Thực hiện các công tác chuẩn bị và quy trình nhập gà con về trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 46 - 49)

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

3.4. Phương pháp thực hiện

3.4.4. Thực hiện các công tác chuẩn bị và quy trình nhập gà con về trại

*Xử lý chất độn chuồng: Hót cho vào bao tải chuyển ra ngoài, có thể tận dụng ủ phân sinh học hoặc để mục tự nhiên rồi đem bón cho cây trồng ở trong trang trại. Đây là nguồn phân bón hữu cơ rất giàu dinh dưỡng cho cây trồng mà trại có thể tận dụng triệt để, vấn đề chất thải chăn nuôi được xử lý còn mang lại nhiều lợi ích khác.

* Rửa chuồng trại: Sau khi dọn chất độn chuồng ra ngoài, chúng em tiến hành rửa chuồng, dụng cụ. Các dụng cụ và hóa chất được sử dụng để dọn rửa chuồng trại như: Máy rửa chuồng áp lực cao, chổi, thùng và gáo, thuốc sát trùng, xi măng…

-Quét làm vệ sinh sạch sẽ phân, rác, bụi hay màng nhện bám vào tường. -Làm vệ sinh, tháo dỡ các máng ăn và máng nước để vệ sinh và ngâm khử trùng.

-Vệ sinh trên nền chuồng, đó là nơi quan trọng khi làm vệ sinh chuồng gà thịt, bởi vì dưới nền là nơi tích trữ chất thải nhiều nhất, nên phải chú ý khi

làm vệ sinh. Dùng máy xịt rửa áp lực cao xịt nước lên nền chuồng, tường và các góc khó dùng chổi quét tới. Kết hợp vừa xịt rửa vừa dùng chổi quét đến khi chất bẩm trôi hết (trong quá trình xịt rửa chú ý tránh ổ điện và bóng đèn).

-Thông cống rãnh, tránh ứ đọng nước thải tạo điều kiện cho muỗi, bọ gậy,… phát triển mang mầm bệnh ảnh hưởng đến đàn gà.

-Việc xịt rửa bạt phải chỉnh áp lực máy phun cho thích hợp để đề phòng bạt rách.

- Việc diệt trừ cỏ dại xung quanh chuồng để đảm bảo vệ sinh, phá hủy nơi trú ẩn của côn trùng và những con vật là tác nhân gây bệnh.

* Sát trùng: Sau khi chuồng đã khô, tiến hành khử trùng tiêu độc chuồng trại bằng cách phun chất sát trùng VT.IODINE 5-10%. Đối với nền chuồng thì quét vôi, xi măng đậm đặc để góp phần loại bỏ noãn nang cầu trùng gây bệnh cũng như nấm, vi khuẩn, virus khác…

* Đổ trấu vào: Để nền chuồng khô ráo rồi đưa trấu vào làm đệm lót dày từ 5-7 cm vào mùa hè và 7-10cm vào mùa đông, phun thuốc sát trùng trấu rồi phun 1 lượt rồi lại đảo trấu phun lại cho đệm lót thấm đều dung dịch sát trùng. Để trống chuồng 10-15 ngày trước khi gà về, trước hôm gà về thì sát trùng lại.

*Các dụng cụ chăn nuôi(máng ăn, gallon,…)

-Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như khay ăn, máng ăn, gallon… đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng, sau đó được tráng rửa dưới vòi nước sạch và phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi.

-Kiểm tra hệ thống điện, bóng úm,…nếu thấy cháy hỏng thì phải thay mới, đảm bảo đủ ánh sáng cho gà.

* Nhận gà và chăm sóc trong những ngày đầu

- Khối lượng trung bình: 35,4g/con. - Số lượng: 200 con.

- Trước khi nhận gà vào chuồng vài giờ, nước uống đã được chuẩn bị trước, đặt sẵn các máng trong chuồng. Nước uống cho gà con phải có nhiệt độ tối thiểu là 20 - 220C (không cho gà con uống nước lạnh). Khi gà mới nở tốt nhất là cho uống nước đun sôi để nguội bằng nhiệt độ của chuồng (30 - 320C). Cho gà uống nước trước, sau 2 - 3 giờ mới cho ăn. Nhận gà về cho gà nghỉ 10 - 15 phút rồi cho uống nước có pha theo tỉ lệ 50g đường glucoza + 1g Vitamin C + 1 g B.complex / 3 lít nước để chống stress cho gà chỉ cho gà ăn sau khi đã được uống nước.

- Gà con sau khi nở, càng nhanh đưa vào chuồng nuôi càng tốt.

- Kiểm tra số lượng và tình trạng sức khỏe, tách riêng gà yếu và gà chết - Cho gà uống nước trước khi cho ăn.

- Thả gà vào quây ngay dưới chụp sưởi, không được để gà bị lạnh. - Xử lý gà chết (nếu có), xử lý và vệ sinh với hộp hay khay đựng gà. - Thường xuyên quan sát hoạt động của gà để điều chỉnh bóng sưởi cho thích hợp.

Với 200 gà dụng cụ phải đầy đủ theo số lượng gà và đã được vệ sinh, ngâm khử trùng. Theo tiêu chuẩn thì các dụng cụ cần chuẩn bị cho đàn gà bao gồm:

Máng baby: 80con/ máng (Từ 1-9 Ngày) (3 máng/200con) + Khay gà con: 50con/ khay (Từ 10-20 ngày) (5 khay/200 con) + Nhiệt kế tối thiểu 4 chiếc.

+ Thiết bị sưởi ấm như đèn hồng ngoại: 2-3 bóng 250w tương đương khoảng 200 con.

+ Gallon nước: 50- 80 con/máng(Từ 1-3 ngày) (3 gallon/200con)

Cót úm cao khoảng 50-70cm, khi quây lại có đường kính 2,5m cho diện tích khoảng 200 gà. Diện tích máng ăn tối thiểu so với quây úm là 20%.

Trước khi nhận gà, nền chuồng quây úm phải được sưởi ấm, cần thắp bóng úm trước 2 giờ (35 oC). Nước uống đảm bảo nhiệt độ thích hợp 24–26 oC.

-Thả gà con: Đổ gà ra khỏi thùng ta đổ vào giữa vị trí quây úm ra dần phía ngoài, đổ theo thứ tự từ trong ra ngoài để hạn chế việc ta dẫm phải gà con trong quá trình đổ, đi lại nhẹ nhàng.Theo dõi tình hình sức khỏe gà con kiểm tra tình trạng bệnh tật, có con nào bị dị tật không,…và vấn đề khác. Nhặt gà bị chết ở hộp đựng đưa ra ngoài thống kê.

- Khi chuyển gà vào quây úm cần cho gà uống đủ nước 2–3 giờ rồi mới cho gà ăn, ở giai đoạn úm cần cho gà ăn thành nhiều bữa. Cung cấp thức ăn đúng loại, đúng kích cỡ cho gà.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thịt (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 46 - 49)