5. Kết cấu luận văn
3.2.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý và sử dụng kinh
phí ngân sách nhà nước
a. Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng NSNN
Trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách đã được quan tâm chú trọng; năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh tra đã nâng lên cả về lượng lẫn về chất. Tuy vậy, các cơ quan cần chú ý phối hợp và thực hiện thanh tra, kiểm tra từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN:
- Xem xét việc lập dự toán có từ cơ sở đi lên hay không, xuất phát từ nhu cầu thực tế ngân sách của các đơn vị, các xã, thị trấn, có cơ sở khoa học dựa trên những phân tích, dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của ngành.
- Dự toán chi phải chú trọng việc phân bổ, sử dụng NSNN; việc phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ, chú ý lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
- Đồng thời thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá trong chi ngân sách của các đơn vị dự toán, có chấp hành đúng theo quy định của pháp luật; ràng buộc trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị chuẩn chi ngân sách và chế tài xử lý khi bị sai phạm. Việc phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản phát sinh chi thường xuyên không có định mức phân bổ dự toán, các khoản chi cho an sinh xã hội.
- Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, thường xuyên đào tạo, cập hật các kiến thức mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, QLNN mà còn nhiều kiến thức tổng hợp khác.
b. Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của Uỷ ban nhân dân huyện và giám sát của Hội đồng nhân dân huyện trong quản lý chi ngân sách
Đảng bộ và UBND huyện và các xã, thị trấn cần tập trung hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, vận dụng đúng đắn, sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn địa phương, khơi dậy, phát huy nguồn lực trong dân và doanh nghiệp để đầu tư sản xuất kinh doanh; trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ và chính quyền địa phương cần chú trọng tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý chi ngân sách; chỉ đạo xử lý nghiêm minh những đơn vị, cá nhân được giao quản lý nguồn kinh phí ngân sách mà sử dụng, chi tiêu không có hiệu quả, lợi dụng để tham ô, vụ lợi cá nhân.
HĐND các cấp cần tăng cường chức năng giám sát trong công tác lập, phân bổ ngân sách, tạm ứng các nguồn ngân sách, quản lý sử dụng nguồn kinh phí ngân sách, điều hành nguồn ngân sách của địa phương nhằm đưa việc quản lý ngân sách theo đúng quy định của Luật NSNN. Tăng cường giám sát việc quản lý và sử dụng vốn từ nguồn bổ sung của ngân sách cấp trên, nhất là các nguồn vốn trong lĩnh vực đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đúng theo danh mục và mục đích đã được phê duyệt.
3.2.3. Giải pháp tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý chi ngân sách
Con người là nhân tố quyết định trong quản lý, công tác quản lý chi ngân sách có đạt được tốt hay không phụ thuộc vào khả năng quản lý của cán bộ. Vì vậy vấn đề xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chú trọng. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính nói chung, quản lý chi NSNN nói riêng, nhân tố con người có một vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
đến chất lượng, hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực có hạn của Nhà nước. Để tạo cơ sở vững chắc cho công tác quản lý chi ngân sách, các đơn vị, địa phương cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể:
Một là, rà soát, đánh giá lại toàn bộ máy quản lý tài chính kế toán của các đơn vị, các xã, thị trấn thuộc huyện Gio Linh cả về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Trên cơ sở đó tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả để nâng cao chức năng tự kiểm soát của công tác kế toán. Từng bước rà soát lại đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán tại các đơn vị, các xã, thị trấn, phấn đấu xây dựng một bộ phận kế toán chuyên trách vững nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức tốt để tham mưu cho chủ tài khoản về việc chi tiêu đúng chế độ quy định và tổ chức công tác quản lý chi ngân sách của đơn vị một cách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Người làm công tác tài chính kế toán là người phải có đạo đức và liêm khiết trong thực thi công vụ; nếu không có tinh thần trách nhiệm, tư lợi cá nhân sẽ dẫn đến có sự gian lận trong việc chi tiêu ngân sách. Định kỳ phải có sự kiểm tra, sàng lọc nhằm phát hiện sai sót trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của kế toán đơn vị, tùy theo mức độ có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đối với cán bộ không đủ năng lực phẩm chất thực hiện nhiệm vụ được giao thì không bố trí làm công tác kế toán.
Hai là, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng các bộ bằng nhiều hình thức:
- Cần duy trì biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các bộ làm công tác tài chính kế toán tại đơn vị, đặc biệt là đội ngũ kế toán trưởng và bộ phận kiểm soát chi ngân sách nhà nước thông qua tập huấn, bồi dưỡng cập nhật những kiến thức mới, cần thiết để cán bộ kế toán am hiểu sâu rộng về nghiệp vụ, có khả năng thích ứng với ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi ngân sách
- Khuyến khích cán bộ quản lý chi ngân sách học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tự học để nắm bắt kiến thức mới, những chế tài, luật định áp dụng trong sử dụng ngân sách nhà nước, cập nhật các chế độ chính sách mới nâng cao năng lực thực tiễn nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách nói riêng phải là những cán bộ trung thực, có quan điểm lập trường vững vàng, đúng đắn, vì vậy cần phải nâng cao
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
- Tổ chức đào tạo cơ bản cho cán bộ quản lý tài chính của các đơn vị, các xã, thị trấn biết sử dụng hệ thống phần mềm kế toán, tạo môi trường thống nhất cho công tác quản lý.
Ba là, để công tác chấp hành kỷ luật tài chính trong các đơn vị sử dụng ngân sách sớm đi vào nề nếp, cần có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh đối với cán bộ làm công tác tài chính và cán bộ lãnh đạo. Hiện nay chế độ thưởng, phạt ở các đơn vị sử dụng ngân sách có thực hiện nhưng chưa nghiêm minh, thưởng, phạt còn mang nặng tính hình thức.
- Thực hiện chế độ trách nhiệm đúng luật định đối với thủ trưởng và cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại các đơn vị, tăng cường kiểm soát trước khi chuẩn chi tại đơn vị. Có biện pháp xử lý kiên quyết (sử dụng các hình thức kỷ luật: xử phạt hành chính, buộc thôi việc, truy tố…) đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính như chi tiêu tùy tiện, lập chứng từ thanh toán không đúng thức tế… Cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuẩn chi sai chế độ quy định phải có trách nhiệm bồi hoàn lại cho ngân sách. Các khoản chi để ngoài sổ sách kế toán phải được thu hồi và truy cứu trách nhiệm đối với những cá nhân cố tình vi phạm. đối với các trường hợp lập chứng từ “khống” để tham ô phải truy cứu trách nhiệm hình sự .
- Ngoài ra cần có chế độ khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ hoạt động có hiệu quả, tham mưu đề xuất sáng kiến, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Từ đó nâng cao chất lượng quản lý chi trong đơn vị.
3.2.4. Giải pháp hoàn thiệncơ chế quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn
3.2.4.1. Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
Nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; tạo quyền chủ động trong huy động các nguồn lực cũng như cơ sở vật chất để tổ chức dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, thực hành tiết kiệm nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.
Trong quá trình phân bổ ngân sách căn cứ vào tình hình thực hiện của năm trước, định mức chi để phân bổ cho năm đầu thuộc thời kỳ ổn định ngân sách, chưa gắn kết khoản kinh phí phân bổ với các đầu ra cụ thể, chi tiết. Hơn nữa cơ chế hiện tại cũng chưa có công cụ để đo lường, đánh giá hiệu quả, hiệu lực đầu ra đạt được.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Cần quy định tiêu chuẩn đối với tổ chức bộ phận kế toán; tăng cường quyền thực hiện, kiện toàn, sắp xếp bộ máy tổ chức; phân bổ ngân sách theo hướng cân đối tổng thể, không phân chia nguồn kinh phí thực hiện tự chủ và không thực hiện tự chủ; gắn kết việc phân bổ ngân sách với các chi tiêu đầu ra cho các đơn vị. Mục đích của các giải pháp này là nâng cao hiệu quả chi tiêu công, bên cạnh việc tăng cường kỷ luật tài chính và sắp xếp thứ tự ưu tiên chiến lược với nguồn ngân sách được phân bổ.
3.2.4.2. Hoàn thiện quan hệ phối hợp giữa phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục
Thuế và Kho bạc nhà nước
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi NSNN nhất thiết phải có sự cộng tác, phối hợp giữa cơ quan phân bổ, giao dự toán (cơ quan Tài chính) và cơ quan kiểm soát việc xuất quỹ ngân sách (KBNN). Cơ quan Tài chính khi giao dự toán phải cụ thể từng nhiệm vụ chi phù hợp với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, phải đúng quy định của mục lục NSNN. Cơ quan KBNN phải công khai quy trình kiểm soát chi, niêm yết rõ ràng các loại hồ sơ, chứng từ, thủ tục để đơn vị dự toán biết và thực hiện. Qua đó, cơ quan Tài chính và KBNN phải thường xuyên thực hiện công tác báo cáo, tham mưu cho các cấp lãnh đạo chính quyền để kịp thời có các biện pháp chỉ đạo, điều hành ngân sách địa phương, đặc biệt là tình hình tồn quỹ ngân sách, tiến độ giải ngân vốn đầu tư, kết quả kiểm soát chi ngân sách, ý thức chấp hành chế độ, chính sách của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Chi cục Thuế, KBNN huyện tiếp tục khai thác việc sử dụng hệ thống quản lý ngân sách Tabmis. Đồng thời đề nghị mở rộng hệ thống Tabmis đến các đơn vị sử dụng ngân sách để các đơn vị tự nhập dự toán như đơn vị dự toán cấp I nhập liệu vào hệ thống Tabmis và chịu trách nhiệm với dự toán dược giao. đồng thời phân quyền trách nhiệm cụ thể trong việc nhập liệu này, nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý chi ngân sách nhà nước, không chỉ riêng của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và Kho bạc Nhà nước.
Thực hiện chế độ kiểm soát trước, trong và sau khi chi ngân sách thông qua cơ chế phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của phòng Tài chính - Kế hoạch, KBNN huyện và cơ quan thụ hưởng ngân sách. Cần phải điều chỉnh lại việc thực
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
hiện cơ chế kiểm soát chi theo hướng tạo điều kiện cho đối tượng thụ hưởng ngân sách thuận lợi, chủ động trong điều hành kinh phí của mình, thực hiện các nhiệm vụ được giao đúng quy định và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, xóa đi những trùng lắp trong kiểm soát chi như hiện nay; đối với các đơn vị thực hiện Nghị định 130/NĐ-CP và Nghị định 43/NĐ-CP xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở các định mức, tiêu chuẩn ban hành và Thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm trực tiếp và cao nhất trong quá trình sử dụng kinh phí ngân sách của đơn vị.
3.2.4.3. Hoàn thiện, hệ thống hoá định mức phù hợp và đảm bảo tính thống nhất để quản lý, điều hành, kiểm soát chi ngân sách nhà nước để quản lý, điều hành, kiểm soát chi ngân sách nhà nước
Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ và chấp hành NSNN, là cơ sở để KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN. Hiện tại hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN của nước ta vừa thiếu, vừa lạc hậu. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN. Do vậy, cần phải phối hợp với cơ quan Tài chính và các phòng, ban tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung một số tiêu chuẩn, định mức theo thẩm quyền của UBND huyện; hoặc kiến nghị với UBND tỉnh và Trung ương, đồng thời cụ thể hoá các định mức, tiêu chuẩn chi NSNN đang hiện hành đảm bảo thoả mãn các yêu cầu sau:
Một là, các tiêu chuẩn, định mức phải được xây dựng đảm bảo logic, khoa học từ việc phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng phải được tiến hành một cách chặt chẽ và có cơ sở thực tiễn, xác đáng để các định mức chi đảm bảo được tính phù hợp với mỗi loại hình hoạt động, phù hợp với từng đơn vị và thực tiễn của huyện Gio Linh.
Hai là, các tiêu chuẩn, định mức phải có tính thực tiễn cao, nghĩa là nó phải phản ánh mức độ phù hợp với nhu cầu kinh phí phục vụ cho hoạt động của các đơn vị thụ hưởng NSNN trên cơ sở điều kiện phát triển kinh tế, khả năng cân đối NSNN của từng vùng, từng địa phương của huyện Gio Linh.
Ba là, hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi phải đảm bảo tính thống nhất đối với từng khoản chi và với từng đối tượng thụ hưởng NSNN cùng loại hình hoặc cùng loại hoạt động; đồng thời định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý cao.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân
sách nhà nước tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” có thể kết luận.
Thứ nhất, tác giả đã dựa trên lý luận chung về chi ngân sách ngân sách địa phương trong hệ thống ngân sách nhà nước, xác định Vai trò của chi ngân sách nhà nước, chức năng của chi ngân sách nhà nước, thêm vào đó là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách nhà nước để làm cơ sở cho công tác thu thập thông tin để điều chỉnh trong công tác quản lý chi ngân sách. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước gồm các khâu: Lập dự toán chi ngân sách nhà nước, Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước, quyết toán chi ngân sách nhà nước và thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, tìm hiểu kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách nhà nước tại các địa phương có điều kiện tương đồng và rút ra bài học rút ra đối với huyện Gio Linh.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại huyện Gio Linh giai đoạn 2016-2018. Kết quả phân tích cho thấy công tác quản lý chi ngân sách trong thời gian qua của huyện Gio Linh đã đạt được những thành tựu nhất định, chấp hành nghiêm túc Luật NSNN và các quy định về quản lý tài chính trong