Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 60 - 64)

PHẦN 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

4.2. Công tác phòng bệnh bằng vệ sinh sát trùng và phòng bệnh bằng thuốc và

4.2.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà

Trong quá trình trực tiếp chăm sóc đàn gà, em nhận thấy có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của gà. Trong đó, có 2 yếu tố tác động thường xuyên đó là thời tiết và vệ sinh thú y. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: Điều kiện chăm sóc,vaccine kém chất lượng, giống gà không tốt,…

Tiến hành mổ khám gà bị chết hoặc có biểu hiện không bình thường để kiểm tra bệnh tích của bệnh. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của gà: Gà ít đi lại, nằm gần rìa tường hoặc gần vị trí lò, ủ rũ, đi lại khó khăn (đi vài bước lại nằm xuống) kích thước nhỏ hơn bất thường so với những con khác, không có cảm giác nhanh nhẹn… đều là những biểu hiện của gà đang mắc bệnh (ở gà bé chú ý thêm lông, chân, lỗ huyệt).

Trong thời gian thực tập ở trại gà em đã nhận thấy việc làm đầy đủ vaccine đã góp phần ngăn chặn được mầm bệnh tác động lên đà gà, đàn gà đã được làm các vaccine phòng bệnh như: Lasota, Gumboro, ND-IB, Pox,…nên các bệnh này hầu như được phòng tốt, tỷ lệ đạt gần 100%. Tuy nhiên không

thể tránh khỏi hoàn toàn mầm bệnh, ở trại cũng đã phát hiện một số bệnh khác và đã điều trị như sau:

* Bệnh cầu trùng

- Nguyên nhân: Do cầu trùng thuộc giống Eimeria gây ra. Gà từ 9 - 10 ngày tuổi bắt đầu mắc bệnh nhưng tỷ lệ nhiễm cao nhất là từ 15 đến 45 ngày tuổi. Gà bị nhiễm do nuốt phải noãn nang cầu trùng có trong thức ăn, nước uống. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào vụ xuân hè khi thời tiết thất thường, nóng ẩm.

- Phương thức truyền lây:

+ Những gà bị bệnh cầu trùng hoặc những gà đã khỏi bệnh nhưng còn mang trùng, bài thải trứng cầu trùng theo phân ra nên chuồng, là nguồn gốc lây lan bệnh trong trại.

+ Trứng cầu trùng trên nền chuồng sẽ nhiễm vào thức ăn, nước uống, khi gà ăn thức ăn có trứng cầu trùng chúng sẽ đi vào ruột gà và gây bệnh.

- Triệu chứng: Khi gà bị bệnh thường xuyên ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, xù lông, cách xõa, chậm chạp, phân dính xung quanh hậu môn, phân loãng, sệt, có màu socola hoặc đen như bùn. Bệnh thường có 2 dạng là cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non.

Bệnh cầu trùng ở manh tràng: Bệnh thường xảy ra lúc gà từ 3 đến 7 tuần tuổi (là phổ biến). Phân sệt có màu đỏ nâu, phân gà sáp hoặc có màu tươi.

Bệnh cầu trùng ở ruột non (tá tràng): Phổ biến ở gà giò, gà bị viêm ruột, tiêu chảy thất thường, phân có lẫn máu màu nâu sậm (phân gà sáp), có khi thấy máu tươi.

-Bệnh tích:

+ Bệnh cầu trùng tá tràng: Tá tràng sưng to thành ruột dày cộm lên và thấy rõ những chấm trắng, ruột phình to lên từng đoạn khác thường. Ở thể kết hợp thì ở cả manh tràng và tá tràng đều sưng to và có màu đỏ sậm.

- Phòng bệnh:

+ Giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ sát trùng thường xuyên + Sau mỗi lứa gà nên để trống chuồng một thời gian, nền chuồng được quét vôi hay xi măng đặc

+ Chủ động phòng bệnh bằng thuốc và vaccine… -Điều trị:

+ Diclasol Hi (Diclazuril): Liều dùng 0.2ml/10kg thể trọng uống liên tục trong 3 ngày

+ Vitamin K: Tác dụng cầm máu, liều dùng 100g/ 150-200l nước dùng cho 800-1000kg TT/ ngày.

+ Hạ sốt: Pha nước cho uống.

Sau 4 ngày điều trị gà trở lại bình thường, không có các triệu trứng trên.

* Bệnh Bạch lỵ

Lúc đầu gà con tuy ăn uống bình thường nhưng chúng chậm lớn, bụng nặng (xệ bụng), ỉa phân sền sệt màu trắng hoặc loãng trắng. Sau vài ngày phân trắng khô bám đầy và bịt kín hậu môn làm cho gà không đi ra ngoài được, khi đó gà bị chướng hơi, đầy bụng (bụng căng chướng), gà kém ăn, ủ rũ rồi chết, một số khác khớp bị sưng to. Khi gà được 15 – 20 ngày tuổi, mặc dù gà đã khỏi bệnh nhưng gà mang trùng có một số con có triệu chứng què quặt và thần kinh, do vi khuẩn viêm khớp và não. Gà lớn thấy hiện tượng tiêu chảy phân trắng, phớt vàng.

- Bệnh tích: Khi mổ khám nhận thấy ở gà con gây hoại tử đinh ghi ở

gan và viêm túi lòng đỏ làm túi lòng đỏ chuyển thành màu xanh và cứng lại (nếu bệnh xảy ra ở gà dưới 10 ngày tuổi ta còn thấy thêm lòng đỏ trứng chưa

tiêu hết). Gan sưng to, bầm thâm, đôi khi có nét li ti màu trắng xám (màu trắng ghi) do bị hoạt tử.

- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Gram âm có tên là Salmonella pullorum gây nên. Gà con có thể bị nhiễm Salmonella phôi, từ thức ăn nước uống.

- Phương thức truyền lây: có 2 con đường truyền bệnh + Bệnh truyền dọc từ bố mẹ sang con qua trứng.

+ Bệnh truyền ngang do tiếp xúc trực tiếp giữa con ốm, con khỏi ốm mang trùng và gián tiếp qua dụng cụ, chuồng trại, ủng, giày dép, quần áo công nhân bị nhiễm trùng (mầm bệnh có khả năng sống trong đất một năm).

-Phòng bệnh:

+ Chọn giống gà con từ cơ sở uy tín

+ Cách li con ốm ra riêng nơi khác, tránh tiếp xúc với đàn + Tiêu độc, khử trùng định kỳ chuồng trại, ủng, đồ dùng,…

-Điều trị: Amoxtin AC (Amoxicillin): liều dùng 1g/20-25kg thể trọng uống liên tục 4-5 ngày. Kết hợp cho uống giải độc gan thận.

Bảng 4.6. Kết quả trị bệnh trên đàn gà Bệnh Số con điều trị (con) Số con khỏi (%) Số con chết (con) Tỷ lên khỏi (%) Tỷ lệ chết (%) Bệnh thương hàn(Bạch lỵ) 200 198 2 99 1 Cầu trùng 198 198 0 100 0

Qua bảng 4.7 ta thấy kết quả điều trị bệnh bạch lị ở trên đàn gà có số con khỏi đạt 99% (số con chết là 2 chỉ chiếm 1%). Bệnh cầu trùng số con khỏi là 100% và tỉ lệ chết là 0% là do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đã phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. Qua kết quả trên ta có thể thấy sức đề kháng của gà Ri lai khá tốt và tỉ lệ sống cao.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 60 - 64)