- Tiểu sử thể thao
c. Vòng bụng: được đo ở hai trạng thái căng cơ và thả lỏng cơ.
PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
11.1. Khái niệm
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu mà người ta đưa vào quá trình giảng dạy - huấn luyện những nhân tố mới được nghiên cứu và phải làm sáng tỏ tính ưu việt của chúng so với những nhân tố khác.
Nhân tố mới có thể là: Kỹ thuật động tác, chiến thuật thi đấu, phương pháp giảng dạy - huấn luyện, các phương tiện tập luyện, các thành phần của lượng vận động, các nhân tố tâm lý...
Đặc điểm: Nổi bật của thực nghiệm sư phạm là sự can thiệp có kế hoạch của
con người vào hiện tượng nghiên cứu. Bản chất của sự can thiệp là ở chỗ cô lập, tách biệt khoa học và sáng tạo hiện tượng nghiên cứu với các mối liên hệ của nó, vì hiệu quả của quá trình giảng dạy - huấn luyện phụ thuộc vào nhiều nhân tố Những đặc điểm cá nhân của người dạy và học sinh, các phương pháp giảng dạy - huân luyện, các biện pháp được sử dụng, các điều kiện tổ chức buổi học... Bất kỳ thực nghiệm sư phạm nào muốn có được kết quả khách quan chỉ khi kiểm tra được
những nhân tố tác động lên kết quả quá trình dạy học trong thực nghiệm đó. Các
nhân tố được phân thành 2 loại:
- Nhân tố thí nghiệm: Là những nhân tố tạo nên nguyên nhân và kết quả.
Nhân tố trùng hợp: Là những nhân tố cùng lúc tác động tạo nên sự so sánh. Mục đích của thực nghiệm sư phạm là nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy - huấn luyện (kết quả học tập, thành tích tập luyện...).
11.2. Phân loại
Trong lý luận và thực hành thể dục thể thao, người ta phân chia thành một số loại thực nghiệm sư phạm. Phân loại thực nghiệm sư phạm thông thường được dựa trên tính mục đích và điều kiện tiến hành thực nghiệm.
11.2.1.Thực nghiệm cải tạo (còn gọi là thực nghiệm sáng tạo)
Phân loại thực nghiệm sư phạm
Là thực nghiệm nhằm đề ra một giả thuyết khoa học mới độc đáo. Thí dụ: Nghiên cứu hiệu quả của dạy học chương trình hoá trong thể dục thể thao.
11.2.2. Thực nghiệm kiểm tra
Là thực nghiệm đánh giá lại những thông tin trong một vấn đề khoa học nào đó. Loại thực nghiệm này thường được sử dụng để kiểm tra lại một hiện tượng, một nhân tố sư phạm nào đó trong điều kiện mới, các lứa tuổi người tập khác nhau, ở các môn thể thao khác nhau.
11.2.3. Thực nghiệm tự nhiên
Có đặc điểm là sự thay đổi không điều kiện giảng dạy - huấn luyện (người được thí nghiệm không nhận biết về sự khác biệt). Thí dụ: nghiên cứu một nội dung mới chương trình giảng dạy thể dục thể thao cho học sinh phổ thông Ở nhóm (lớp) thí nghiệm áp dụng các bài tập được soạn thảo. Ở một lớp khác bài tập mới không được áp dụng. Trong thực nghiệm này các điều kiện của buổi học là như nhau, trẻ em ở nhóm thực nghiệm không biết được mình đang tham gia vào thí nghiệm.
11.2.4. Thực nghiệm chọn mẫu
Được biểu thị bằng sự thay đổi lớn điều kiện giảng dạy - huấn luyện, cho phép cô lập hiện tượng nghiên cứu với những ảnh hưởng phụ (không cần thiết). Thí dụ: Nghiên cứu hiệu quả các trọng lượng vật nặng đối với sự phát triển của sức mạnh. Để loại trừ ảnh hưởng của kỹ thuật động tác đẩy tới kết quả thí nghiệm, người ta cho người tập thực hiện ở tư thế nằm đẩy.
11.2.5. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
Có đặc điểm là tiêu chuẩn hoá nghiệm ngặt điều kiện, cho phép biệt lập hiện tượng nghiên cứu với ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Thí dụ: để xác định hiệu quả của tổ hợp bài tập thể dục vệ sinh, ban đầu người ta nghiên cứu phản ứng của cơ thể với lượng vận động theo các chỉ tiêu sinh lý trong điều kiện phòng thí nghiệm (dung tích sống, mạch đập, huyết áp…).
11.2.6. Thực nghiệm tuyệt đối
Các loại thực nghiệm kể trên, theo phương hướng thực nghiệm lại được chia thành thực nghiệm tuyệt đối và thực nghiệm so sánh.
Thực nghiệm tuyệt đối áp dụng trong trường hợp nghiên cứu trạng thái người tập vào thời điểm nào đó, không cần theo dõi biến đổi của nó trong quá trình. Thí dụ: nghiên cứu trình độ phát triển một tố chất thể lực nào đó theo những bài kiểm tra có trong thực tiễn thể thao, đối với một nhóm trẻ em ở một độ tuổi.
Song, không nên coi rằng loại thực nghiệm này không mang trong mình nhân tố so sánh. Nếu kết quả thu được ở các lần đo khác nhau được đối chiếu với nhau hay đối chiếu với chính chỉ tiêu đặt ra (thí dụ: so với chỉ tiêu thể lực đề ra cho các cấp vận động viên I, II, III hay chỉ tiêu rèn luyện thân thể, bảo vệ tổ quốc…) thực nghiệm tuyệt đối có thể biến thành thực nghiệm so sánh. Một thí dụ khác: khi nghiên cứu lặp lại trên một đối tượng người tập cùng một phương pháp, cho phép ta biết được mức biến đổi các chỉ số.
11.2.7. Thực nghiệm so sánh
Nếu thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả to lớn của một phương pháp giảng dạy - huấn luyện nào đó hay các phương tiện và biện pháp sử dụng... thì người ta dùng đến loại thực nghiệm so sánh. Thực nghiệm so sánh được chia thành hai loại so sánh trình tự và so sánh song song.
Thực nghiệm so sánh trình tự
Nhằm chứng minh giả thuyết khoa học đặt ra bằng cách so sánh hiệu quả của quá trình giảng dạy - huấn luyện, sau khi đưa vào một nhân tố mới với kết quả có trước trên cùng một nhóm người tập.
Về mặt hình thức loại thực nghiệm này có sức thuyết phục to lớn, bởi vì nếu trước khi đưa vào quá trình dạy học một nhân tố mới thành tích thể thao thấp, sau đó nhờ có một nhân tố mới nào đó thành tích được nâng cao rõ rệt.
Trong các thực nghiệm so sánh trình tự, việc chứng minh cho giả thuyết đặt ra được xây dựng theo 3 dạng sơ đồ, trình tự giản đơn, trình tự thay đổi đơn và trình tự thay đổi kép.
Trạng thái quá
trình SP Các nhân tố Mối liên hệ nhân quả Kết quả sư phạm
- Trước S1 + S2 + Sn … ► T1+ T2 + T3 = T
- Sau a S1+ S2 + Sn … ► a T1+ T2 + T3 = aT
Bảng 9.Thực nghiệm so sánh trình tự đơn