- Khái niệm chung
VẬN ĐỘNG VIÊN
Ngày điều tra: ...
Để có quy hoạch dài hạn tuyển sinh vào Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, xin anh (chị) cho biết mấy vấn đề sau đây và xin chân thành cảm ơn!
1. Họ và tên: ... Nam (Nữ)………. Tuổi: ... Nơi thường trú: ... Đơn vị quản lý:... Cơ sở tập luyện: ... Môn (cự ly) thể thao chuyên sâu: ... Năm bắt đầu tập thể thao: ...
2. Cấp bậc VĐV cao nhất: ... Năm đạt: ... Năm đạt thành tích thể thao cao nhất trong cuộc thi vô địch toàn quốc: Năm: ... Xếp hạng: ... ...
3. Thành tích thể thao năm
Trong cuộc thi: ...
4. Thành tích thể thao năm 2021: ... thứ………../…………VĐV (đội) Trong cuộc thi: ... ... ... ...
5. Thành tích thể thao trong Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IX (2016) Thứ: ... trong ... VĐV (đội)
6. Trình độ văn hóa hiện nay:…...lớp.../12 (…./…./2021). Theo học bổ túc văn hóa hay phổ thông (gạch dưới).
Năm tốt nghiệp THCS, THPT, ĐH, THCN.
7. Nguyên vọng thi vào trường Đại học Sư phạm TDTT HN:
Có: ... Không: ... Hình thức theo học (tập trung, dài hạn).
Dự kiến năm thi: ... ...
NGƯỜI ĐIỀU TRA
(Ký tên)
VẬN ĐỘNG VIÊN
(Ký tên)
Những điều chú ý khi phỏng vấn gián tiếp
Để phỏng vấn gián tiếp tạo được hiệu quả cao, nhà nghiên cứu cần chú ý một số điều sau dây:
a. Các câu hỏi là một hệ thống khoa học, nội dung và hình thức phải phù hợp với đối tượng được hỏi, phải diễn đạt sao cho mọi người có thể trả lời được.
c. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho người trả lời phong bì, tem thư ghi rõ địa chỉ gửi về, kinh phí và các vấn đế khác có liên quan.
d. Phải tính toán sao cho số lượng người được hỏi lớn, phải dự kiến số phiếu thất lạc hoặc không trả lời hay trả lời không chính xác.
e. Các câu hỏi phải thuận tiện cho người trả lời về nội dung, cách ghi, điền vào phiếu.
g. Trước khi gửi phiếu hỏi đi, phải kiểm tra lại một lần nữa các câu hỏi (làm rõ nội dung, sửa cách diễn đạt, xác định câu hỏi khó, làm rõ cách trả lời).
Một số biểu hiện khi nhà nghiên cứu đặt câu hỏi chưa tốt:
- Đa số người được hỏi đều né tránh trả lời (có thể vì không hiểu, không nắm được yêu cầu, cách trả lời, câu hỏi khó không phù hợp với khả năng).
- Hầu hết đều trả lời: không hiểu, không rõ (có thể vì hỏi khó, diễn đạt lại không rõ hay người trả lời lười suy nghĩ).
- Người trả lời tự ý thay đổi nội dung câu hỏi hay cách trả lời.
- Trả lời dài dòng không đúng yêu cầu (có thể do chưa giới hạn vấn đề, chưa lường hết được các phương án có thể xảy ra).
- Mọi người đều trả lời như nhau (do câu hỏi đơn giản, vấn đề quá rõ).
7.2.3. Phương pháp trao đổi mạn đàm
Trao đổi mạn đàm được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, đặc biệt là tổ chức hội thảo. Đây là phương pháp thu nhận thông tin bằng cách đưa ra những tình huống có vấn đề, nhằm thu hút các đối tượng nghiên cứu vào các cuộc tranh luận bổ ích, để mọi người tự bộc lộ được quan điểm, tư tưởng, suy nghĩ.
Điều quan trọng nhất trong kỹ thuật tổ chức trao đổi, tọa đàm hay hội thảo, là nhà nghiên cứu biết khéo léo đặt câu hỏi, tạo tình huống xung đột, thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người và xây dựng bầu không khí sôi nổi một cách tự nhiên, vì chúng ảnh hưởng lớn đến chất lượng vấn đề nghiên cứu.
Khi trao đổi, mạn đàm người được hỏi và nhà nghiên cứu là những mặt tích cực.
Các ưu điểm, nhược điểm của trao đổi mạn đàm:
a. Ưu điểm: Nhờ tọa đàm, nhà nghiên cứu thu được những khái niệm, những thông tin sâu sắc về vấn đề quan tâm, có thể làm sáng tỏ những vấn đề còn bị nghi ngờ, nhờ vậy số liệu có độ tin cậy cao hơn,
b. Nhược điểm: Vấn đề khai thác sâu nên tốn nhiều thời gian, lại không thu được số lượng thông tin đủ lớn.
Khi trao đổi mạn đàm, nhà nghiên cứu phải luôn chủ động giữ vai trò chủ đạo, hướng cuộc thảo luận, hội thảo đi vào trọng tâm vấn đề nghiên cứu, không bị lôi cuốn vào những vấn đề khác do người được hỏi chi phối.
CHƯƠNG VIII