- Các tài liệu tham khảo rất đa dạng và phong phú bao gồm: + Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước.
6.5. Cách lập thư mục độc sách
Trong bước đầu tiên nghiên cứu khoa học độc lập, những cán bộ khoa học trẻ thường gặp khó khăn là không hiểu tìm thế nào và tìm ở đâu những tài liệu cần thiết. Vì vậy, nhà khoa học phải hiểu cách làm thư mục sách.
6.5.1. Khái niệm thư mục sách
Thư mục sách là mục lục các tên sách được sắp xếp theo trình tự khoa học tại các thư viện.
Ngày nay, số lượng sách, tạp chí, tuyển tập khoa học... phong phú đến mức nếu nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu một cách trực tiếp những tài liệu chính theo chuyên ngành hẹp cũng không thể làm nổi. Để giúp các nhà khoa học làm việc, các thư viện lớn và nhỏ đã tổ chức đăng ký mục lục sách. Việc làm này đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian tìm tòi những tài liệu cần thiết.
6.5.2. Những loại thư mục cơ bản
Các loại thư mục cơ bản bao gồm:
a. Loại thư mục thống kê đăng ký: đó là thư mục quốc gia, bao gồm toàn bộ những ấn phẩm có trong toàn quốc của tất cả các ngành khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật. Số lượng phát hành do Nhà nước ấn định.
Mục lục sách loại này được công bố trong tập thống kê thư mục: “Biên niên sử các loại sách”, “Biên niên sử các loại báo chí”, “Mục lục sách quốc gia”... Nếu chỉ xem những chương nhất định nào đó, phục vụ cho chuyên môn của mình cũng chỉ mất 30 phút, giúp nhà nghiên cứu thu được thông tin mới nhất về nguồn tài liệu tham khảo.
b. Loại thư mục bổ sung khoa học: loại thư mục này gồm sách báo khoa học trong nước và nước ngoài về chuyên ngành riêng. Thí dụ: “Thư mục về khoa học kỹ thuật thể dục thể thao”.
c. Loại thư mục giới thiệu: gồm những ấn phẩm sắp xuất bản, đặc biệt của Viện sách quốc gia và thư viện quốc gia. Loại thư mục này có ở nhiều nước trên thế giới, thí dụ tạp chí “Thế giới sách” của nước Nga.
d. Loại thư mục phê bình: gồm những bản chú giải tóm tắt những nội dung tác phẩm khoa học hoặc bài phê bình về những tác phẩm đã được xuất bản trong năm của một ngành khoa học kỹ thuật nào đó.
Nhà nghiên cứu phải có hứng thú thực sự với thư mục thông tin, nghĩa là phải thường xuyên đọc các tài liệu, có các bảng thống kê hệ thống các sách mới đã xuât bản hay dự kiến xuất bản. Thí dụ: bản tin hàng tháng về sách mới hay mục lục sách xuất bản của các nhà xuất bản.
6.5.3. Cách sưu tầm mục lục tên sách cần đọc
Các sách có trong mỗi thư viện thường được sắp xếp theo danh mục, còn gọi là mục lục tên sách. Khi đến thư viện, người đọc thường bắt đầu từ việc tìm các tài liệu cần thiết trong tập phiếu ghi tên các sách được đựng trong các ngăn kéo bằng gỗ. Ở thư viện thường có 3 loại mục lục: mục lục phân loại, mục lục chủ đề và mục lục theo vần chữ cái.
a. Mục lục phân loại: gồm các danh mục, các ấn phẩm có trong thư viện được chia theo các ngành khoa học khác nhau về kiến thức như: triết học, toán học, y học, thể dục thể thao... Trong từng loại lại có sự phân chia cụ thể hơn để người đọc dễ tìm ra tài liệu cần thiết. Thí dụ: trong lĩnh vực thể dục thể thao lại được phân chia theo môn thể thao: thể dục, bóng đá, bóng bàn...
b. Mục lục chủ đề: toàn bộ sách thư viện được xếp theo đề mục cụ thể: tố chất thể lực, kỹ thuật bài tập thể dục thể thao, chiến thuật thi đấu, tuyển chọn vận động viên...
c. Mục lục theo vần chữ cái: sách thư viện theo mục lục chủ đề được xếp theo vần chữ cái từ A (chữ cái đầu) đến chữ cái cuối cùng của bảng chữ cái Tiếng Việt.
Ngoài ra, trong nhiều thư viện người ta còn chia ra nhiều loại thư mục đặc biệt: ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài, tóm tắt những luận án khoa học...
Khi nghiên cứu các nguồn tài liệu, người đọc có các sách sưu tầm thư mục như sau: xuôi theo thời gian và ngược dòng thời gian.
Trong nghiên cứu khoa học thường nghiên cứu tư liệu theo trình tự thời gian thuận nhằm mục đích làm sáng tỏ các bước, các giai đoạn phát triển liên tục của
hiện tượng hay sự kiện khác nhau này. Song, có nhiều đề tài nghiên cứu, đầu tiên là tìm hiểu tài liệu mới nhất về vấn đề đó, sau đó dần dần tìm hiểu tác phẩm những năm về trước. Hình thức sưu tầm thư mục như vậy gọi là ngược dòng thời gian. Hình thức này có ưu điểm là định hướng tương đối nhanh phạm vi các tài liệu khoa học mới nhất về một vấn đề chuyên môn, các khái niệm đầy đủ về tình hình hiện tại. Khi cần thiết có thể mở rộng vấn đề nhờ bổ sung các tài liệu cũ hơn.
Khi đọc sách và ghi chép, nhà nghiên cứu trẻ cần lập các phiếu thư mục sau: 1. Phiếu thư mục còn gọi là phiếu ghi tên sách. Kích thước tiêu chuẩn (125 x 75mm) bằng giấy vẽ trắng mỏng, trên tấm phiếu thư mục ghi những số liệu tổng quát về tài liệu khoa học (Hình 1).
75mm
Lưu Quang Hiệp – Phạm Thị Uyên 7A.31 S.500 SINH LÝ HỌC TDTT
Sách giáo khoa dùng cho sinh viên Đại học TDTT - Hà Nội, Nhà xuất bản TDTT năm 1996
125mm
Hình 1. Phiếu thư mục
2. Phiếu trích ghi: Ghi kích thước qui ước (215 x 150mm) bằng giấy trắng loại bình thường. Phần đầu tấm phiếu chia làm 4 cột, theo thứ tự từ trái sang phải: cột 1 ghi số thứ tự câu trích dẫn; cột 2 ghi nội dung cần trích dẫn, ở dưới ghi số trang, dòng; cột 3 ghi tên sách và tên tác giả; cột 4 ghi năm xuất bản và nơi xuẩt bản. (Nhà xuất bản Tỉnh - Thành phố - Nước). Dưới cột 1 ghi câu, đoạn trích. Các phiếu trích ghi thường cùng 1 vấn đề (Hình 2).
TT Nội dung trích dẫn Tên sách, tác giả Năm, nơi XB
1 2 3 4
Hình 2. Phiếu trích ghi
3. Phiếu tóm tắt: Kích thước tùy ý, thường có kích thước của một tờ giấy tiêu chuẩn (210 x 300mm). Trên phiếu cũng được phân chia như loại phiếu trích ghi. Loại này dùng để tóm tắt hệ thống vấn đề chuyên môn theo quan điểm của nhà nghiên cứu từ một số cuốn sách đọc được. Trên cơ sở tư liệu có trong loại phiếu tóm tắt này, có thể xây dựng các bảng tổng luận về vấn đề mình nghiên cứu.
Người ta cũng có thể sử dụng loại phiếu trích ghi tài liệu nước ngoài. Mục đích sử dụng cũng giống như phiếu trích ghi, phiếu tóm tắt các tài liệu trong nước. Khi đến thư viện, nhà nghiên cứu luôn mang theo một số phiếu cho mỗi loại (còn sạch sẽ) để ghi chép. Tùy theo giai đoạn nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ đọc sách mà sử dụng từng loại phiếu một cách thích hợp.
luận quan trọng. Khi bảo quản, nên dùng bìa kẹp, phong thư hay tập hợp thành hộp thư mục để thuận tiện cho việc sử dụng trong quá trình nghiên cứu khoa học, nhất là khi viết báo, hình thành luận văn.
CHƯƠNG VII