xuyên vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học môn Tự nhiên và Xã hội vào thực tiễn. Bên cạnh đó, cịn 8,11% học sinh chưa bao giờ vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tự nhiên và Xã hội vào cuộc sống. Ta có thể thấy, trong mơn Tự nhiên và Xã hội còn một lượng lớn học sinh chưa vận dụng được những gì các em được học, chỉ học trên sách vở, chưa phát triển được năng lực cho học sinh.

Nhận xét chung

-Ưu điểm

+ Hầu hết học sinh có hứng thú với việc học mơn Tự nhiên và Xã hội.

+ Đa số học sinh tích cực, tham gia trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra trong giờ học môn Tự nhiên và Xã hội.

-Hạn chế

+ Một số học sinh cho rằng môn Tự nhiên và Xã hội là môn phụ, không cần thiết và học sinh không hứng thú học tập.

+ Nhiều học sinh đã quen cách học thụ động, chỉ biết lắng nghe mà không nêu ra cách giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra.

+ Số học sinh thường xuyên vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Tự nhiên và Xã hội vào thực tiễn cuộc sống còn hạn chế.

Kết luận

Qua kết quả khảo sát tôi thấy rằng đa số học sinh đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như ý thức phải tham gia tích cực vào các hoạt động khi học mơn Tự nhiên và Xã hội. Đa số các em đều u thích và có hứng thú với mơn học. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh chưa vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn hoặc còn rất hạn chế. Để khắc phục được tình trạng này, cần có sự thay đổi về môi trường học tập, rèn luyện, tang cường dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo hướng phát triển năng lực để học sinh được phát triển toàn diện.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 2 theo hướng phát triển năng lực (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)