Nhận xét của người hướng dẫn khoa học

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 55 - 57)

Đối với luận văn, luận án từ bậc thạc sĩ trở lên người hướng dẫn khoa học là người có học vị khoa học từ tiến sĩ trở lên hoặc là người có cả học vị tiến sĩ và hàm vị Phó Giáo sư trở lên. Người hướng dẫn phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực khoa học và khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học, được các cơ quan quản lý khoa học ra quyết định cho phép được hướng dẫn. Đối với học viên cao học và nghiên cứu sinh hiệu trưởng trường đại học có thẩm quyền ra quyết định. Người hướng dẫn chịu trách nhiệm hướng dẫn học viên cao học (hoặc nghiên cứu sinh) trong suốt thời gian làm luận văn, luận án; thông qua hoặc bảo vệ kế hoạch từng năm, tạo điều kiện để người nghiên cứu độc lập, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học theo đúng kế hoạch đã được cấp quản lý phê duyệt. Người hướng dẫn khoa học còn có trách nhiệm đọc góp ý, giúp đỡ và sửa chữa luận văn, luận án, tóm tắt luận văn, luận án sau mỗi vòng bảo vệ, được các hội đồng cấp cơ sở và cấp viện, trường đóng góp ý kiến.

Trước khi bảo vệ chính thức luận văn, luận án, người hướng dẫn khoa học phải viết bản nhận xét với kết quả học tập, nghiên cứu của học viên, nghiên cứu sinh. Nội dung nhận xét gồm có:

a. Phần đầu, giới thiệu ngắn gọn. Họ tên người hướng dẫn khoa học, học vị, hàm vị, cơ quan công tác. Họ tên học viên (hoặc nghiên cứu sinh), tên đề tài, chuyên ngành, mã số chuyên ngành. Nếu luận văn, luận án được hai người hướng dẫn, thì phải ghi đủ thông tin cá nhân của cả hai người hướng dẫn một và hướng dẫn hai.

b. Phần nội dung nhận xét cần tập trung vào tinh thần thái độ học tập (nếu là học viên cao học và nghiên cứu sinh), thái độ lao động khoa học, năng lực nghiên cứu hoàn thành các công việc đặt ra theo kế hoạch từng năm và kế hoạch chung cả giai đoạn nghiên cứu.

(nhận xét của người hướng dẫn khoa học không quá đi sâu vào những vấn đề chuyên môn cụ thể, để không trùng lặp với nhận xét của các phản biện).

d. Đánh giá các ưu, nhược điểm chính của học viên, nghiên cứu sinh trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở đào tạo (kể cả thành tích đột xuất nếu có).

e. Người hướng dẫn (hoặc tập thể hướng dẫn) cũng phải khẳng định bản luận văn, luận án đã đáp ứng được các yêu cầu của luận văn, luận án bậc học hay chưa, cùng với đánh giá các mặt nêu ở trên, đề nghị lên Hội đồng khoa học hay Hội đồng chấm luận văn (luận án) cấp học tương cho phép học viên, nghiên cứu sinh được bảo vệ giành học vị khoa học hay Hội đồng chấm luận văn (luận án) cấp học tương ứng.

5.6 Áp dụng thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Bất kỳ một đề tài nghiên cứu khoa học nào sau khi bảo vệ thành công, thành quả nghiên cứu, ít nhiều đều được phổ biến áp dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống.

Các thành quả nghiên cứu thể dục thể thao có giá trị ứng dụng để phát triển phong trào thể dục thể thao, trước hết là cải thiện sức khoẻ, đổi mới tổ chức, nâng cao thành tích các môn thể thao.

Kết quả nghiên cứu có thể được phổ biên rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin: báo chí, tạp chí chuyên ngành. Nhà nghiên cứu tham gia báo cáo ở các Hội nghị khoa học khác, viết sách chuyên môn, nói chuyện chuyên đề. Một kết quả nghiên cứu tốt, phải được nhiều người biết và áp dụng.

Thực tiễn là nơi kiểm nghiệm đúng đắn nhất giá trị của đề tài. Những mâu thuẫn lại nảy sinh từ kết quả vừa được nghiên cứu. Các đề tài mới lại xuất hiện. Các cuộc nghiên cứu được tổ chức ở nấc thang kiến thức cao hơn trước, sẽ đem lại hiệu quả ngày một to lớn hơn.

PHẦN II

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG THỂ DỤC THỂ THAO THỂ THAO

CHƯƠNG VI

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN

Phương pháp nghiên cứu lý luận còn có tên gọi là phương pháp đọc, phân tích tài liệu tham khảo hay phương pháp đọc sách.

Nghiên cứu lý luận nằm trong hệ phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu. Từ những nguồn tài liệu khác nhau, nhà nghiên cứu thu thập những tài liệu gần với vấn đề nghiên cứu, lựa chọn chúng một cách có ý thức. Phương pháp này được nhà nghiên cứu sử dụng trong suốt quá trình làm việc với đề tài khoa học từ khi lựa chọn hướng và đề tài, cho đến khi viết và trình bày xong bản luận văn khoa học.

6.1. Khái niệm

- Phương pháp nghiên cứu lý luận là phương pháp thu thập thông tin bằng cách đọc và phân tích tài liệu tham khảo. Khi đọc và phân tích nguồn tài liệu phong phú, nhà nghiên cứu có thể đưa ra các kết luận quan trọng và hết sức bổ ích.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)