Kết quả phát hiện kháng thể trung hoà vi rút LMLM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính sinh miễn dịch của chủng vi rút o FMD AVAC3 để sản xuất vắc xin vô hoạt phòng bệnh lở mồm long móng (Trang 55 - 58)

Kết quả trên cho biết ở nhóm đối chứng có sự khác biệt rõ giữa đối chứng

virút (phá hủy hoàn toàn thảm tế bào) và đối chứng âm không có vi rút (thảm tế bào còn nguyên vẹn). Ở nhóm xét nghiệm, theo độ pha loãng tăng dần (hàm lượng kháng thể trung hòa vi rút LMLM giảm dần), thảm tế bào bị phá hủy càng rõ. Trong hình 4.3, ngưỡng mà tại đó trung hòa hoàn toàn vi rút được xác định là 1/32. Biến động hiệu giá kháng thể trung hòa vi rút LMLM ở nhóm lợn sau tiêm một mũi vắc xin được tổng hợp ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Đáp ứng miễn dịch của lợn sau khi tiêm 1 mũi vắc xin

Lượng vi rút/ liều vắc xin 6 log10 (N1) 7 log10 (N3) 7,5 log10 (N5) Đối chứng (N7)

Lợn thuộc nhóm đối chứng tại tất cả các thời điểm lấy mẫu đều không chuyển dương tính với kháng thể kháng vi rút LMLM (hàng thứ 6, bảng 4.1). Ở nhóm gây miễn dịch quan sát được hiện tượng chuyển dương tính tại các thời điểm sau tiêm. Cụ thể như sau:

Nhóm N1 (liều gây miễn dịch 6 log10 TCID50/ml), hiệu giá kháng thể của lợn có chiều hướng tăng sau tiêm cho đến thời điểm D35. Cụ thể hiệu giá kháng thể tăng từ 0,9 log10 đến cao nhất là 1,29 log10 (tại thời điểm 35 ngày sau tiêm). Tuy nhiên, sau đó đáp ứng miễn dịch của lợn giảm dần tại các thời điểm lấy máu: D42 đến D56. Đến thời điểm 56 ngày, xác định hiệu giá kháng thể của lợn chỉ đạt 0,96 log10.

Ở nhóm N3 (liều gây miễn dịch 7 log10 TCID50/ml), kháng thể tăng từ ngày thứ 21 sau tiêm và đạt cao nhất tại thời điểm 28 ngày sau tiêm là 1,35 log10. Các thời điểm 35, 42, 49 và 56 ngày hiệu giá giảm dần và kết quả tại 56 ngày. Kết quả cho thấy, mặc dù lượng vi rút gây miễn dịch tăng gấp 10 lần so với nhóm N1, nhưng đáp ứng miễn dịch không được tăng cường một cách tuyến tính.

Tương tự với nhóm thí nghiệm N5 (liều gây miễn dịch 7,5 log10 TCID50/ml), nồng độ vi rút tiếp tục tăng nhưng kháng thể đạt từ 0,9 log10 đến thời điểm đạt cao nhất là 1,2 log10 ở 35 ngày sau tiêm, kháng thể của lợn tiếp tục giảm dần sau 56 ngày theo dõi. Như vây cả 3 nhóm lợn khi được tiêm 1 mũi vắc xin (N1, N3 và N5) tại các nồng độ vi rút khác nhau đều cho đáp ứng miễn dịch. Để làm rõ sự khác biệt về mức độ, biến động hiệu giá kháng thể và tương quan với các tiêu chuẩn về ngưỡng bảo hộ, kết quả trình bày ở bảng 4.1 được biểu diễn

ở hình 4.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính sinh miễn dịch của chủng vi rút o FMD AVAC3 để sản xuất vắc xin vô hoạt phòng bệnh lở mồm long móng (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w