Đánh giá về công tác quyết toán chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 89 - 91)

Chỉ tiêu Điểm bình quân P.value Cán bộ Lãnh đạo huyện Cán bộ Phòng TCKH huyện Cán bộ KBNN huyện Thủ trƣởng đơn vị Kế toán đơn vị Bình quân

1. Mức độ tuân thủ các quy định của Nhà

nước về chấp hành dự toán chi phù hợp 4,10 3,93 4,30 4,57 4,36 4,32 0,000

2. Chu trình chi ngân sách thực hiện trên cơ sở bám sát định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng NSNN ban hành

3,20 3,73 4,00 3,77 3,80 3,73 0,701

3. Công tác xây dựng định mức chi xây

dựng cơ bản, chi thường xuyên phù hợp 3,50 3,73 4,20 4,20 4,12 4,02 0,066

4. Công tác tư vấn lập dự án, lập thiết kế

dự toán trong chi đầu tư phát triển chặt chẽ 3,00 3,27 3,80 3,53 3,44 3,43 0,021

5. Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ

ngân sách hợp lý 3,00 3,07 3,50 3,23 3,32 3,23 0,084

6. Báo cáo quyết toán chi ngân sách của

các đơn vị dự toán luôn nhỏ hơn thu 4,20 3,40 3,50 3,20 3,20 3,38 0,022

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra

- Về tiêu chí “Mức độ tuân thủ các quy định của Nhà nước về chấp hành dự toán chi phù hợp” với P.value = 0,000 < 0,05, ta thấy có sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa các đối tượng điều tra và được các nhóm đối tượng điều tra đánh giá ở mức đồng ý với điểm bình quân chung của tiêu chí này là 4,32. Thực tế cho thấy, Quyết toán chi NSNN là việc làm thường xuyên hàng năm của đơn vị dự toán ngân sách (cơ quan thụ hưởng NSNN); của cơ quan kiểm soát chi NSNN (KBNN); của cơ quan phân bổ dự toán NSNN (cơ quan Tài chính). Kết quả này chứng tỏ mức độ tuân thủ các quy định của Nhà nước về chấp hành dự toán chi phù hợp vẫn bộc lộ những bất cập, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay đang đặt ra.

- Về tiêu chí “Chu trình chi ngân sách thực hiện trên cơ sở bám sát định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng NSNN ban hành” với P.value = 0,701 > 0,05, ta thấy không có sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa các đối tượng điều tra và được các nhóm đối tượng điều tra đánh giá ở mức đồng ý với điểm bình quân chung của tiêu chí này là 3,73. Thực tế cho thấy, chu trình chi ngân sách được các đơn vị thực hiện trên cơ sở bám sát định mức phân bổ và định mức sử dụng NSNN.

- Về tiêu chí “Công tác xây dựng định mức chi xây dựng cơ bản, chi thường xuyên phù hợp” có điểm bình quân chung ở mức bình thường là 4,02, với P.value = 0,066 > 0,05 ta thấy không có sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa các đối tượng

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

điều tra. Điều này, đúng với thực trạng trong những năm trở lại đây, công tác xây dựng định mức chi xây dựng cơ bản, chi thường xuyên phù hợp.

- Về tiêu chí “Công tác tư vấn lập dự án, lập thiết kế dự toán trong chi đầu tư phát triển chặt chẽ” có điểm bình quân chung ở mức đồng ý là 3,45, với P.value = 0,021 < 0,05 ta thấy có sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa các đối tượng điều tra. Nhóm thủ trưởng đơn vị và kế toán có điểm đánh giá cao hơn nhưng nhóm cán bộ phòng Kế hoạch tài chính và KBNN lại đánh giá thấp hơn mức bình quân. Thực tế cho thấy, công tác tư vấn lập dự án, lập thiết kế dự toán trong chi đầu tư phát triển được các đơn vị thực hiện một cách chặt chẽ trong thời gian qua.

- Về tiêu chí “Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách hợp lý” có điểm bình quân chung ở mức thấp là 3,23, với P.value = 0,084 > 0,05 ta thấy không có sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa các đối tượng điều tra. Thực tế cho thấy, do thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ; chịu trách nhiệm về những khoản chi không đúng tiêu chuẩn, định mức của chế độ tài chính hiện hành và việc hạch toán, quyết toán ngân sách sai chế độ, nên quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách được thực hiện hết sức chặt chẽ.

- Về tiêu chí “Báo cáo quyết toán chi ngân sách của các đơn vị dự toán luôn nhỏ hơn thu” có điểm bình quân chung ở mức trung bình là 3,38, với P.value = 0,022 < 0,05 ta thấy có sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa các đối tượng điều tra. Nhóm Lãnh đạo UBND huyện và cán bộ Phòng Tài chính kế hoạch hơn 2 nhóm thủ trưởng đơn vị và kế toán đơn vị. Để thực hiện tốt công tác này, các đơn vị phải thực hiện đánh giá lại tình hình thực hiện dự toán, các nhiệm vụ được giao, xác định số thực chi, số kinh phí còn lại phải thu hồi để nộp NSNN, số kinh phí được chuyển sang năm sau chi tiếp (đối với các trường hợp có quy định). Trên cơ sở phân tích đánh giá việc lập, chấp hành dự toán có thể rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho chu trình quản lý của niên độ ngân sách năm sau.

Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng ngân sách một mặt đã tạo điều kiện cho các đơn vị trong việc điều hành chấp hành dự toán ngân sách nhưng mặt khác cũng đã làm

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

giảm khả năng kiểm soát của các cơ quan quản lý dẫn đến việc điều chỉnh dự toán của các đơn vị không được kiểm soát chặt chẽ, các tiêu chuẩn định mức chi tiêu thường được các đơn vị vận dụng cho các nội dung chi không có trong quy định, hệ thống kiểm soát chi chủ yếu dựa trên quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị nên công tác kiểm soát chi chưa thực sự hiệu quả, công tác chấp hành ngân sách chưa được đánh giá cao. Quyết toán ngân sách đã được lập theo đúng biểu mẫu quy định nhưng chưa đúng thời hạn; công tác thẩm tra quyết toán đã được thực hiện theo đúng quy định nhưng hiệu quả chưa cao. Công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN đã phát hiện và thu hồi các khoản chi sai chế độ, sai mục đích, không đúng dự toán nhưng kết quả chưa nhiều

* Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)