PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề
2.2.4. Đặc điểm sinh lí hô hấp
Trong quá trình trao đổi chất, mô bào tiêu hao oxy và các chất dinh dưỡng, sinh ra CO2 và các sản vật khác. Quá trình tiêu hao O2, và sinh CO2,
trong tế bào gọi là "hô hấp mô bào". Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với ngoại cảnh là hô hấp phổi, ở động vật đơn bào, tế bào trao đổi chất khí trực tiếp với ngoại cảnh. Động vật đa bào trao đổi chất khí phải nhờ các cơ quan hô hấp. Côn trùng có hệ thống khí quản phân bố toàn thân, còn ở động vật cao đẳng thì có phổi.
Cấu trúc cơ quan hô hấp của gia cầm có những đặc điểm khác với gia súc. Xoang mũi được phát triển từ xoang miệng sơ cấp ở ngày ấp thứ 7. Xoang mũi ngắn, chia ra 2 phần: Phần xương và phần sụn. Xoang mũi nằm ở mỏ trên.
Phổi và phế quản được hình thành từ các nếp gấp ống hầu ổ cuối khí quản vào ngày ấp thứ 4, ở ngày ấp thứ 5 xuất hiện túi phổi có màu dạng phế quản, ở ngày ấp thứ 9 phổi đang phát triển và chia ra mạng lưới phế quản, ở phần cuối của nó hình thành các ống hô hấp. Phổi của gia cầm màu đỏ tươi, cấu trúc xốp, có dạng bọc nhỏ kéo dài, ít đàn hồi. Phổi nằm ở xoang ngực phía trục xương sổng từ trục xương sườn thứ nhất đến mép trước của thận. Trọng lượng của phổi vào khoảng 1/180 thể trọng gia cầm, phụ thuộc vào tuổi và loài: Ngỗng trưởng thành – 30g, gà tây – 25g, vịt 20g, gà – 9g. Chức năng chính của phổi là làm nhiệm vụ trao đổi khí.
Túi khí là tổ chức mỏng bên trong chứa đầy khí (hình 2.2). Các túi khí là sự mỏ rộng và tiếp dài của phế quản. Phía ngoài các túi khí được bao bọc bởi màng thanh dịch với các sợi mô liên kết, bên trong có niêm mạc với biểu mô rung. Cơ thể gia cầm có 9 túi khí chính, trong đó có 4 đôi xếp đối xứng, còn một túi khí đơn. Các đôi túi khí xếp đối xứng là đôi túi khí xương đòn, đôi túi khí ngực trước, đôi túi khí ngực sau, đôi túi khí bụng. Túi khí đơn là túi khí cổ. Các túi khí chia ra làm 2 loại: một loại chứa khí hít vào (đôi túi bụng, đôi túi khí ngực sau) và một loại chứa khí thở ra (đôi túi khí ngực trước, đôi túi khí xương đòn và túi khí cổ). Cơ chế hô hấp gồm động tác hít vào và động tác thở ra. Tần số hô hấp dao động trong khoảng rất lớn, nó phụ thuộc vào loài, tuổi, sức sản xuất, trạng thái sinh lý của gia cầm và điều kiện thức ăn, nuôi dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không khí. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, tần số hô hấp tương đối ổn định. Gia cầm càng lớn thì tần số hô hấp càng nhỏ. Chim tước có tần số hô hấp là 90 - 120 trong một phút, còn ở ngỗng là 20 - 40, gà tây 15 - 20, bồ nông 4. Ban đêm tần số hô hấp giảm chậm xuống 30 - 40% (Nguyễn Duy Hoan, 1998 [6]).
Bảng 2.2. Tần số hô hấp trong một phút của một số loài gia cầm Loài gia cầm Gia cầm trưởng thành Gia cầm non Loài gia cầm Gia cầm trưởng thành Gia cầm non
4-20 ngày > 20 ngày
Gà 25-45 30-40 27-25
Vịt 25-40 45-25 42-20
Ngỗng 25-40 45-25 40-20
Gà tây 15-20 30-20 26-15
Nếu nhiệt độ tăng tới 37°C thì nhịp thở của gà lên tới 150 lần trong một phút.
Để xác định vai trò hô hấp của các túi khí, người ta dùng phương pháp chọc thủng các túi khí rồi tính toán lượng khí hô hấp. Nếu chọc thủng 2 túi khí bụng thì lượng khí hít vào sẽ giảm xuống khoảng 15%, còn nếu chọc thủng 4 túi khí ngực thì giảm tới 29%. Như vậy 4 túi khí ngực chứa lượng khí nhiều hơn 2 túi khí bụng, mặc dù 2 túi khí bụng có dung tích lớn hơn tới 2 lần. Nếu chọc thủng túi khí xương đòn thì lượng khí hít vào thay đổi không đáng kể. Nếu phá hủy toàn bộ các túi khí thì lượng khí hít vào giảm đi một nửa. Vai trò quan trọng của các túi khí ở gia cầm là tham gia tích cực trong quá trình hô hấp và trao đổi nhiệt trong cơ thể. Khi hít khí lạnh vào làm cho cơ thể chống được sự tăng nhiệt độ của cơ thể. Các túi khí còn là điểm tựa cho các cơ quan khác. Các túi khí giúp cho sự thăng bằng trong khi bay và giảm tần số hô hấp tới mức tối thiểu. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như bài tiết phân.
Bảng 2.3. Nhu cầu O2 và lượng CO2 thải ra sau một 1 giờ tính trên lkg thể trọng của các loại gà như sau
Nhu cầu O2 (lít) CO2 thải ra (lít)
Gà con 1-20 ngày tuổi 2-2,4 1,4-1,6
Gà dò 21-150 ngày tuổi 1-1,8 0,7-1,2
Gà đẻ 0,8-1,6 0,6-1,0
Trong thời gian ngủ quá trình trao đổi chất nói chung giảm xuống 50%. Trong thời gian hoạt động mạnh (bay, chạy, nhảy...) quá trình trao đổi chất tăng lên và mức độ trao đổi khí tăng lên 60 - 100% (Nguyễn Duy Hoan, 1998 [6]).
Hiện nay phần lớn các bệnh gặp trên gia cầm thường là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và hô hấp như: Viêm ruột hoạt tử, Salmonella, E Coli, CRD,... Vì vậy, nắm được những đặc điểm cơ thể nói chung và về tiêu hóa, hô hấp nói riêng là vô cùng quan trọng để quá trình chăn nuôi thuận lợi,
đàn vật nuôi khỏe mạnh, hạn chế tối đa số con bị nhiễm bệnh, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.