5. Kết cấu luận văn
1.2.6.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong các thành phần kinh tế có tính chất quyết định đến nội dung, cơ cấu của chi NSNN trên địa bàn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa tạo khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung cơ cấu chi NSNN một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung, cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng phát triển của địa phương.
Kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, cơ sở giáo dục, y tế, các công trình phúc lợi, xã hội cũng là những nhân tố quan trọng quyết định đến cơ cấu chi NSNN trong từng thời kỳ.
Khả năng tích luỹ từ sự phát triển nền kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi ngân sách nhà nước. Lực lượng sản xuất phát triển cao, kết cấu hạ tầng bền vững, đảm bảo cho yêu cầu phát triển thì quy mô tích luỹ ngày càng lớn, quy mô thu NSNN ngày càng được mở rộng, nguồn thu NSNN ngày càng bền vững. Do vậy, chi cho đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh sẽ ngày mở rộng và tăng dần theo đầu tư chiều sâu, nền kinh tế xã hội của tỉnh sẽ ngày càng phát triển.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Tổ chức bộ máy và vai trò của chính quyền trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến nội dung, cơ cấu chi NSNN trên địa bàn tỉnh, nó quyết định đến bản chất và nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương. Sự mở rộng hay thu hẹp bộ máy quản lý của chính quyền trong nền kinh tế xã hội nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi tiêu NSNN của tỉnh. Khi kinh tế xã hội của tỉnh phát triển, công nghiệp hoá không ngừng gia tăng thì hệ thống các mối quan hệ xã hội, thương mại, pháp lý cần phải được củng cố, hoàn thiện. Chính quyền cần phải có vị thế mạnh hơn để thiết lập, vận hành và quản lý nền kinh tế - xã hội theo đúng định hướng quy hoạch của địa phương, do đó dẫn đến sự tăng nhanh chi tiêu của ngân sách nhà nước.