Khả năng thu nhận thức ăn và hiệu quả kinh tế đem lại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 64 - 67)

PHẦN 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

4.3. Khả năng thu nhận thức ăn và hiệu quả kinh tế đem lại

Chúng em ngoài thực hiện cân gà còn tính toán khối lượng thức ăn theo từng tuần. Từ đó có thể hạch toán được chi phí bỏ ra cho từng lứa gà và tính được lãi suất của đàn gà khi được xuất bán.

Bảng 4.7. Lượng thức ăn tiêu thụ trong 12 tuần tuổi Tuần Tuần

tuổi

Lượng thức ăn tiêu thụ Loại thức ăn (cám) g/con/ngày g/con/tuần 1 8 63 FarmGold 825 2 20 140 FarmGold 825 3 33 231 FarmGold 826 4 42 294 FarmGold 826 5 54 378 F501 6 63 441 F501 7 76 532 F501 8 91 637 F501 9 108 756 F501 10 126 882 F501 11 145 1015 F501 12 164 1148 F501 Tổng 931 6517

Dựa vào việc tính toán lượng thức ăn rõ ràng theo nhu cầu dinh dưỡng của đàn gà mà từ đó có thể hạch toán được chi phí cũng như tính được lãi suất sau khi xuất bán.

Bảng 4.8. Chi phí chăn nuôi gà từ 0-12 tuần tuổi

Tên Đơn giá

(VNĐ) Số lượng Thành tiền (VNĐ) 1. Giống (con) 8.000 200 1.600.000 2. Thức ăn của gà úm (kg) 11.200 86,8 972.160 3. Thức ăn gà sau úm (kg) 9.600 1.204,4 11.560.000 4. Thú y 6.000 200 1.200.000

5. Tiện nghi (điện nước, chất

độn,…) 7.000 200 1.400.000

6. Tổng 16.732.000

Tổng chi phí chăn nuôi của đàn gà thịt (Ri lai) từ lúc bắt đầu nhập gà cho đến 12 tuần tuổi hết khoảng 16.732.000 (VNĐ)

Ta có thể thấy gà Ri lai thương phẩm ngoài thị trường có giá trung bình khoảng 60.000 – 70.000 VNĐ/ 1 kg (ước tính trung bình 65.000/ 1kg) vậy với giá đó đàn 198 con (1,7 -2,1kg) với tổng cân nặng khoảng 377 kg (trùng bình 1,9kg/con). Như vậy tổng tiền xuất bán đàn gà là:

65.000×377= 24.500.000 (VNĐ)

Tỉ lệ sống như hiện tại là 99% tương đương với 198 con đến khi xuất bán sẽ có được lợi nhuận là: 24.500.000 - 16.732.000= 7.773.000 (VNĐ)

Kết luận: Nếu chăn nuôi gà Ri lai đúng kỹ thuật và quy trình chăn nuôi thì có thể mang lại lợi nhuận cao, hiệu quả kinh tế ổn định.

4.4. Phân tích đánh giá những thuận lợi khó khăn với công tác chăn nuôi

thú y tại trang trại

*Thuận lợi

- Trang trại trong gà Trung tâm Khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có khuôn viên rộng rãi xung quanh có tường bao xung quanh tạo một khu cách biệt, ngăn dịch bệnh phát tán vào trại, cơ sở vật chất trang thiết bị rất đảm bảo.

-Trang trại có đường giao thông thuận lợi, hệ thống điện nước bố trí hợp lý logic, nguồn nước ngầm đảm bảo vệ sinh và dồi dào. Dễ dàng điều khiển hệ thống điện nước mỗi khi cần thiết.

- Quản lý mầm bệnh từ bên ngoài có thể lây nhiễm vào trang trại qua các phương tiện và con người.

- Trại có các mô hình chăn nuôi theo quy trình giúp sinh viên có thể học tập, thực hành cũng như rèn luyện tay nghề về các kiến thức: chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý chuồng trại.

- Cơ sở hạ tầng khu nhà ở tiện nghi và phù hợp, trong trại có nhiều phòng ở và đầy đủ đồ dùng sinh hoạt cho sinh viên ở lại thực tập.

*Khó khăn

- Cơ sở vật chất trang thiết bị trong một thời gian dài sử dụng thì cũng không tránh khỏi những hỏng hóc.

- Đường ống bơm nước bị hỏng nên nhiều khi thiếu nước, các đường ống dẫn nước từ bể chứa nước xuống chuồng bị hỏng nên phải bơm nước thường xuyên (1-2 ngày/l lần) nên rất lãng phí nước.

- Trong trại còn có nhiều động vật gây hại, động vật phá hoại cơ sở vật chất (chuột, bọ…) cắn phá cám và chuồng trại gây ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi và kinh tế của trang trại. Thường có nhiều loài côn trùng và chim xâm nhập nên không tránh khỏi việc mang theo mầm bệnh từ những nơi khác đến.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)