Hình thức trình bày luận văn, luận án

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 29 - 34)

4.4.1. Về hình thức

Luận văn khoa học có hình thức trình bày đẹp ở trên loại giấy trắng (không đen, không mỏng hoặc dày quá) được đánh máy một mặt và đóng bìa cứng. Luận văn sử dụng font chữ Times New Roman cỡ chữ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề phải 1,5cm; lề trái 3,5cm; lề trên 2,5cm, lề dưới 2cm. Số thứ tự các trang luận văn được đánh ở giữa trên.

4.4.2.Về cấu trúc luận văn, luận án

Luận văn Cử nhân, luận văn thạc sĩ 60 - 80 trang, luận án tiến sĩ khoảng 130-160 trang (mỗi trang tương đương 300 từ),

Bìa luận văn ghi rõ: cơ quan chủ quản, cơ quan nghiên cứu đề tài, tên luận văn, trình độ người nghiên cứu (cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ.), chuyên ngành (với sinh viên là ở bộ môn nào) mã số ngành (đối với Thể dục Thể thao ....), Họ và tên người nghiên cứu, Họ và tên, chức vụ và học hàm người hướng dẫn; Địa điểm và năm được bảo vệ hay nghiệm thu (ví dụ, Hà Nội - 2002).

Trang phụ bìa 1 Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt Mục lục

Danh mục biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Danh mục các đề tài công bố kết quả nghiên cứu của đề tài Danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn trong đề tài Phụ lục( nếu có)

4.4.3. Cách đánh số phân cấp

Cách đánh số phân cấp thường dùng hiện nay là: Cấp 1:1, 2, 3,...

Cấp 2: 1.1, 1.2, 1.3 , 2.1, 2.2, 2.3,..., 3.1, 3.2, 3.3. . . Cấp 3: 1.1.1, 1.1.2, 1.1.3, .... 1.2.1, 1.2.2, 1.2.3. .. 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3,..., 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3,...

3.1.1, 3.1 2, 3.1.3 3.2.1, 3.2.3, 3.2,3,...

Ưu điểm của cách đánh số kiểu này là khi đọc đến một bộ số nào đó, chẳng hạn 3.2.5 thì hiểu đúng thứ bậc của mục tương ứng: mục 5 (cấp 3) của mục 2 (cấp 2) thuộc mục 3 (cấp 1). Cũng với ví dụ đó, nếu ta đánh số mục 2 thì ta chỉ biết đó là mục thứ 5 của một phần nào đó mà không biết phần đó thuộc cấp nào cao hơn. Nhưng cách đánh số này có nhược điểm là cách viết dài, do đó không nên kéo dài bộ số một cách quá đáng.

4.4.4. Trích dẫn

Không có luận văn nào lại không có trích dẫn lời của tác giả này hay của tác giả khác, về vấn đề này cũng có những hướng dẫn sau:

Những câu trích dẫn nguyên văn bao giờ cũng để trong dấu ngoặc kép và cần kiểm tra kỹ đến từng dấu chính tả. Nếu trong nguyên bản có dùng những biện pháp nhấn mạnh như in đậm, in nghiêng, gạch chân... thì khi trích dẫn cũng phải thể hiện sự nhấn mạnh đó. Nếu do tác giả tự nhấn mạnh chữ không có trong nguyên bản thì cần có sự ghi chú.

Khi chỉ cần trích dẫn ý mà không trích dẫn nguyên bản thì không phải để trong dấu ngoặc kép. Tất cả những chỗ trích nguyên văn hay không nguyên văn đều cần ghi rõ địa chỉ tài liệu trích dẫn. Nếu là sách thì ghi: Họ và tên tác giả, tên sách, tập thứ mấy (nếu có), Nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, số thứ tự trang.

Ví dụ: Nguyễn Xuân Sinh & cs (2012), Giáo trình lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT, HN trang 70.; 3. Lê Quý Phượng & cs( 2015), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản lý thể dục thể thao, NXB TDTT HN

Nếu là tạp chí, báo hoặc tài liệu không có tên tác giả thì cách ghi giống như ở phần “Tài liệu tham khảo” , nhưng không ghi số thứ tự.

Có nhiều cách ghi chú ở chỗ trích dẫn:

Cách thứ nhất là đánh số các tài liệu trích dẫn theo từng trang bằng ký hiệu [1], [2]... thì ở ngay chỗ trích dẫn người ta cũng ghi các ký hiệu tương ứng. Cách này có ưu điểm là người đọc có thể thấy ngay địa chỉ trích dẫn mà không phải tìm kiếm ở cuối sách, nhưng lại có nhược điểm là địa chỉ trích dẫn có thể được lập đi lập lại nhiều lần.

Cách thứ hai hiện đại hơn. Người ta xếp tất cả các tài liệu trích dẫn thành một danh mục chung để ở cuối đề tài. Ở mỗi tài liệu ghi địa chỉ đầy đủ như trên và được đánh số thứ tự theo vần chữ cái của tên tác giả hay từ đầu của tên tài liệu. Theo cách này thì ở chỗ trích dẫn, ta ghi số tương ứng và số thứ tự của trang trong ngoặc đơn, chẳng hạn ([4], tr.32). Ưu điểm của cách ghi này là ngắn gọn, nhưng phải đợi sau khi đề tài hoàn thành, khóa sổ trích dẫn mới thực hiện được việc đánh số.

Còn cách thứ ba là danh sách các tài liệu trích dẫn vẫn được tập hợp theo vần chữ cái của tên tác giả hoặc của từ đầu tiên trong tên tài liệu (nếu không có tên tác giả), nhưng không cần đánh số. Những đề tài cùng một tác giả thì được xếp theo thứ tự thời gian. Nếu trong cùng một năm, cùng một tác giả có nhiều đề tài được trích dẫn thì ghi thêm a, b, c... Nếu làm theo cách này thì ở chỗ trích dẫn sẽ ghi tên tác giả (hoặc tên tài liệu), năm của đề tài, đồng thời ghi thêm a, b hoặc c... nếu trong một năm tác giả đó có nhiều đề tài và đặt chúng vào trong ngoặc đơn. Ví dụ (Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao, 1993, Tr.411) hoặc (Lê Văn Lẫm, 1991, b). Ưu điểm của cách này là việc ghi ở chỗ trích dẫn có thể làm ngay trong khi viết đề tài mà không đợi đến khi khóa sổ danh sách tài liệu trích dẫn mới làm, nhưng nhược điểm là viết dài hơn cách thứ 2.

4.4.5. Về ngôn ngữ của luận văn

Luận văn khoa học phải viết bằng tiếng Việt, lời văn phải trong sáng và chính xác. Ngôn ngữ khoa học được viết dưới dạng câu vô nhấn xưng. Hết sức tránh dùng các đại từ nhấn xưng như “tôi”, “chúng tôi” trong hành văn.

Thuật ngữ nên dùng đồng nhất từ đầu đến cuối luận văn, mặc dầu có khi chúng có cùng một nghĩa, chẳng hạn như tố chất thể lực và tố chất vận động thì nên dùng xuyên suốt trong luận văn chỉ một cụm từ, chứ không được lúc này dùng cụm từ này, lúc khác lại dùng cụm từ khác.

Trong luận văn, cho phép dùng các từ nước ngoài phổ biến và các thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài đã được Việt Nam hóa như axít lactíc, santô, Aerôbíc... Những thuật ngữ mới lạ phải có sự giải thích.

Cho phép trong luận văn dùng các từ viết gọn nếu như ngay từ khi dùng từ đó lần đầu trong luận văn đã có sự ghi chú ở trong ngoặc, chẳng hạn, Thể dục Thể thao (TDTT), Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (TCRLTT).

4.4.6. Về biểu bảng

Khi vẽ biểu bảng cũng cần lưu ý:

Mỗi biểu bảng cần phải đặt tên chính xác nếu có nhiều biểu bảng, thì mỗi biểu bảng phải được đánh số thứ tự để tiện theo dõi.

Những biểu bảng cùng loại cần phải được trình bày có cùng hình thức như nhau, không nên lúc trình bày theo cách này, lúc trình bày theo cách khác trong luận văn để gây khó khăn cho người đọc và kém rõ ràng. Ví dụ, cột ngang biểu

diễn “lứa tuổi” còn cột dọc là “các chỉ tiêu thể lực” thì cần phải giữ nguyên cách trình bày như vậy trong luận văn, mà không nên đổi lại theo cách trình bày khác ở một chỗ khác trong luận văn: cột ngang là “các chỉ tiêu thể lực”, cột dọc là “lứa tuổi”.

Cho phép dùng các ký hiệu toán học trong khi lên biểu bảng. Ví dụ: Lớn hơn (≥30) hoặc nhỏ hơn (< 30)...

4.4.7. Về hình vẽ (biểu đồ)

Hiện tồn tại có mấy loại hình vẽ trong luận văn khoa học. Nhưng dù vẽ theo kiểu nào cũng phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản. Một là, hình vẽ toàn bộ hay từng phần phải phản ánh chính xác giá trị về số lượng thu được trong nghiên cứu. Hai là, tỷ lệ xích phải phù hợp với thực chất của hiện tượng nghiên cứu và phản ánh đúng những hiện tượng có chất lượng khác nhau.

a. Biểu đồ đường thẳng (hình que)

Kiểu vẽ này thường dùng để phản ánh quá trình diễn biến của mối quan hệ phụ thuộc chức năng, tính chất thay đổi các giá trị tuyệt đối và tương đối. Ví dụ: Biểu đồ về diễn biến mạch yên tĩnh trong tháng hoặc cân nặng trong tháng, biểu đồ về trọng lượng cử được trong tháng hoặc trong một chu kỳ...

Tuy nhiên, thông nên lạm dụng để vẽ nhiều chỉ số trên một biểu đồ, mà trên đó không nên vẽ quá 4 đường biểu diễn cho 4 chỉ tiêu với sự thể hiện khác nhau (to và nhỏ, liền và đứt khúc...). Mỗi đường biểu diễn cần được ghi chú chính xác.

Mỗi biểu đồ cần đánh số thứ tự để tiện theo dõi (nếu chỉ có 1 biểu đồ thì không cần thiết) và đặt tên chính xác cho mỗi biểu đồ, tên cho trục tung và truc hoành chia tỷ lệ xích chính xác ở mỗi trục (Hình lb).

Hình 1b. Diễn biến mạch của VĐV Nguyễn Văn A b. Biểu đồ hình quạt

Biểu đồ này thông thường được dùng để phản ánh một phần diện tích chiếm được của một hiện tượng quan sát. Biểu đồ hình quạt thường được sử dụng để biểu diễn tỷ trọng sử dụng các bài tập, mức độ sai sót nảy sinh trong các phần khác nhau của bài tập hoặc tỷ trọng về mức độ tán đồng khác nhau khi trả lời các phiếu hỏi... (Hình 2).

H.2

Tỷ lệ các loại khai cuộc của VĐV cờ vua ở giải toàn quốc năm 1989 (Theo Lê Văn Lẫm, Nguyễn Minh Thắng. “Tuyển tập NCKH” Hà Nội – 1991, Trang 131.

Trong biểu đồ hình quạt thì toàn bộ hiện tượng được tính là cả diện tích đường tròn (100%). Như vậy, 1% đường tròn tương ứng với 3,6 độ. Mỗi phần của hiện tượng hoàn chỉnh sẽ được biểu diễn bằng hình quạt, tương ứng với giá trị thống kê tương đối.

c. Biểu đồ hình cột

Biểu đồ hình cột là một dạng rất phổ biến. Nó nhằm phản ánh các hiện tượng không có quan hệ với nhau. Các giá trị thống kê đánh dấu một hiện tượng nào đó được phản ánh bằng các cột thẳng đứng trong một tỷ lệ xích tương ứng Theo cách vẽ này trục hoành được xem là trục có giá trị 0 (không), còn trục đứng (trục tung) là thang độ có chia tỷ lệ. Độ rộng của cột và khoảng cách giữa chúng phải tính toán sao để với khoảng cách ít nhất mà nhìn được rõ nhất. Biểu đồ dạng này thường thấy khi biểu diễn sự phát triển các tố chất thể lực theo lứa tuổi và nhiều hiện tượng khác nữa (Hình 3).

H.3

So sánh thành tích chạy nhanh 80m của nam học sinh lứa tuổi 16 - 18 (Theo Vũ Đức Thu, Vũ Bích Huệ - “Tuyển tập NCKH GDTC, sức khỏe trong trường học

Một dạng khác của biểu đồ hình cột nhằm phản ánh mối quan hệ căng thẳng, nghĩa là chia một hiện tượng toàn phần ra các phần nhỏ, Lúc này chiều cao của cột được thừa nhận là 100% và được chia thành các phần nhỏ tương ứng với giá trị phần trăm (%) (Hình 4)

H.4

Đánh giá tình hình xã hội hóa TDTT (theo Phạm Trọng Thanh – “Tuyển tập NCKH TDTT” - NXB TDTT - năm 1997. Tr.11).

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)