- Thử nghiệm chạy Bumerang (Hình 8)
3. MÔN BÓNG ĐÁ
Đối với môn thể thao hấp dẫn nhất này, việc xác định trạng thái, hiệu suất cá nhân và đồng đội là điều rất khó. Trong số rất nhiều nhân tố có thể tạo nên trạng thái, mà mức độ của nó quyết định một cách cơ bản tới kết quả của đội, có thể kể ra là khả năng thể lực, năng lực thực hiện các hành động chuyên môn (về kỹ thuật), tính chất phối hợp cùng hoạt động (về chiến thuật)... của mỗi cầu thủ. Tuy nhiên, việc kiểm tra nó lại chỉ tiến hành được ở mức độ thông thường (chứ còn xa mới tới mức đặc hiệu).
Một số nội dung thường sử dụng để kiểm tra:
- Theo dõi qua thi đấu như: hoạt động không bóng, hoạt động với bóng (tranh cướp, động tác giả, chuyền bóng, sút bóng, hành động chiến thuật), hoạt động của thủ môn...
- Đá bóng và ném bóng xa (ném biên, ném bóng của thủ môn). - Đá bóng vào đích, sút cầu môn chính xác (5 lần mỗi chân) - Bật xa và bật 3 bước không có đà.
- 4 x l00m chạy tốc độ, với quãng nghỉ là 30 giây. - 10 x 30m chạy tốc độ với quãng nghỉ là 25 giây. - 15 x 30m chạy tốc độ với quãng nghỉ là 10 giây. - Cooper - test (chạy sức bền).
- Chạy tốc độ tối đa ở các cự ly 15m, 30m (chạy tốc độ cao). - Dẫn bóng qua cọc, cự ly 30m, 20m, 25m. Dẫn bóng tốc độ 30m. - Kiểm tra động lực trong phòng thí nghiệm - kiểm tra tim mạch. - Các test tâm lý.
Thí dụ: Một bài thử nghiệm kiểm tra vận động viên bóng đá + Phần I: - Chạy 30m.
- Chạy 5 x 30m. - Bật xa tại chỗ. - Kéo tay xà đơn - Dẫn bóng 30m. - Dẫn bóng 5 x 30m.
- Đá bóng xa bằng chân trái (và phải). - Đánh đầu xa.
- Đá bóng vào đích (cả hai chán). + Phần II: - Chạy sức bền (Cooper - test)
- Bật nhảy cao. - Lực bóp tay.
- Sức mạnh tối đa của chân. - Chạy luồn lách qua cọc.