Chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 49 - 55)

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

3.4. Phương pháp thực hiện

3.4.5. Chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà

* Nhiệt độ và độ ẩm

Giai đoạn úm gà yếu tố nhiệt độ rất quan trọng và đặc biệt là trong 10 ngày đầu rất quan trọng vì gà con cần được đảm bảo ở trong điều kiện sống tối ưu. Luôn kiểm tra đảm bảo nhiệt độ trong chuồng nuôi, nếu không đảm bảo nhiệt độ sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng đàn gà sau này như làm gà ăn kém, tụm lại một chỗ, dễ mắc bệnh, nhiệt cao quá gây mất nước ảnh hưởng sức khỏe đàn gà… Chính vì vậy, em luôn thường xuyên quan sát tình trạng đàn gà (khi thấy tản ra xung quanh đồng thời thở hổn hển uống nhiều nước thì cần điều chỉnh lại nhiệt độ xuống do gà đang bị thừa nhiệt, nếu như thấy đàn gà tụm lại dưới bóng đèn là do nhiệt độ chuồng không đủ và đàn gà đang lạnh nên cần phải tăng cường bóng nhiệt và nhiệt độ cho phù hợp) để gà không bị nóng hoặc lạnh, chú ý để nhiệt độ trong chuồng nuôi ở ngưỡng phù hợp, ô úm, máng uống, bạt che đều được điều chỉnh phù hợp theo tuổi gà (độ lớn của gà), ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường để gà có tình trạng sức khỏe tốt nhất.

Bảng 3.1. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp Ngày tuổi Nhiệt độ (oC) Ngày tuổi Nhiệt độ (oC)

1-2 34-35 2-4 33-34 4-5 32-33 5-6 31-32 6-7 30-31 8-10 29-30 10-21 26-28 >35 NGÀY 24-25

Ngoài nhiệt độ thì ẩm độ cũng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đàn gà. Ẩm độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn gà. Độ ẩm quá cao, độ thông thoáng kém sẽ khiến gà dễ bị hen.

Độ ẩm quá thấp nền trấu quá khô có thể tạo ra nhiều bụi không khí, khiến gà bị đau mắt; nếu độ ẩm thấp cùng với nhiệt độ cao làm cho thời tiết khô hanh, khó chịu, cản trở quá trình hô hấp và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng cho gà. Độ ẩm thích hợp là trong khoảng 65 – 75%.

* Chế độ chiếu sáng

Ở giai đoạn úm gà, gà cần nhiều ánh sáng để phát triển do đó chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này thường lớn (từ 1-3 tuần đầu thời gian chiếu sáng 24/24h; từ 4-6 tuần giảm dần thời gian chiếu sáng, ban đêm tắt điện 1 khoảng thời gian tập cho gà làm quen khi mà mất điện đột ngột thì gà sẽ không đè lên nhau gây chết gà; sau 6 tuần tuổi thì chế độ chiếu sáng tự nhiên) Tuy nhiên khi gà lớn thì chế độ chiếu sáng cần ít đi. Vì ánh sáng mạnh sẽ kích thích gà vận động làm giảm khả năng tích lũy của gà, do đó phải giảm ánh sáng để gà tăng trưởng nhanh hơn, và tránh hiện tượng gà mổ nhau.

* Thức ăn và nước uống

- Ở mỗi giai đoạn và tuần tuổi khác nhau nhu cầu đáp ứng dinh dưỡng cho gà cũng khác nhau. Gà sử dụng thức ăn hỗn hợp theo giai đoạn. Chuyển dần loại thức ăn khi chuyển giai đoạn bằng cách trộn lẫn 2 loại theo tỷ lệ tăng dần thức ăn mới từ 25%, 50%, 75% rồi 100%. Thường xuyên vệ sinh và điều chỉnh máng ăn (gờ miệng máng ngang lưng gà, thức ăn không quá 1/3 chiều cao gờ miệng máng) để hạn chế rơi vãi thức ăn và nhiễm bẩn.

- Nước uống cho gà yêu cầu phải là nước sạch.Tuyệt đối không cho gà uống nước bẩn ở các vũng nước đọng và nước thải từ các nguồn khác. Lượng nước uống cần phải cung cấp đủ cho gà. Việc thiếu nước sẽ dẫn đến giảm tăng trưởng ở gà. Đặc biệt, nếu hết nước trong thời gian dài gà có thể sẽ bị chết. Cách tốt nhất là luôn theo dõi và kiểm tra gà có đủ nước không bằng cách kiểm tra diều. Nếu diều chắc, cứng thì chứng tỏ gà thiếu nước. Nếu diều mềm có thức ăn là đủ nước. Nếu diều mềm toàn nước thì có thể do nhiệt độ cao gà uống nhiều nước vì vậy cần điều chỉnh nhiệt độ lại cho phù hợp.

-Điều chỉnh độ cao của máng ăn và gallon nước cho phù hợp với độ cao của gà để gà có thể ăn, uống dễ dàng và thoải mái.

-Thực hiện bổ sung máng ăn, máng uống theo độ tuổi của gà và đồng thời thực hiện nới cót quây dãn đàn sau các tuần đảm bảo đàn gà được thoải mái.

Bảng 3.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho gà (giai đoạn từ 1 – 28 ngày tuổi)

Thức ăn hỗn hợp Farm Gold 825, cho gà thịt (1 ngày - 14 ngày tuổi)

Độ ẩm (max) 14%

Protein thô (min) 21%

Năng lượng trao đổi (min) 3000kcal/kg

Xơ thô (max) 5,0%

Canxi (min-max) 0,35 - 1,3%

P tổng số (min-max) 0,5 - 1,5%

Lysine tổng số (min) 1,2%

Methyonine+Cystine tổng số (min) 0,75%

Thức ăn hỗn hợp Farm Gold 826, cho gà thịt (15 ngày - 28 ngày tuổi)

Độ ẩm (max) 14%

Protein thô (min) 19%

Năng lượng trao đổi (min) 3000kcal/kg

Xơ thô (max) 6,0%

Canxi (min-max) 0,35 - 1,4%

P tổng số (min-max) 0,6 - 1,5%

Lysine tổng số (min) 1,15%

Bảng 3.3. Thành phần và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho gà (giai đoạn từ 29 ngày tuổi – xuất bán)

Thức ăn hỗn hợp Fuji 501, cho gà thịt (29 ngày-xuất chuồng)

Độ ẩm (max) 14%

Protein thô (min) 18%

Năng lượng trao đổi (min) 3100kcal/kg

Xơ thô (max) 7,0%

Canxi (min-max) 0,5 - 1,5%

P tổng số (min-max) 0,5- 1,5%

Lysine tổng số (min) 0,8%

Methyonine+Cystine tổng số (min) 0,45%

*Cắt mỏ: Nhằm hạn chế việc gà mổ nhau, mổ hậu môn, làm rách trực tràng, mổ vỡ trứng,… Các hiện tượng này làm giảm sự tăng trưởng của gà hay có thể dẫn đến việc gà mổ chết nhau gây thiệt hại lớn về kinh tế cho trang trại. Chính vì vậy mà chúng em đã tiến hành cắt mỏ gà vào ngày gà đạt mức 12 ngày tuổi. Ngoài ra việc cắt mỏ gà còn hạn chế việc rơi vãi thức ăn (lượng thức ăn rơi vãi giảm 4-5% khi gà mổ thức ăn) và đặc biệt việc cắt mỏ không gây ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của gà.

-Cắt mỏ vào ngày thứ 12 bằng máy cắt (cắt sớm hơn dễ gây stress cho gà). - Trước khi cắt mỏ nên cho gà nhịn đói 4 giờ, cho uống đủ nước pha Vitamin K để chống chảy máu. Liều dùng 100g/ 150-200l nước dùng cho 800-1000 kg TT.

Hình 3.2. Vị trí cắt mỏ cho gà

-Độ dài của phần mỏ cần cắt:

+ Đối với gà 2 đến 4 tuần tuổi, lần đầu thực hiện cắt 1/3 mỏ trên và 1/4 mỏ dưới. Vết cắt cách lỗ mũi khoảng 2mm.

+ Đối với gà đẻ, ở 18 tuần tuổi, thực hiện cắt 1/2 phần mỏ trên và 1/3 phần mỏ dưới. Vết cắt vuông góc với trục mỏ, mỏ trên cách lỗ mũi 6mm, mỏ dưới xa hơn mỏ trên 3mm, tạo cho mỏ dưới dài hơn mỏ trên. Cũng có thể xác định vị trí cắt mỏ trên là điểm giữa bờ lỗ mũi và chóp mỏ, còn mỏ dưới vẫn cắt dài hơn mỏ trên 3mm.

+ Cắt lại mỏ gà khi thấy hiện tượng mỏ gà đã quá dài hoặc mỏ phần trên và mỏ phần dưới có độ dài mất cân đối, cần phải cắt lại sao cho tương ứng với lần cắt mỏ trước.

- Không nên cắt mỏ gà khi trời nóng trên 30oC vì dễ kích thích chảy máu và không thực hiện khi trời lạnh dưới 15oC vì sẽ gây đau cho gà khi uống nước lạnh (nhiệt độ thích hợp cắt mỏ gà 20-25 oC).

- Thức ăn đổ đầy để mỏ gà không chạm vào đáy và thành máng.

- Sau khi cắt mỏ theo dõi trong vài giờ, con nào chảy máu cần là lại mỏ, cho gà uống nước pha Vitamin K trong 3-5 ngày. Theo dõi tình trạng gà thường xuyên sau cắt mỏ.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 49 - 55)