Khả năng thu nhận thức ăn và hiệu quả kinh tế đem lại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 64)

Chúng em ngoài thực hiện cân gà còn tính toán khối lượng thức ăn theo từng tuần. Từ đó có thể hạch toán được chi phí bỏ ra cho từng lứa gà và tính được lãi suất của đàn gà khi được xuất bán.

Bảng 4.7. Lượng thức ăn tiêu thụ trong 12 tuần tuổi Tuần

tuổi

Lượng thức ăn tiêu thụ Loại thức ăn (cám) g/con/ngày g/con/tuần 1 8 63 FarmGold 825 2 20 140 FarmGold 825 3 33 231 FarmGold 826 4 42 294 FarmGold 826 5 54 378 F501 6 63 441 F501 7 76 532 F501 8 91 637 F501 9 108 756 F501 10 126 882 F501 11 145 1015 F501 12 164 1148 F501 Tổng 931 6517

Dựa vào việc tính toán lượng thức ăn rõ ràng theo nhu cầu dinh dưỡng của đàn gà mà từ đó có thể hạch toán được chi phí cũng như tính được lãi suất sau khi xuất bán.

Bảng 4.8. Chi phí chăn nuôi gà từ 0-12 tuần tuổi

Tên Đơn giá

(VNĐ) Số lượng Thành tiền (VNĐ) 1. Giống (con) 8.000 200 1.600.000 2. Thức ăn của gà úm (kg) 11.200 86,8 972.160 3. Thức ăn gà sau úm (kg) 9.600 1.204,4 11.560.000 4. Thú y 6.000 200 1.200.000

5. Tiện nghi (điện nước, chất

độn,…) 7.000 200 1.400.000

6. Tổng 16.732.000

Tổng chi phí chăn nuôi của đàn gà thịt (Ri lai) từ lúc bắt đầu nhập gà cho đến 12 tuần tuổi hết khoảng 16.732.000 (VNĐ)

Ta có thể thấy gà Ri lai thương phẩm ngoài thị trường có giá trung bình khoảng 60.000 – 70.000 VNĐ/ 1 kg (ước tính trung bình 65.000/ 1kg) vậy với giá đó đàn 198 con (1,7 -2,1kg) với tổng cân nặng khoảng 377 kg (trùng bình 1,9kg/con). Như vậy tổng tiền xuất bán đàn gà là:

65.000×377= 24.500.000 (VNĐ)

Tỉ lệ sống như hiện tại là 99% tương đương với 198 con đến khi xuất bán sẽ có được lợi nhuận là: 24.500.000 - 16.732.000= 7.773.000 (VNĐ)

Kết luận: Nếu chăn nuôi gà Ri lai đúng kỹ thuật và quy trình chăn nuôi thì có thể mang lại lợi nhuận cao, hiệu quả kinh tế ổn định.

4.4. Phân tích đánh giá những thuận lợi khó khăn với công tác chăn nuôi

thú y tại trang trại

*Thuận lợi

- Trang trại trong gà Trung tâm Khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có khuôn viên rộng rãi xung quanh có tường bao xung quanh tạo một khu cách biệt, ngăn dịch bệnh phát tán vào trại, cơ sở vật chất trang thiết bị rất đảm bảo.

-Trang trại có đường giao thông thuận lợi, hệ thống điện nước bố trí hợp lý logic, nguồn nước ngầm đảm bảo vệ sinh và dồi dào. Dễ dàng điều khiển hệ thống điện nước mỗi khi cần thiết.

- Quản lý mầm bệnh từ bên ngoài có thể lây nhiễm vào trang trại qua các phương tiện và con người.

- Trại có các mô hình chăn nuôi theo quy trình giúp sinh viên có thể học tập, thực hành cũng như rèn luyện tay nghề về các kiến thức: chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý chuồng trại.

- Cơ sở hạ tầng khu nhà ở tiện nghi và phù hợp, trong trại có nhiều phòng ở và đầy đủ đồ dùng sinh hoạt cho sinh viên ở lại thực tập.

*Khó khăn

- Cơ sở vật chất trang thiết bị trong một thời gian dài sử dụng thì cũng không tránh khỏi những hỏng hóc.

- Đường ống bơm nước bị hỏng nên nhiều khi thiếu nước, các đường ống dẫn nước từ bể chứa nước xuống chuồng bị hỏng nên phải bơm nước thường xuyên (1-2 ngày/l lần) nên rất lãng phí nước.

- Trong trại còn có nhiều động vật gây hại, động vật phá hoại cơ sở vật chất (chuột, bọ…) cắn phá cám và chuồng trại gây ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi và kinh tế của trang trại. Thường có nhiều loài côn trùng và chim xâm nhập nên không tránh khỏi việc mang theo mầm bệnh từ những nơi khác đến.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trại gà Trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em đã gặt hái được rất nhiều kiến thức bổ ích có liên quan đến chăn nuôi gia cầm. Qua quá trình theo dõi và thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng và điều trị bệnh cho gà Ri lai (♂Ri x ♀Lương Phượng) theo phương thức nuôi nhốt chuồng hở em rút ra được một số kết luận như sau:

- Đàn gà Ri lai (♂Ri x ♀Lương Phượng) có khả năng sinh trưởng và phát triển cao, tỷ lệ nuôi sống đạt đến 99%.

chăn nuôi gà Ri lai đúng kỹ thuật và quy trình chăn nuôi thì có thể mang lại lợi nhuận cao, hiệu quả kinh tế ổn định.

- Với phương châm “ phòng bệnh hơn chữa bệnh ” chủ động phòng bệnh cho gà bằng vaccine kết hợp với vệ sinh khử trùng nên đàn vật nuôi có sức kháng bệnh khá tốt, tỉ lệ khỏi bệnh cao.

- Tỷ lệ mắc bệnh bạch lỵ và cầu trùng của đàn gà được điều trị với tỷ lệ khỏi cao tương ứng là 99,00%; 100%.

- Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh có thể áp dụng như với các gà lông màu khác. Gà có thể nuôi theo nhiều hình thức như: Nuôi nhốt hoàn toàn, bán chăn thả (nuôi thả vườn),… Dễ nuôi, ít bệnh tật, chuồng trại đơn giản, không cần phải đầu tư quá nhiều, các sản phẩm vật nuôi mang lại thơm ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng.

5.2. Đề nghị

-Trại gà cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc để tăng năng suất chăn nuôi.

- Có thể thử nuôi ở các hình thức khác như bán chăn thả, tận dụng diện tích vườn trống xung quanh trại. Đồng thời trồng thêm nhiều cây bóng mát hơn nữa để lấy bóng râm và tạo bầu không khí mát mẻ, trong lành cho gà vào mùa hè, tránh gió lùa mạnh.

-Tiếp tục theo dõi gà ở các mùa vụ, thời điểm khác nhau trong năm, với số gà lớn hơn để có những kết luận chính xác hơn, đưa ra biện pháp phòng trị bệnh thích hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thanh Sơn, Bùi Đức Lũng, Đoàn xuân Trúc (1999), Giáo trình chăn nuôi gia cầm hệ sau Đại học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.Tr 18,19.

2. Nguyễn Văn Thiện (1996), Thuật ngữ thống kê, di truyền, giống trong chăn

nuôi, Nxb Nông Nghiệp.

3. Trần Đình Miên, Hoàng Kim Đường (1992), Chọn và nhân giống gia súc,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 40, 41, 94, 99, 116.

4. Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Khanh và Nguyễn Quốc Đạt, (1999), “Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm và tính năng sản xuất của gà Tam Hoàng Jiangcun vàng”, tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm và động vật mới nhập 1989 - 1999, Nxb Nông nghiệp, tr.24 - 26, 132 – 133.

5. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Nguyễn Duy Hoan (2015), Giáo trình Chăn nuôi Gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 78, 147 - 148, 215.

6. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,Tr. 43-48, tr. 172 – 176.

7. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng Phạm Quang Hoán (2003), "Yêu cầu protein trong thức ăn hỗn hợp nuôi tách gà trống mái gà HV 85 từ 1 - 63 ngày tuổi" Thông tin gia súc gia cầm số 1 tháng 3/2003, trang 17, 29.

8. Nguyễn Duy Hoan (2010), Dinh dưỡng protein gia cầm. Nxb Đại học Thái Nguyên. Tr 142,144.

9. Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo (2008), “Năng suất và chất lượng thịt của gà Ri và con lai với gà Lương Phượng”, Viện chăn nuôi - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - số 22 - tháng 2- 2010.

10. Bùi Hữu Đoàn (2011) và Cs, thực hiện đề tài “ Nghiên cứu tổ hợp lai giữa

gà Hồ và gà Lương Phượng”.Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập 9, số

6: 941 – 947, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

11. Nguyễn Huy Đạt và cs (2006 - 2007). Công trình NCKHCN Chăn nuôi , Nxb Nông nghiệp, 2006, tr 39 – 50.

12. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001), Bệnh gia cầm, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1990), Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp.

14. Kolapxki N.A, Paskin P.I (1980), Bệnh cầu trùng ở gia súc gia cầm,

(Nguyễn Đình Chí dịch), Nxb Nông nghiệp.

15. Trần Văn Thăng (2017), Giáo trình chọn và nhân giống vật nuôi, trang 101- 102, 111 -114.

II. Tài liệu Tiếng Anh

16. Chanbers J. R. (1990), “Genetic of growth and meat production in chicken”, Poultry breeding and genetics, R. D. Cawforded Elsevier Amsterdam - Holland, pp. 627 - 628.

17. Jaap and Morris (1997), "Genetic differences in eight weeks of weight" Poultry Science 16, page 44, 48.

18. Wesh Bunr K. W. ET - AT (1992), “Influence of body weight on response to a heat stress environment”, World poultry congress, Vol. 2, pp. 53- 63. 19. Nir I. (2002), "Israel optimization of poultry diets in hot climates''.

Proceedibgs world Poultry congress, vol 2, pp. 71 - 75.

20. North M.O, bell P.D (1990). Commercial chicken production manual, (Fourth edition), Van Nostrand Reinhold, New York.

21. Pingel H. and Scheneider K, (1984). Effete of age and sex meat yidd and carcass composision of ducks geese and muscory ducks.

III. Tài liệu Internet

22. Kỹ thuật chăn nuôi gà hiệu quả, “ Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

gà cắn mổ nhau”, http://gionggiacam.com/Nguyen-nhan-va-bien-phap-

khac-phuc-ga-can-mo-long-nhau-muc45-tin.html, T8/2017.

23. Hiệp Trần, “Cho gà ăn cám ngô kết hợp làm cám viên, chăn nuôi gà sạch lãi cao”- Cẩm nang chăn nuôi, https://congtybinhquan.com/cho-ga-an- cam-ngo-ket-hop-lam-cam-vien-chan-nuoi-ga-sach-lai-cao.html,

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

Ảnh 1: Trung tâm khu Khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi

Ảnh 3: Gà con trong hộp mới về chuẩn bị cho vào quây úm

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)