Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 2 theo hướng phát triển năng lực (Trang 60 - 61)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo định

3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo

hướng trải nghiệm cho học sinh

a/Khái niệm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngồi xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực

tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. b/Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong phát triển năng lực:

- Phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh.

- Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, giúp các em có cách nhìn tồn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày.

c/Cách tiến hành: Tôi thường tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Phổ biến về nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm. Bước 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Bước 3: Đánh giá, tổng kết việc thực hiện hoạt động trải nghiệm. d/Ví dụ minh họa:

Bài 15: Trường học

Hoạt động: Quan sát, tìm hiểu về các phịng ban trong trường tiểu học của học sinh.

Mục tiêu:

- Học sinh kể được tên, vị trí một số các phịng ban trong nhà trường. - Mơ tả được về ngơi trường của mình qua lời nói, tranh vẽ, viết thư. - Học sinh có thái độ yêu quý, gắn bó với ngơi trường thân u của mình. - Phát triển năng lực tìm tịi khám phá, năng lực giao tiếp.

Bước 1: Phổ biến về nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm

- Yêu cầu học sinh quan sát ngơi trường sau đó mơ tả lại bằng lời nói và sơ đồ. Viết thư cho một người bạn thân để kể về ngôi trường của em.

Bước 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm

- Tổ chức cho học sinh tham quan xung quanh trường. Trước khi cho học sinh tham quan, nêu yêu cầu định hướng: Cần ghi chép lại tên, vị trí các phịng ban trong nhà trường.

- Tổ chức cho học sinh vẽ lại sơ đồ ngơi trường. - Triển lãm tranh, các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- Viết thư cho bạn (có thế là bạn ở nơi khác hoặc bạn học cùng lớp, cùng trường) để kể về ngôi trường của em. Những bức thư viết ra cần được gửi đến người bạn thân trong thực tế và nhận hồi đáp bằng thư của bạn, học sinh trong lớp.

- Chia sẻ các lá thư hồi đáp và thư đã gửi đi.

Bước 3: Đánh giá, tổng kết việc thực hiện hoạt động trải nghiệm.

- Đánh giá, tổng kết đưa ra kết luận: Trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng như: Phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng truyền thống, phòng thư viện và các phòng học.

e/Kết luận: Việc tổ chức hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo hướng trải nghiệm giúp các em được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau. Từ những gì đã quan sát và trải nghiệm, học sinh sẽ có những nhận xét riêng cho bản thân về các sự vật, hiện tượng và giúp các em khắc sâu kiến thức, ghi nhớ tốt hơn nội dung bài học. Ngoài ra, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cịn giúp học sinh tích cực, hào hứng tham gia các hoạt động học tập, tăng khả năng thích thú và phát triển năng lực cho học sinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 2 theo hướng phát triển năng lực (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)