- Tiểu sử thể thao
a. Dạng thực nghiệm so sánh trình tự đơn
+ “Trước” là trạng thái quá trình sư phạm trước khi đưa nhân tố mới vào. + “Sau” là trạng thái quá trình sư phạm, sau khi đưa nhân tố mới vào T1, T2... các nhân tố sư phạm khác nhau (thí dụ: các nhân tố kỹ thuật trong chạy cự ly ngắn) hiệu quả của quá trình sư phạm phụ thuộc vào chúng,
+ “ aS1” là nhân tố thí nghiệm đưa vào quá trình sư phạm nhằm xác định hiệu quả của nó.
+ “T1, T2”... là kết quả sư phạm của từng nhân tố riêng (thí dụ: thời gian xuất phát thấp, chạy lao, tần số bước...).
+ “T” kết quả sư phạm nói chung, thí dụ thành tích chạy l00m.
+ “a T1” kết quả sư phạm của một mặt riêng biệt, như hiệu quả của nhân tố thí nghiệm.
+ “aT” kết quả thí nghiệm nói chung, như hiệu quả tác động của tất cả các nhân tố, trong đó có nhân tố thí nghiệm.
Tính chất logic trong thực nghiệm so sánh trình tự đơn thể hiện ở chỗ: nếu do sự thay thế của một nhân tố thí nghiệm (thí dụ: a S1, thay S1), cùng lúc đó giữ nguyên các nhân tố còn lại (S2, S3...), thì 1 nhân tố của kết quả sư phạm cùng biến đổi (thí dụ: a T1, thay T1) trong khi các nhân tố còn lại cũng không thay đổi (T2, T3.,.), thì có cơ sở để nói rằng: Nhân tố thí nghiệm a S1 là nguyên nhân của sự thay đổi ở a T1. Sự thay đổi thành tích của một nhân tố đơn dẫn đến sự thay đổi kết quả sư phạm nói chung (aT).
b. Dạng thực nghiệm so sánh trình tự thay đổi đơn còn gọi là thực nghiệm so sánh trình tự thay đổi ở một nhân tố (Bảng 6).
Trạng thái
quá trình SP Các nhân tố Mối liên hệ nhân quả Kết quả sư phạm
Trước S1+ S2 + ... Sn …► T1+ T2 + … + Tn= T
Sau lần 1 a S1 + s2 + ... Sn …► aT1+ T2 + ... + Tn = a T1 Sau lần 2 b S1 + S2+ ... Sn …► bT1+ T2 + ... + Tn = b T1 Sau lần 3 c S1+ S2+ ... Sn …► cT1+ T2 + ... + Tn = c T1
Bảng 10. Thực nghiệm so sánh trình tự thay đổi đơn
Các ký hiện tương tự như sơ đồ 1, sự khác biệt chỉ ở chỗ “sau 1, 2, 3, có sự thay đổi ở các nhân tố a S1, b S1 và c S1.
Tính chất logic thuyết phục của thực nghiệm dạng này ở chỗ: Nếu do thay đổi liên tục của một nhân tố sư phạm (thí dụ aS1, bS1, cS1) khi giữ nguyên các nhân tố còn lại S2, S3... Sn thì một trong những nhân tố kết quả sư phạm cũng được thay đổi (aT1, bT1...), trong khi kết quả sư phạm của những nhân tố còn lại không có gì thay đổi, thì có cơ sở để kết luận về sự thay đổi các nhân tố thí nghiệm là nguyên nhân thay đổi liên tục kết quả thực nghiệm.
Tính lôgic của sơ đồ thực nghiệm dạng này như sau: Trạng thái
quá trình SP Các nhân tố Mối liên hệ nhân quả Kết quả sư phạm
1 S1 + S2+ … + Sn …► T1 + T2 +…+ Tn = T
2 a1S1 + b1S2+ … + Sn …► a1T1 + b1T2 +…+ Tn = a1 b1T 3 a2S1 + b2S2+ … + Sn …► a2T1 + b2T2 +…+ Tn = a2 b2T 4 a3S1 + b3S2+ … + Sn …► a3T1 + b3T2 +…+ Tn = a3 b3T
Bảng 11. Thực nghiệm so sánh trình tự thay đổi kép
Nếu sau sự thay đổi trình tự của các nhân tố sư phạm (thí dụ: S1, S2 khi giữ nguyên 1 nhân tố S3…Sn) kết quả các nhân tố sư phạm được biến đổi theo trình tự (Thí dụ: a1b1T, a2b2T....), song kết quả sư phạm các nhân tố còn lại T không thay đổi, thì có cơ sở để kết luận các nhân tố thí nghiệm a, b là nguyên nhân củạ sự thay đổi trong thực nghiệm so sánh trình tự kép.
Kết luận: Như vậy, tất cả các dạng thực nghiệm trình tự được xây dựng theo
sơ đồ “trước” “sau”. Để so sánh trạng thái quá trình sư phạm sau khi đưa nhân tố thí nghiệm vào với trước đó, cần phải xác định (đo đạc) trạng thái “trước” (thí dụ: trình độ thể lực ban đầu), sau đó xác định trạng thái “sau” (thí dụ: trình độ thể lực kết thúc thí nghiệm) và đánh giá độ tin cậy sự biến đổi của các chỉ số.
Thực nghiệm so sánh trình tự được áp dụng khi đối tượng thí nghiệm quá ít và mang tính chất chuyên biệt (một chuyên môn nào đó) không có đủ người để tạo nên các nhóm kiểm tra (thí dụ: thực nghiệm trên vận động viên cấp cao).
Khi có khả năng thành lập các nhóm kiểm tra, người ta nói đến thực nghiệm so sánh song song.
Thực nghiệm so sánh song song
Là thực nghiệm sư phạm được thực hiện cùng lúc trên 2 hay nhiều nhóm, được làm bằng nhau về tất cả các mặt. Ở 1 nhóm, người ta áp dụng 1 phương pháp tập luyện mới (gọi là nhóm thí nghiệm), còn ở những nhóm khác không có sự thay đổi so với lúc bình thường (gọi là nhóm kiểm tra). Các buổi tập được tiến hành đồng thời ở hai nhóm, có nghĩa là song song.
Trên bảng 8 là thực nghiệm so sánh song song C A Nhóm thí nghiệm s T aS aT aT - T = a B Nhóm kiểm tra S T bS bT bT - T = b D
Bảng 12. Thực nghiệm so sánh song song
Khi xây dựng sơ đồ kết cấu này, cần nhớ là các nhân tố phụ có thể tác động lên cả nhóm thí nghiệm và nhóm kiểm tra.
Ngoài những ký hiệu đã sử dụng ở các sơ đồ trước, trong sơ đồ này còn có: - “aS” là nhân tố sư phạm ở nhóm kiểm tra, phản ánh giả thuyết đã được thừa nhận, là cơ sở để đánh giá hiệu quả của nhân tố thí nghiệm.
- “a” là sự tăng kết quả sư phạm do tác động của nhân tố thí nghiệm “aS”. - “b” là sự tăng kết quả sư phạm do tác động của nhân tố kiểm tra “bS”. - “AB” là đoạn thẳng (trục hoành) phía trên ghi nhưng thay đổi trong nhóm thí nghiệm, phía dưới của nhóm kiểm tra.
- “CD” là đoạn thẳng đứng (trục tung) phía bên phải là trạng thái kết thúc của thực nghiệm, phía bên trái là trạng thái trước thực nghiệm.
Tính chất logic của sơ đồ về giả thuyết khoa học đặt ra giữa nhóm thí nghiệm và nhóm kiểm tra, được xây dựng trên sự khác biệt các chỉ số về kết quả nghiên cứu giữa chúng. Tuỳ thuộc vào sự khác biệt, có 3 dạng thể hiện sau đây:
1. Dạng thứ 1: “a > b” điều đó có nghĩa giả thuyết được thừa nhận, khi sự tăng kết quả sư phạm do tác động của nhân tố thí nghiệm lớn hơn so với nhân tố kiểm tra (Thí dụ: nhóm thí nghiệm có thể nâng được trọng lượng vật nặng lớn hơn ở nhóm kiểm tra).
2. Dạng thứ 2: “a < b” giả thuyết được xác nhận, song nếu được thừa nhận, nếu sự tăng kết quả sư phạm do tác động của nhân tố thí nghiệm nhỏ hơn so với tác tác động của nhân tố kiểm tra (Thí dụ: sau khi đưa nhân tố mới vào nhóm thí nghiệm thành tích ở nhóm thí nghiệm kém hơn ở nhóm kiểm tra).
3. Dạng thứ 3: “a - b” giả thuyết không được thừa nhận, song cũng không bị bác bỏ bởi vì các nhân tố ở nhóm thí nghiệm và kiểm tra tạo nên kết quả như nhau. Theo quan điểm giáo dục, có thể đánh giá như một hiện tượng khả quan (tốt) vì nhân tố mới được đưa vào không kém gì nhân tố đang sử dụng. Sự xuất hiện của nhân tố mới tăng thêm số phương pháp tác động sư phạm.
Thực nghiệm so sánh song song có 3 loại:
a. Thực nghiệm so sánh song song giản đơn là dạng thực nghiệm dễ hơn cả. Trong thực nghiệm tham gia 2 nhóm (thực nghiệm và kiểm tra). Sau khi tiến hành một loạt buổi tập, xác định kết quả của các nhân tố thí nghiệm.
b. Thực nghiệm so sánh song song bắt chéo: Có kết cấu phức tạp hơn, có thể mô tả bằng sơ đồ sau đây (Bảng 13).
Các giai đoạn thí nghiệm Nhóm “A” Nhóm “B”
Giai đoạn 1 Nhân tố nghiên cứu 1 Nhân tố nghiên cứu 2 Giai đoạn 2 Nhân tố nghiên cứu 2 Nhân tố nghiên cứu 1
Bảng 13. Sơ đồ thực nghiệm song song bắt chéo
Thực nghiệm bắt chéo có những ưu điểm của mình. Nó cho phép đặt ra những điều kiện tương đối giống nhau ở các nhóm thí nghiệm. Điều đó rất quan trọng, bởi vì đạt đến sự cân bằng hoàn toàn giữa chúng là thực tế không thể có được.
Trong thực nghiệm bắt chéo, mỗi nhóm lần lượt là nhóm thực nghiệm, là nhóm đối chiếu. Sơ đồ thí nghiệm nay cho số liệu thu được có độ tin cậy cao hơn. Thực ra, ở nhóm nghiên cứu này hay nhóm nghiên cứu kia lần lượt chịu tác động của nhân tố sư phạm này hay nhân lo sư phạm kia, các chỉ số nghiên cứu áp dụng lẫn cho nhau, khả năng nói về sự tác động, dĩ nhiên sẽ giảm đi. Điều đó, có thể không cần đến xử lý bằng phương pháp toán học thống kê mà vẫn nhận được số liệu
Khi cần thiết so sánh không phải hai nhân tố mà là 3, người ta áp dụng kết cấu thí nghiệm sơ đồ 3 x 3 (Bảng 14).
Các giai đoạn thí nghiệm Nhóm “A” Nhóm “B” Nhóm “C”
Giai đoạn 1 Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3
Giai đoạn 2 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 1
Giai đoạn 3 Nhân tố 3 Nhân tố 1 Nhân tố 2
Bảng 14. Sơ đồ thực nghiệm bắt chéo 3x3
Nếu cần phân tích so sánh 4 nhân tố nghiên cứu thì áp dụng hình vuông latinh 4 x 4, có dạng sau đây (Bảng 15):
1 - 2 - 3 - 4 2 - 3 - 4 - 1 3 - 4 - 1 - 2 4 - 1 - 2 - 3
Bảng 15. Sơ đồ thực nghiệm bắt chéo 4 x 4
Như vậy, có thể xây dựng kết cấu thí nghiệm với số lượng lớn nhân tố so sánh. Song luôn thấm nhuần một điều quy định: Số nhân tố so sánh xác định số nhóm tham gia thực nghiệm.
Thiếu sót chính của thực nghiệm bắt chéo là ở sự luân phiên khác nhau tác động của các nhân tố: Thật ra, về điều kiện nghiên cứu, thời gian của 1 giai đoạn ít ra phải 2 tháng mới đủ để có những biến đổi cần thiết, thì nếu 4 nhân tố: Nhân tố 1 áp dụng ở nhóm A vào tháng 9 - 10, ở nhóm B tháng 11 - 12, ở nhóm D vào tháng 3 - 4... Sau 6 tháng, trình độ thể lực... của đối tượng nghiên cứu sẽ thay đổi. Một nhân tố nào đó tác động lên nhóm A hay nhóm B..., sẽ trên “nền” chuẩn bị khác nhau. Vì vậy, mà trong thực tế, cũng ít khi sử dụng đến 4 nhân tố so sánh trở lên. Những thí nghiệm như vậy, được áp dụng khi thời gian một giai đoạn thí nghiệm ngắn và không thể thay đổi về cơ bản trình độ người tập vào lúc bắt đầu một giai đoạn sau đó.
Theo sơ đồ kết cấu thực nghiệm so sánh, có thể trong một giai đoạn, nghiên cứu hiệu quả của một số nhân tố khi bảo toàn những nhân tố khác. Song, khoa học ngày nay có thể giải quyết những nhiệm vụ phức tạp hơn nhiều. Thí dụ: Sơ đồ thực nghiệm nhiều nhân tố dưới đây: so sánh hiệu quả của một số nhân tố và làm sáng tỏ mối quan hệ phụ thuộc giữa một số nhóm các nhân tố. Giả định phải xác định ảnh hưởng của các buổi học thể dục thể thao tới cơ thể trẻ em. Các nhân tố của buổi học cần xác định gồm có:
- Số buổi học trong 1 tuần (nhân tố thứ 1).
- Số lần lặp lại các bài tập TDTT trong mọi buổi học (nhân tố thứ 2).
- Độ dài quãng nghỉ giữa các lần lặp lại bài tập trong một buổi học (nhân tố thứ 3).
Mỗi nhân tố thí nghiệm có 2 mức so sánh (phương án). - Số buổi học 1 tuần là 2 hoặc 3.
- Số lần lặp lại bài tập 1 buổi là 5 hay 10 lần (chỉ tính số lần lặp lại ở phần cơ bản buổi học trong 2 bài tập, không tính trò chơi vận động).
- Độ dài quãng nghỉ giữa các lần lặp lại trong 1 buổi học là 1 hoặc 2 phút. Xây dựng sơ đồ thực nghiệm như sau (Bảng 16):
Các nhân tố Mức độ (phương án)
Thứ nhất Thứ hai
Số buổi học trong 1 tuần 2 3
Số lần lặp lại trong 1 buổi 5 10
Độ dài quãng nghỉ 1 2
Bảng 16. Sơ đồ thực nghiệm so sánh nhiều nhân tố
Sơ đồ này cho phép định ra 8 khả năng phối hợp phương án để đạt được hiệu quả cao nhất với 1 nhóm học sinh tập luyện: Phải chăng phương án số buổi học là 2, số lần lặp lại là 5 và quãng nghỉ có thời gian 1 phút hay phương án nào khác có ưu thế nhất?
Trong thực nghiệm trên, các phương án soạn theo các con số mỗi nhân tố (số buổi học 2 - 3, số lần lặp lại 5 - 10...).
Các phương án thí nghiệm cũng có thể phân biệt bằng chữ cái: Có nghĩa
là không bằng con số. Thí dụ: khi nghiên cứu hiệu quả của tổ hợp các bài tập thể dục sản xuất khác nhau: các nhân tố và phương án của nó được biểu thị như sau:
1. Loại tổ hợp bài tập “sức mạnh” và “bình thường”. 2. Loại hoạt động nghề nghiệp “chân tay” hay “trí óc”. 3. Thời gian thực hiện tổ hợp 6 phút hoặc 10 phút.
Trong trường hợp này, phương án của 2 nhân tố loại tổ hợp bài tập và loại nghề nghiệp, không thể biểu thị bằng số lượng. Điều kiện đó không nhất thiết, bởi vì khi xử lý số liệu không phải sự khác nhau số lượng phương án mà sự biểu hiện về mặt số học các chỉ số thu được trong nghiên cứu biểu thị phản ứng của cơ thể đối với từng nhân tố và phương án đặt ra. Do vậy, về nguyên tắc, các nhân tố có thể thể hiện qua các chữ cái “A”, “B”, “C”… các phương án là các số 1, 2, 3... Sơ đồ thực nghiệm sẽ có dạng sau đây (Bảng 17).
Các nhân tố Mức độ (phương án)
Thứ nhất Thứ hai
A 1 2
B 3 4
C 5 6
Bảng 17. Thực nghiệm so sánh phương án sử dụng chữ cái
Phương án của sự phối hợp có thể là: 1-3-5; 1-3-6; 1-4-5;1-4-6; 2-4-6: 2-4-5; 2-3-6; 2-3-5.
Sự biển thị các chỉ số phản ứng cơ thể bằng con số là điền kiện bắt bnộc của thử nghiệm nhiều nhân tố, bởi vì nó cho phép xử lý kết qnả nghiên cứu bằng phân tích phương sai. Xử lý kết quả theo số liệu của bảng dưới đây gồm các chỉ số phản
ứng của cơ thể mỗi người tham gia thử nghiệm lên từng nhân tố và phương án của nó. Thí dụ (Bảng 18).
Dạng hoạt động nghề nghiệp
Loại tổ hợp
Bài tập sức mạnh Bài tập thông thường Thời gian thực hiện (tổ hợp), phút
6 10 6 10
Lao động chân tay Lao động trí óc
Bảng 18. Bảng nghi các chỉ số phản ứng của cơ thể
Thực nghiệm sư phạm trong đó nghiên cứu 3 nhân tố, 2 phương án được gọi là thực nghiệm nhân tố 23 (2 lập phương 3 nhân tố thí nghiệm),
Số lượng phương án như nhau với một nhân tố là trường hợp đơn giản của thực nghiệm nhiều nhân tố. Phức tạp hơn cả là mỗi nhân tố có số phương án khác nhau (Bảng 19).
Nhân tố “A”
Nhân tố “B”
Phương án 3 Phương án 4
Nhân tố “C”
Phương án 5 Phương án 6 Phương án 5 Phương án 6
Phương án 1 Phương án 2
Bảng 19. Thực nghiệm so sánh nhân tố có số phương án khác nhau
Kết luận:
Các loại thực nghiệm sư phạm trên đây, được xây dựng trên cơ sở của 6 dấu hiệu (mục đích, mức độ biến đổi các điều kiện...). Vì vậy, mỗi một loại thực nghiệm biểu thị không phải bằng một dấu hiệu mà một số, đối đa là 6. Thí dụ: Nếu mục đích nghiên cứu có thể là cải tạo, thì mức độ thay đổi điều kiện là tự nhiên, phương pháp tố chức các nhóm là buổi học thực nghiệm, về phương hướng là so sánh, sơ đồ lôgic là bắt chéo. Tất cả các dấu hiệu, mối liên hệ của chúng, có thể xác định chính xác loại thí nghiệm và nhiệm vụ của nó.
11.3. Các yêu cầu khi tiến hành thực nghiệm sư phạm