Phương pháp quan sát

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 2 theo hướng phát triển năng lực (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo định

3.2.2.1. Phương pháp quan sát

a/Khái niệm: Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để quan sát đối với các đối tượng trong tự nhiên và xã hội. Đối tượng quan sát của học sinh không chỉ là tranh ảnh, mẫu vật, mơ hình mà cịn là khung cảnh gia đình, lớp học, cây cối, con người và một số sự vật, hiện tượng diễn ra hằng ngày trong tự nhiên và xã hội.

b/Vai trò của phương pháp quan sát trong phát triển năng lực:

Thực hiện phương pháp quan sát sẽ giúp cho hình thành, phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và góp phần phát triển năng lực tự học (khi học sinh được quan sát, tìm tịi kiến thức), năng lực giải quyết vấn đề (khi học sinh từ quan sát phát hiện vấn đề hoặc từ quan sát thu thập thông tin để giải quyết vấn đề)

c/Cách tiến hành: Thường tiến hành theo các bước sau: Bước 1 : Lựa chọn đối tượng quan sát.

Bước 2 : Xác định mục đích quan sát.

Bước 3 : Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát.

Bước 4 : Xử lý thông tin đã thu thập được để rút ra kết luận. Bước 5 : Báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng. d/Ví dụ minh họa : Bài 31: Mặt trời

Hoạt động: Quan sát mặt trời.

Bước 1: Đối tượng quan sát: Mặt Trời ở một số thời điểm trong ngày. Bước 2: Xác định mục đích quan sát.

Học sinh có thể:

- Miêu tả được hình dáng, màu sắc của Mặt Trời ở những thời điểm khác nhau, nêu nhận xét về khoảng cách của Mặt trời với Trái Đất.

- Phát hiện được vai trò của Mặt Trời.

- Góp phần phát triển ở học sinh năng lực tìm tịi, khám phá, năng lực giao tiếp, năng lực tự học.

Bước 3 : Tổ chức cho học sinh quan sát trong nhóm.

Yêu cầu học sinh quan sát Mặt Trời ở một số thời điểm trong ngày và ghi lại các câu trả lời cho các câu hỏi sau:

Mặt Trời khi nắng gắt

Mặt Trời lúc hồng hơn

+ Em nhìn thấy mặt trời vào lúc nào? + Mặt Trời có hình gì?

+ Mặt Trời có màu gì?

+ Khi mặt trời lên, cảnh vật xung quanh thế nào?

+ Khi mặt trời lặn mà khơng có ánh đèn điện thì em thấy cảnh vật xung quanh như thế nào?

+ Khi có ánh nắng mặt trời em cảm thấy như thế nào? + Em thấy mặt trời ở gần hay xa?

+ Khi nào em có thể nhìn trực tiếp vào mặt trời? Khi nào em khơng thể nhìn thẳng vào mặt trời? Vì sao?

Bước 4 : Xử lý thông tin đã thu thập được để rút ra kết luận. Bước 5 : Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát được.

d/Kết luận: Phương pháp quan sát là một phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo hướng phát triển năng lực. Tri giác

của các em phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng tác động trực tiếp lên giác quan. Vì thế, khi sử dụng phương pháp quan sát, học sinh sẽ nhận biết và mô tả được các sự vật, hiện tượng, nhận xét được các đặc điểm của sự vật, hiện tượng đó; phát triển năng lực nhận thức khoa học cho học sinh. Từ đó, việc dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo hướng phát triển năng lực sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 2 theo hướng phát triển năng lực (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)