Lịch vaccine phòng bệnh cho gà thịt

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 58)

(lâu hơn càng tốt). Phát cỏ dại xung quanh chuồng trại, thông cống rãnh rồi đổ vôi bột vào),…

Ngoài công tác chăm sóc trực tiếp nuôi dưỡng gà em còn tham gia một số công tác khác tại trại: Chặt cỏ cho dê, phát cỏ dại cho vườn cỏ voi, làm cỏ cho vườn bưởi, phát cỏ xung quanh trại bằng máy cắt cỏ, phun thuốc muỗi, dọn dẹp vệ sinh khu nhà ở,…

4.2.2. Công tác phòng bệnh bằng vaccine

Tùy theo tình hình dịch tễ tại các địa phương mà có lịch phòng vaccine khác nhau. Thực hiện công tác phòng bệnh bằng vaccine chúng em đã làm vắc xin đối với đàn gà Ri lai theo lịch như sau:

Bảng 4.4. Lịch vaccine phòng bệnh cho gà thịt Ngày Ngày tuổi Tên vaccine Phòng bệnh Liều lượng Phương pháp

5 Lasota Newcastle 1 giọt/con Nhỏ mắt 10 Gumboro Gumboro 1 giọt/con Nhỏ miệng 18 Gumboro Gumboro 1 giọt/con Nhỏ miệng

21 Pox Đậu Chủng Chủng cánh

28 ILT Viêm thanh khí

quản truyền nhiễm 1 giọt/con Nhỏ mũi 40 ND-IB

Newcastle(ND) Viêm phế quản truyền nhiễm (IB)

Tiêm

0.25ml/con Tiêm dưới da cổ Việc làm đầy đủ vacine theo lịch là biện pháp chủ động tích cực, giúp đàn gà được bảo hộ tốt nhất trước các mầm bệnh.

Để vaccine có hiệu quả tốt thì vaccine cầm đảm bảo các điều sau: - Vaccine phải có nhãn mác, xuất xứ rõ dàng và còn thời hạn sử dụng.

- Vaccine khi vận chuyển và bảo quản phải được để mát đảm bảo nhiệt độ thích hợp.

- Thời gian làm vaccine phải là lúc trời mát có thể là sáng sớm hoặc buổi tối.

- Vaccine tùy theo loại mà phải pha đúng cách và đúng liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Thời gian làm vaccine không quá 2 giờ.

Cách sử dụng vaccine

* Pha và chủng vắc xin lasota

- Lấy 3 ml nước vào lọ nhỏ giọt (đã cắt lỗ nhỏ giọt): Đếm tổng số giọt, chia cho 3 để tính 1 ml được bao nhiêu giọt.

- Tính lượng dung dịch pha đủ cho 100 giọt = 100 liều là bao nhiêu ml. - Pha xong, lắc đều, nhỏ vào 1 bên mắt gà con, mỗi con 1 giọt (tất cả 1 bên).

* Pha và chủng vắc xin gumboro

- Lấy 3 ml nước vào lọ nhỏ giọt (đã cắt lỗ nhỏ giọt): Đếm tổng số giọt, chia cho 3 để tính 1 ml được bao nhiêu giọt.

- Tính lượng dung dịch pha đủ cho 400 giọt = 100 liều là bao nhiêu ml. - Pha xong, lắc đều, nhỏ miệng gà con, mỗi con 4 giọt.

* Pha và chủng vắc xin đậu

- Chuẩn bị bút/kim chủng đậu

- Lọ đựng dung dịch đậu để chấm bút/kim chủng đậu.

- Lấy 0,5 ml dung dịch vắc xin pha với lọ vắc xin đậu (100 liều).

- Chấm bút/kim chủng đậu vào lọ dung dịch đậu rồi chọc xiên qua màng cánh của gà (nên chủng tất cả 1 bên để dễ kiểm tra).

Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng vaccine cho đàn gà Loại vaccine Phòng bệnh Số con tiêm, nhỏ (con) Số con an toàn (con) Tỷ lệ (%) 1.Lasota Newcastle 200 200 100 2.Gumboro Gumboro 198 198 100

3.Fowl Pox Đậu 198 198 100

4.ILT Viêm thanh khí quản

truyền nhiễm 198 198 100

5.ND-IB Newcastle(ND) + Viêm

phế quản TN (IB) 198 198 100

Quá trình phòng bệnh bằng vaccine ở đàn gà đạt tỷ lệ số con an toàn với tỷ lệ trung bình của quá trình tiêm phòng đàn gà Ri lai đạt mức an toàn 100%.

4.2.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà

Trong quá trình trực tiếp chăm sóc đàn gà, em nhận thấy có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của gà. Trong đó, có 2 yếu tố tác động thường xuyên đó là thời tiết và vệ sinh thú y. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: Điều kiện chăm sóc,vaccine kém chất lượng, giống gà không tốt,…

Tiến hành mổ khám gà bị chết hoặc có biểu hiện không bình thường để kiểm tra bệnh tích của bệnh. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của gà: Gà ít đi lại, nằm gần rìa tường hoặc gần vị trí lò, ủ rũ, đi lại khó khăn (đi vài bước lại nằm xuống) kích thước nhỏ hơn bất thường so với những con khác, không có cảm giác nhanh nhẹn… đều là những biểu hiện của gà đang mắc bệnh (ở gà bé chú ý thêm lông, chân, lỗ huyệt).

Trong thời gian thực tập ở trại gà em đã nhận thấy việc làm đầy đủ vaccine đã góp phần ngăn chặn được mầm bệnh tác động lên đà gà, đàn gà đã được làm các vaccine phòng bệnh như: Lasota, Gumboro, ND-IB, Pox,…nên các bệnh này hầu như được phòng tốt, tỷ lệ đạt gần 100%. Tuy nhiên không

thể tránh khỏi hoàn toàn mầm bệnh, ở trại cũng đã phát hiện một số bệnh khác và đã điều trị như sau:

* Bệnh cầu trùng

- Nguyên nhân: Do cầu trùng thuộc giống Eimeria gây ra. Gà từ 9 - 10 ngày tuổi bắt đầu mắc bệnh nhưng tỷ lệ nhiễm cao nhất là từ 15 đến 45 ngày tuổi. Gà bị nhiễm do nuốt phải noãn nang cầu trùng có trong thức ăn, nước uống. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào vụ xuân hè khi thời tiết thất thường, nóng ẩm.

- Phương thức truyền lây:

+ Những gà bị bệnh cầu trùng hoặc những gà đã khỏi bệnh nhưng còn mang trùng, bài thải trứng cầu trùng theo phân ra nên chuồng, là nguồn gốc lây lan bệnh trong trại.

+ Trứng cầu trùng trên nền chuồng sẽ nhiễm vào thức ăn, nước uống, khi gà ăn thức ăn có trứng cầu trùng chúng sẽ đi vào ruột gà và gây bệnh.

- Triệu chứng: Khi gà bị bệnh thường xuyên ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, xù lông, cách xõa, chậm chạp, phân dính xung quanh hậu môn, phân loãng, sệt, có màu socola hoặc đen như bùn. Bệnh thường có 2 dạng là cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non.

Bệnh cầu trùng ở manh tràng: Bệnh thường xảy ra lúc gà từ 3 đến 7 tuần tuổi (là phổ biến). Phân sệt có màu đỏ nâu, phân gà sáp hoặc có màu tươi.

Bệnh cầu trùng ở ruột non (tá tràng): Phổ biến ở gà giò, gà bị viêm ruột, tiêu chảy thất thường, phân có lẫn máu màu nâu sậm (phân gà sáp), có khi thấy máu tươi.

-Bệnh tích:

+ Bệnh cầu trùng tá tràng: Tá tràng sưng to thành ruột dày cộm lên và thấy rõ những chấm trắng, ruột phình to lên từng đoạn khác thường. Ở thể kết hợp thì ở cả manh tràng và tá tràng đều sưng to và có màu đỏ sậm.

- Phòng bệnh:

+ Giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ sát trùng thường xuyên + Sau mỗi lứa gà nên để trống chuồng một thời gian, nền chuồng được quét vôi hay xi măng đặc

+ Chủ động phòng bệnh bằng thuốc và vaccine… -Điều trị:

+ Diclasol Hi (Diclazuril): Liều dùng 0.2ml/10kg thể trọng uống liên tục trong 3 ngày

+ Vitamin K: Tác dụng cầm máu, liều dùng 100g/ 150-200l nước dùng cho 800-1000kg TT/ ngày.

+ Hạ sốt: Pha nước cho uống.

Sau 4 ngày điều trị gà trở lại bình thường, không có các triệu trứng trên.

* Bệnh Bạch lỵ

Lúc đầu gà con tuy ăn uống bình thường nhưng chúng chậm lớn, bụng nặng (xệ bụng), ỉa phân sền sệt màu trắng hoặc loãng trắng. Sau vài ngày phân trắng khô bám đầy và bịt kín hậu môn làm cho gà không đi ra ngoài được, khi đó gà bị chướng hơi, đầy bụng (bụng căng chướng), gà kém ăn, ủ rũ rồi chết, một số khác khớp bị sưng to. Khi gà được 15 – 20 ngày tuổi, mặc dù gà đã khỏi bệnh nhưng gà mang trùng có một số con có triệu chứng què quặt và thần kinh, do vi khuẩn viêm khớp và não. Gà lớn thấy hiện tượng tiêu chảy phân trắng, phớt vàng.

- Bệnh tích: Khi mổ khám nhận thấy ở gà con gây hoại tử đinh ghi ở

gan và viêm túi lòng đỏ làm túi lòng đỏ chuyển thành màu xanh và cứng lại (nếu bệnh xảy ra ở gà dưới 10 ngày tuổi ta còn thấy thêm lòng đỏ trứng chưa

tiêu hết). Gan sưng to, bầm thâm, đôi khi có nét li ti màu trắng xám (màu trắng ghi) do bị hoạt tử.

- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Gram âm có tên là Salmonella pullorum gây nên. Gà con có thể bị nhiễm Salmonella phôi, từ thức ăn nước uống.

- Phương thức truyền lây: có 2 con đường truyền bệnh + Bệnh truyền dọc từ bố mẹ sang con qua trứng.

+ Bệnh truyền ngang do tiếp xúc trực tiếp giữa con ốm, con khỏi ốm mang trùng và gián tiếp qua dụng cụ, chuồng trại, ủng, giày dép, quần áo công nhân bị nhiễm trùng (mầm bệnh có khả năng sống trong đất một năm).

-Phòng bệnh:

+ Chọn giống gà con từ cơ sở uy tín

+ Cách li con ốm ra riêng nơi khác, tránh tiếp xúc với đàn + Tiêu độc, khử trùng định kỳ chuồng trại, ủng, đồ dùng,…

-Điều trị: Amoxtin AC (Amoxicillin): liều dùng 1g/20-25kg thể trọng uống liên tục 4-5 ngày. Kết hợp cho uống giải độc gan thận.

Bảng 4.6. Kết quả trị bệnh trên đàn gà Bệnh Số con điều trị (con) Số con khỏi (%) Số con chết (con) Tỷ lên khỏi (%) Tỷ lệ chết (%) Bệnh thương hàn(Bạch lỵ) 200 198 2 99 1 Cầu trùng 198 198 0 100 0

Qua bảng 4.7 ta thấy kết quả điều trị bệnh bạch lị ở trên đàn gà có số con khỏi đạt 99% (số con chết là 2 chỉ chiếm 1%). Bệnh cầu trùng số con khỏi là 100% và tỉ lệ chết là 0% là do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đã phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. Qua kết quả trên ta có thể thấy sức đề kháng của gà Ri lai khá tốt và tỉ lệ sống cao.

4.3. Khả năng thu nhận thức ăn và hiệu quả kinh tế đem lại

Chúng em ngoài thực hiện cân gà còn tính toán khối lượng thức ăn theo từng tuần. Từ đó có thể hạch toán được chi phí bỏ ra cho từng lứa gà và tính được lãi suất của đàn gà khi được xuất bán.

Bảng 4.7. Lượng thức ăn tiêu thụ trong 12 tuần tuổi Tuần Tuần

tuổi

Lượng thức ăn tiêu thụ Loại thức ăn (cám) g/con/ngày g/con/tuần 1 8 63 FarmGold 825 2 20 140 FarmGold 825 3 33 231 FarmGold 826 4 42 294 FarmGold 826 5 54 378 F501 6 63 441 F501 7 76 532 F501 8 91 637 F501 9 108 756 F501 10 126 882 F501 11 145 1015 F501 12 164 1148 F501 Tổng 931 6517

Dựa vào việc tính toán lượng thức ăn rõ ràng theo nhu cầu dinh dưỡng của đàn gà mà từ đó có thể hạch toán được chi phí cũng như tính được lãi suất sau khi xuất bán.

Bảng 4.8. Chi phí chăn nuôi gà từ 0-12 tuần tuổi

Tên Đơn giá

(VNĐ) Số lượng Thành tiền (VNĐ) 1. Giống (con) 8.000 200 1.600.000 2. Thức ăn của gà úm (kg) 11.200 86,8 972.160 3. Thức ăn gà sau úm (kg) 9.600 1.204,4 11.560.000 4. Thú y 6.000 200 1.200.000

5. Tiện nghi (điện nước, chất

độn,…) 7.000 200 1.400.000

6. Tổng 16.732.000

Tổng chi phí chăn nuôi của đàn gà thịt (Ri lai) từ lúc bắt đầu nhập gà cho đến 12 tuần tuổi hết khoảng 16.732.000 (VNĐ)

Ta có thể thấy gà Ri lai thương phẩm ngoài thị trường có giá trung bình khoảng 60.000 – 70.000 VNĐ/ 1 kg (ước tính trung bình 65.000/ 1kg) vậy với giá đó đàn 198 con (1,7 -2,1kg) với tổng cân nặng khoảng 377 kg (trùng bình 1,9kg/con). Như vậy tổng tiền xuất bán đàn gà là:

65.000×377= 24.500.000 (VNĐ)

Tỉ lệ sống như hiện tại là 99% tương đương với 198 con đến khi xuất bán sẽ có được lợi nhuận là: 24.500.000 - 16.732.000= 7.773.000 (VNĐ)

Kết luận: Nếu chăn nuôi gà Ri lai đúng kỹ thuật và quy trình chăn nuôi thì có thể mang lại lợi nhuận cao, hiệu quả kinh tế ổn định.

4.4. Phân tích đánh giá những thuận lợi khó khăn với công tác chăn nuôi

thú y tại trang trại

*Thuận lợi

- Trang trại trong gà Trung tâm Khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có khuôn viên rộng rãi xung quanh có tường bao xung quanh tạo một khu cách biệt, ngăn dịch bệnh phát tán vào trại, cơ sở vật chất trang thiết bị rất đảm bảo.

-Trang trại có đường giao thông thuận lợi, hệ thống điện nước bố trí hợp lý logic, nguồn nước ngầm đảm bảo vệ sinh và dồi dào. Dễ dàng điều khiển hệ thống điện nước mỗi khi cần thiết.

- Quản lý mầm bệnh từ bên ngoài có thể lây nhiễm vào trang trại qua các phương tiện và con người.

- Trại có các mô hình chăn nuôi theo quy trình giúp sinh viên có thể học tập, thực hành cũng như rèn luyện tay nghề về các kiến thức: chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý chuồng trại.

- Cơ sở hạ tầng khu nhà ở tiện nghi và phù hợp, trong trại có nhiều phòng ở và đầy đủ đồ dùng sinh hoạt cho sinh viên ở lại thực tập.

*Khó khăn

- Cơ sở vật chất trang thiết bị trong một thời gian dài sử dụng thì cũng không tránh khỏi những hỏng hóc.

- Đường ống bơm nước bị hỏng nên nhiều khi thiếu nước, các đường ống dẫn nước từ bể chứa nước xuống chuồng bị hỏng nên phải bơm nước thường xuyên (1-2 ngày/l lần) nên rất lãng phí nước.

- Trong trại còn có nhiều động vật gây hại, động vật phá hoại cơ sở vật chất (chuột, bọ…) cắn phá cám và chuồng trại gây ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi và kinh tế của trang trại. Thường có nhiều loài côn trùng và chim xâm nhập nên không tránh khỏi việc mang theo mầm bệnh từ những nơi khác đến.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trại gà Trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em đã gặt hái được rất nhiều kiến thức bổ ích có liên quan đến chăn nuôi gia cầm. Qua quá trình theo dõi và thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng và điều trị bệnh cho gà Ri lai (♂Ri x ♀Lương Phượng) theo phương thức nuôi nhốt chuồng hở em rút ra được một số kết luận như sau:

- Đàn gà Ri lai (♂Ri x ♀Lương Phượng) có khả năng sinh trưởng và phát triển cao, tỷ lệ nuôi sống đạt đến 99%.

chăn nuôi gà Ri lai đúng kỹ thuật và quy trình chăn nuôi thì có thể mang lại lợi nhuận cao, hiệu quả kinh tế ổn định.

- Với phương châm “ phòng bệnh hơn chữa bệnh ” chủ động phòng bệnh cho gà bằng vaccine kết hợp với vệ sinh khử trùng nên đàn vật nuôi có sức kháng bệnh khá tốt, tỉ lệ khỏi bệnh cao.

- Tỷ lệ mắc bệnh bạch lỵ và cầu trùng của đàn gà được điều trị với tỷ lệ khỏi cao tương ứng là 99,00%; 100%.

- Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh có thể áp dụng như với các gà lông màu khác. Gà có thể nuôi theo nhiều hình thức như: Nuôi nhốt hoàn toàn, bán chăn thả (nuôi thả vườn),… Dễ nuôi, ít bệnh tật, chuồng trại đơn giản, không cần phải đầu tư quá nhiều, các sản phẩm vật nuôi mang lại thơm ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng.

5.2. Đề nghị

-Trại gà cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc để tăng năng suất chăn nuôi.

- Có thể thử nuôi ở các hình thức khác như bán chăn thả, tận dụng diện tích vườn trống xung quanh trại. Đồng thời trồng thêm nhiều cây bóng mát hơn nữa để lấy bóng râm và tạo bầu không khí mát mẻ, trong lành cho gà vào mùa hè, tránh gió lùa mạnh.

-Tiếp tục theo dõi gà ở các mùa vụ, thời điểm khác nhau trong năm, với số gà lớn hơn để có những kết luận chính xác hơn, đưa ra biện pháp phòng trị bệnh thích hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thanh Sơn, Bùi Đức Lũng, Đoàn xuân Trúc (1999), Giáo trình chăn nuôi gia cầm hệ sau Đại học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.Tr 18,19.

2. Nguyễn Văn Thiện (1996), Thuật ngữ thống kê, di truyền, giống trong chăn

nuôi, Nxb Nông Nghiệp.

3. Trần Đình Miên, Hoàng Kim Đường (1992), Chọn và nhân giống gia súc,

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)