Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 39)

Sau một thời gian dài sử dụng các giống gà siêu thịt (lông trắng), trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu của xã hội về thích gà chất lượng cao, các nhà chọn giống trên thế giới đã tạo ra nhiều giống gà thả vườn nổi tiếng (Free - range hay Farmyard chicken, Label Rouge): Sasso, Kabir,... Điển hình và tại Trung Quốc, người ta đã tạo ra giống gà Tam Hoàng trên cơ sở sử dụng các giống gà địa phương: Gà Thạch Kỳ (Quảng Đông); gà Giang thôn

lai với gà Kabir, chúng có đặc điểm là lông màu, thích nghi với điều kiện chăn thả, chất lượng thịt cao và năng suất khá. Do đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng nên nhiều giống gà thả vườn trên thế giới được nhập nội, chăn nuôi và tiêu thụ rất mạnh ở Việt Nam như các giống gà Sasso của Pháp; Kabir của Israel; Lương Phượng, Tam Hoàng của Trung Quốc...

2.3.2.Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, nhiều tác giả đã thành công trong việc xác định các tổ hợp lai trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các con giống nội và ngoại, tạo ra con lai thương phẩm có năng suất và chất lượng sản phẩm khá để cung cấp cho sản xuất.

Bùi Hữu Đoàn (2011) và cs [10] cho biết tác giả Lê Thị Nga (1997) đã tiến hành lai gà trống Đông Tảo với gà mái Tam Hoàng, con lai có ưu thế lai rất rõ rệt về khả năng tăng trọng (5,6%), đặc biệt chúng có ngoại hình đẹp, màu nâu, mào đơn, da và chân vàng nên đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Gà lai F1 hoạt động mạnh, nhanh nhẹn, thích nghi tốt với các phương thức chăn thả. Nuôi 11 tuần tuổi con lai có khối lượng 2,1kg, tiêu tốn 2,7kg thức ăn/1 kg tăng trọng. Nuôi gà lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các tác giả Lê Thị Nga, Nguyễn Đăng Vang (2004) đã tiến hành lai gà trống Kabir với gà mái Tam Hoàng, con lai F1 có màu lông vàng và ngoại hình rất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; tỷ lệ nuôi sống đến 12 tuần tuổi đạt 93%; tỷ lệ thân thịt cao hơn gà thuần, chất lượng thịt thơm ngon, nuôi 11 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 2,05kg/con; tiêu tốn 3,10kg thức ăn /1kg tăng trọng.

Trần Công Xuân (2004) và cs đã tiến hành lai gà trống Kabir với gà mái Lương Phượng hoa, con lai F1 cũng có màu lông vàng, mào đơn, rất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; tỷ lệ nuôi sống đến 12 tuần tuổi đạt 96%; nuôi 12 tuần tuổi nặng 2,35kg/con; tỉ lệ thân thịt cao hơn gà thuần; chất lượng ngon; tiêu tốn 2,80kg thức ăn trên kg khối lượng.

Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo (2008) [9] đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Khối lượng sống ở 11 tuần tuổi của gà Ri là 1016,67g và gà Ri lai là 1479,17g như vậy, gà Ri lai có khối lượng sống lớn hơn 462,5 g so với gà ri và sự sai khác về khối lượng sống giữa gà ri Lai và Gà ri là rất rõ ràng (P< 0,01).

Bùi Hữu Đoàn (2011) [10] và cs cho biết: Chăn nuôi 150 con gà Broiler F1 (Hồ × LP) trong nông hộ theo phương thức bán chăn thả đến 12 tuần tuổi lãi 2.001 437 đ (lãi trên 13000 đ/ con). Đề tài đã chuyển giao trực tiếp kết quả nói trên cho các nông hộ chăn nuôi gà thả vườn tại các tỉnh Bắc Giang,Thanh Hóa với khả năng áp dụng đơn giản, dễ triển khai. Đến nay, đà có hàng vạn con gà lai nói trên đã được chăn nuôi và các công thức lai trên vẫn đang được tiếp tục triển khai trên các địa bàn, nói lên tính đúng đắn và bền vững của đề tài nghiên cứu.

Nguyễn Huy Đạt và cs (2006 - 2007) [11] đã lai gà Ri với gà Lương Phượng, tạo ra con lai có năng suất khá, lông màu, thích nghi với chăn thả và chất lượng thịt cao; nuôi 12 tháng tuổi đạt 2,2 - 2,4kg, tiêu tốn 2,8kg thức ăn/kg khối lượng.

Tổng kết các công trình nghiên cứu lai kinh tế tạo ra gà lai thả vườn trong những năm gần đây ở nước ta được thực hiện theo 3 hướng chính, đó là:

- Lai giữa các giống, dòng gia cầm cao sản nhập nội với nhau - Lai giữa các giống gia cầm địa phương trong nước

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng

- Đối tượng: Gà Ri lai (♂Ri x ♀Lương Phượng). - Số lượng: 200 con.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Thời gian: Từ ngày 14 tháng 12 năm 2020 đến 10 tháng 6 năm 2021. - Địa điểm: Trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.3. Nội dung thực hiện

- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn gà thịt (♂Ri x ♀Lương Phượng).

- Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh trên đàn gà thịt (♂Ri x ♀Lương Phượng).

- Tham gia các công tác khác.

3.4. Phương pháp thực hiện

3.4.1. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin

- Từ lúc gà về ghi sổ sách về: Ngày nhập gà, tổng số lượng gà, số lượng gà loại I và số lượng gà loại II, cân khối lượng sơ sinh của gà lúc mới về...

- Trong giai đoạn úm:

+ Theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp theo từng tuần, nhìn vào phân bố đàn sẽ biết tình trạng thừa hay thiếu nhiệt;

+ Chú ý độ thông thoáng;

+ Theo dõi tình trạng gà (quan sát phân gà, lông, chân, lỗ huyệt và các biểu hiện khác thường như ho, ủ rủ,...) để phát hiện gà bệnh và điều trị kịp thời.

+ Định lượng bằng cân lượng thức ăn cho gà con, từng ít một vừa đủ và cho ăn liên tục (khoảng 2 tiếng cho ăn 1 lần), ghi chép vào sổ theo dõi.

+ Theo dõi quá trình sinh trưởng của gà: Sau mỗi tuần cân khối lượng trung bình của gà 1 lần bằng cân tiểu ly vào buổi sáng sớm (tầm 6-7h) lúc chưa cho gà ăn (bắt và cân ngẫu nhiên 5% đàn, nhiều hơn thì độ chính xác sẽ cao hơn). Ghi lại vào sổ sách theo dõi.

-Sau giai đoạn úm:

+ Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày và cho ăn theo từng giai đoạn (tuần tuổi), phát hiện những con mắc bệnh, chẩn đoán và điều trị.

+ Hàng tuần cân gà vào sáng sớm trước khi cho ăn (cân bằng cân Nhơn Hòa 5kg sai số tối tối thiểu: ± 2,5g - tối đa: ± 5g).

3.4.2. Dinh dưỡng và thức ăn cho gà

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt theo các giai đoạn theo nhu cầu năng lượng và protein 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ 1 đến 3 tuần tuổi: ME: 3000 kcal/kg, CP: 21%, xơ thô (max): 5%,...

- Giai đoạn 2: Từ 4 tuần tuổi đến xuất chuồng: ME: 3100 kcal/kg, CP: 18%, xơ thô (max): 7%,...

- Ngoài ra còn phối trộn ngô cho gà ăn từ tuần tuổi 16- 17 đến xuất chuồng. Ban đầu cho tỉ lệ ngô ít và tăng dần trộn với thức ăn hỗn hợp cho gà quen dần.

Trong các loại thức ăn hạt của nước ta cũng như trên thế giới, ngô được coi là một trong những thức ăn quan trọng nhất cho gia cầm, thường dùng ngô làm nguyên liệu cung cấp và cân bằng năng lượng trong khẩu phần. Ngô là loại thức ăn giàu năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng, 1 kg ngô có 3200 đến 3400 kcal năng lượng trao đổi (ME). Hàm lượng xơ trong ngôi thấp, tỷ lệ protein thô (CP) từ 8 - 13% tính

theo vật chất khô. Hàm lượng chất dinh dưỡng của Ngô phụ thuộc nhiều vào giống ngô và thổ nhưỡng của từng vùng khác nhau. Ngô dùng làm thức ăn ở dạng bột kích thước phụ thuộc vào từng loại gia cầm và từng loạn lứa tuổi (Nguyễn Duy Hoan (2010) [8]). Ngô hạt là thức ăn cho gà có hàm lượng dinh dưỡng cao, và giá thành rẻ. Đặc biệt ngô có vị ngọt nên gà rất thích ăn đa phần cho gà hạt ngô sống không nấu, vì khi nấu một số dưỡng chất sẽ mất đi. Vì vậy bà con chăn nuôi thường dùng máy nghiền ngô vỡ mảnh để nghiền nhỏ và trộn với rau hoặc thức ăn khác cho gà ăn (Hiệp Trần (2019) [23]).

Hình 3.1. Bảng thông tin dinh dưỡng có trong 100g ngô

Gà sạch thường yêu cầu không tồn dư các loại chất cấm trong chăn nuôi, không tồn dư chất kháng sinh,… Ngoài yêu cầu trên còn về độ ngon của gà thì gà thịt phải chắc, không quá béo, chân vàng lông mượt. Như vậy các

thành phần dinh dưỡng trong hạt ngô sẽ giúp gà có chân vàng, da vàng, mỡ vàng và lông cũng mượt. Vậy nên cho gà ăn hạt ngô vừa đảm bảo sạch, lại nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên cần kết hợp với một số loại thức ăn khác như cám gạo, rau cỏ, cá ốc làm thành viên cám giá vừa rẻ lại đáp ứng được tiêu chuẩn nuôi gà sạch, nhanh lớn.

Về nước uống: Tuy không phải là nguồn cung cấp năng lượng, hay vật liệu xây dựng cơ thể, nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tất cả các chất cần thiết cho sự sống. Vì rằng tất cả các quá trình sống đều liên quan với nước. Mất 15% nước cơ thể con vật bị chết. Tất cả các quá trình tiêu hóa phụ thuộc vào sự có mặt của nước. Sự phân giải các chất dinh dưỡng là một quá trình hóa học của sự thủy phân (Nguyễn Duy Hoan (2010) [8]). Nên nước uống là vô cùng quan trọng, phải cung cấp đầy đủ và không được để gia cầm nhịn khát.

3.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã theo dõi các chỉ tiêu trên đàn gà như:

- Tỷ lệ nuôi sống

- Tăng khối lượng qua các giai đoạn - Khả năng thu nhận thức ăn

- Khả năng chống bệnh - Hiệu quả kinh tế.

Số liệu thu được từ quá trình theo dõi và ghi chép đều được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010. Tính toán dựa theo các công thức như sau: Σ Số gà cuối kỳ (con)

- Tỷ lệ nuôi sống (%) = ——————————— x 100 Σ Số gà đầu kỳ (con)

TĂ cho ăn (g) – TĂ thừa - Lượng thức ăn thu nhận (g/con) = ——————————— Số đầu gia cầm(con) Tỷ lệ mắc bệnh(%) = ∑ số gà mắc bệnh x100 ∑ số gà theo dõi Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = ∑ số gà điều trị khỏi bệnh x100 ∑ số gà điều trị

Chi phí thức ăn = Hiệu quả sử dụng thức ăn x giá thức ăn

3.4.4. Thực hiện các công tác chuẩn bị và quy trình nhập gà con về trại

*Xử lý chất độn chuồng: Hót cho vào bao tải chuyển ra ngoài, có thể tận dụng ủ phân sinh học hoặc để mục tự nhiên rồi đem bón cho cây trồng ở trong trang trại. Đây là nguồn phân bón hữu cơ rất giàu dinh dưỡng cho cây trồng mà trại có thể tận dụng triệt để, vấn đề chất thải chăn nuôi được xử lý còn mang lại nhiều lợi ích khác.

* Rửa chuồng trại: Sau khi dọn chất độn chuồng ra ngoài, chúng em tiến hành rửa chuồng, dụng cụ. Các dụng cụ và hóa chất được sử dụng để dọn rửa chuồng trại như: Máy rửa chuồng áp lực cao, chổi, thùng và gáo, thuốc sát trùng, xi măng…

-Quét làm vệ sinh sạch sẽ phân, rác, bụi hay màng nhện bám vào tường. -Làm vệ sinh, tháo dỡ các máng ăn và máng nước để vệ sinh và ngâm khử trùng.

-Vệ sinh trên nền chuồng, đó là nơi quan trọng khi làm vệ sinh chuồng gà thịt, bởi vì dưới nền là nơi tích trữ chất thải nhiều nhất, nên phải chú ý khi

làm vệ sinh. Dùng máy xịt rửa áp lực cao xịt nước lên nền chuồng, tường và các góc khó dùng chổi quét tới. Kết hợp vừa xịt rửa vừa dùng chổi quét đến khi chất bẩm trôi hết (trong quá trình xịt rửa chú ý tránh ổ điện và bóng đèn).

-Thông cống rãnh, tránh ứ đọng nước thải tạo điều kiện cho muỗi, bọ gậy,… phát triển mang mầm bệnh ảnh hưởng đến đàn gà.

-Việc xịt rửa bạt phải chỉnh áp lực máy phun cho thích hợp để đề phòng bạt rách.

- Việc diệt trừ cỏ dại xung quanh chuồng để đảm bảo vệ sinh, phá hủy nơi trú ẩn của côn trùng và những con vật là tác nhân gây bệnh.

* Sát trùng: Sau khi chuồng đã khô, tiến hành khử trùng tiêu độc chuồng trại bằng cách phun chất sát trùng VT.IODINE 5-10%. Đối với nền chuồng thì quét vôi, xi măng đậm đặc để góp phần loại bỏ noãn nang cầu trùng gây bệnh cũng như nấm, vi khuẩn, virus khác…

* Đổ trấu vào: Để nền chuồng khô ráo rồi đưa trấu vào làm đệm lót dày từ 5-7 cm vào mùa hè và 7-10cm vào mùa đông, phun thuốc sát trùng trấu rồi phun 1 lượt rồi lại đảo trấu phun lại cho đệm lót thấm đều dung dịch sát trùng. Để trống chuồng 10-15 ngày trước khi gà về, trước hôm gà về thì sát trùng lại.

*Các dụng cụ chăn nuôi(máng ăn, gallon,…)

-Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như khay ăn, máng ăn, gallon… đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng, sau đó được tráng rửa dưới vòi nước sạch và phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi.

-Kiểm tra hệ thống điện, bóng úm,…nếu thấy cháy hỏng thì phải thay mới, đảm bảo đủ ánh sáng cho gà.

* Nhận gà và chăm sóc trong những ngày đầu

- Khối lượng trung bình: 35,4g/con. - Số lượng: 200 con.

- Trước khi nhận gà vào chuồng vài giờ, nước uống đã được chuẩn bị trước, đặt sẵn các máng trong chuồng. Nước uống cho gà con phải có nhiệt độ tối thiểu là 20 - 220C (không cho gà con uống nước lạnh). Khi gà mới nở tốt nhất là cho uống nước đun sôi để nguội bằng nhiệt độ của chuồng (30 - 320C). Cho gà uống nước trước, sau 2 - 3 giờ mới cho ăn. Nhận gà về cho gà nghỉ 10 - 15 phút rồi cho uống nước có pha theo tỉ lệ 50g đường glucoza + 1g Vitamin C + 1 g B.complex / 3 lít nước để chống stress cho gà chỉ cho gà ăn sau khi đã được uống nước.

- Gà con sau khi nở, càng nhanh đưa vào chuồng nuôi càng tốt.

- Kiểm tra số lượng và tình trạng sức khỏe, tách riêng gà yếu và gà chết - Cho gà uống nước trước khi cho ăn.

- Thả gà vào quây ngay dưới chụp sưởi, không được để gà bị lạnh. - Xử lý gà chết (nếu có), xử lý và vệ sinh với hộp hay khay đựng gà. - Thường xuyên quan sát hoạt động của gà để điều chỉnh bóng sưởi cho thích hợp.

Với 200 gà dụng cụ phải đầy đủ theo số lượng gà và đã được vệ sinh, ngâm khử trùng. Theo tiêu chuẩn thì các dụng cụ cần chuẩn bị cho đàn gà bao gồm:

Máng baby: 80con/ máng (Từ 1-9 Ngày) (3 máng/200con) + Khay gà con: 50con/ khay (Từ 10-20 ngày) (5 khay/200 con) + Nhiệt kế tối thiểu 4 chiếc.

+ Thiết bị sưởi ấm như đèn hồng ngoại: 2-3 bóng 250w tương đương khoảng 200 con.

+ Gallon nước: 50- 80 con/máng(Từ 1-3 ngày) (3 gallon/200con)

Cót úm cao khoảng 50-70cm, khi quây lại có đường kính 2,5m cho diện tích khoảng 200 gà. Diện tích máng ăn tối thiểu so với quây úm là 20%.

Trước khi nhận gà, nền chuồng quây úm phải được sưởi ấm, cần thắp bóng úm trước 2 giờ (35 oC). Nước uống đảm bảo nhiệt độ thích hợp 24–26 oC.

-Thả gà con: Đổ gà ra khỏi thùng ta đổ vào giữa vị trí quây úm ra dần phía ngoài, đổ theo thứ tự từ trong ra ngoài để hạn chế việc ta dẫm phải gà con trong quá trình đổ, đi lại nhẹ nhàng.Theo dõi tình hình sức khỏe gà con kiểm tra tình trạng bệnh tật, có con nào bị dị tật không,…và vấn đề khác. Nhặt gà bị chết ở hộp đựng đưa ra ngoài thống kê.

- Khi chuyển gà vào quây úm cần cho gà uống đủ nước 2–3 giờ rồi mới cho gà ăn, ở giai đoạn úm cần cho gà ăn thành nhiều bữa. Cung cấp thức ăn đúng loại, đúng kích cỡ cho gà.

3.4.5. Chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà * Nhiệt độ và độ ẩm * Nhiệt độ và độ ẩm

Giai đoạn úm gà yếu tố nhiệt độ rất quan trọng và đặc biệt là trong 10 ngày đầu rất quan trọng vì gà con cần được đảm bảo ở trong điều kiện sống

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)