Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 39)

5. Kết cấu luận văn

1.2.6.4. Các nhân tố khác

Ý thức chấp hành của các đối tượng: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đến chất lượng quản lý chi NSNN, ý thức tự giác trong việc sử dụng kinh phí NSNN sẽ tránh được những sai phạm và vi phạm trong việc sử dụng kinh phí nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.

Sự phối hợp trong các cơ quan của hệ thống tài chính trong việc thực hiện quản lý chi NSNN và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, thực hiện và tham gia quản lý NSNN cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN.

Qua những nhân tố đã nêu trên, công tác quản lý chi ngân sách chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, với mức độ khác nhau, có thể lựa chọn giải pháp thích hợp để đạt mục tiêu. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.3. Kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại cácđịa phƣơng và bài

học rút ra đối với huyện Gio Linh

1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc

1.3.1.1. Kinh nghiệm của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Phú Lộc là một huyện nằm ở phía Đông nam tỉnh TT-Huế. Đây là đơn vị có số thu nội địa lớn nhất của tỉnh. Phú Lộc cũng đã tham gia áp dụng hệ thống TABMIS trong quản lý, điều hành ngân sách. Việc quản lý các nguồn kinh phí chặt chẽ, minh bạch, góp phần giúp thành phố chủ động cân đối bố trí dự toán kinh phí phục vụ các nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương. Kinh nghiệm của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong quản lý chi ngân sách nhà nước cụ thể là:

- Đối với khâulập dự toán chi ngân sách nhà nước

Đối với khâu lập dự toán chi NSNN đã được huyện quan tâm và từng bước thực hiện theo luật NSNN. Dự toán chi NSNN đã được tính toán, phân bổ theo mục lục NSNN, phù hợp với điều kiện phát triển, các mục tiêu kinh tế - xã hội mà cấp trên đặt ra. Hiện nay cho thấy công tác lập dự toán chi NSNN hầu hết đã đi vào nề nếp, công tác lập dự toán chi đã lập một cách khoa học và hợp lý phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Đối với khâu chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

Với dự toán chi ngân sách nhà nước được lập khoa học, trong những năm qua huyện đã chủ động quản lý huy động nguồn thu và bố trí nhiệm vụ chi hợp lý cho phát triển kinh tế, tiềm lực ngân sách huyện ngày càng được củng cố và tăng cường. Huyện đã sử dụng và chủ động quản lý và điều hành các khoản chi ngân sách trong tổng kinh phí được giao, chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức và hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Việc phân bổ các khoản chi trong thời gian qua trên địa bàn đã bước đầu nắm bắt phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như với việc tăng các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản tạo một cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nâng cao đời sống phù hợp với lợi ích mà nhân dân trong huyện mong đợi. Các khoản chi thường xuyên huyện đã chú trọng phân bổ cho công tác dân quân tự vệ, sự nghiệp xã hội, hoạt động y tế ... để đáp ứng cho nhu cầu phát triển nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất cho nhân dân. Ngoài ra công tác kiểm tra, giám sát các

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

khoản chi trong thời gian qua đã được huyện phối hợp với kho bạc Nhà nước đã được đẩy mạnh, nhất là các khoản chi đầy tư xây dựng cơ bản.

- Đối với khâu kế toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước

Công tác kế toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước trong thời gian qua đã được huyện thực hiện theo đúng chế độ do Bộ Tài chính quy định. Khác với trước kia công tác quyết toán hiện nay đã được chú trọng thực hiện việc quyết toán theo đúng mục lục NSNN, các nghiệp vụ thu chi đã được ghi chép đầy đủ, đúng chế độ. Như vậy, có thể thấy công tác quyết toán đã bước đầu đi vào nề nếp như công tác lập dự toán và chấp hành dự toán đặt ra.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Trong thời gian qua công tác quản lý chi ngân sách của huyện Triệu Phong, được tổ chức theo quy định, có thể kể đến:

- Về công tác lập dự toán chi NSNN

Huyện luôn bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các xã, phường trên địa bàn huyện luôn căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xăn hoá xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng và nhà nước trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, đồng thời dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong năm kế hoạch, tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước, đặc biệt là trong năm báo cáo, và các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi tài chính.

Quá trình lập dự toán chi NSNN luôn tuân thủ quy trình đã quy định bởi Luật ngân sách. Điều này giúp cho công tác lập dự toán được triển khai nhanh, hiệu quả, không chồng chéo và hạn chế phải chỉnh sửa khi đưa lên cấp huyện duyệt.

- Về công tác chấp hành dự toán chi NSNN

Phòng Tài chính Kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong đó đặc biệt là phòng quản lý đô thị, phòng công thương, thực hiện xuất toán những khoản thu không đúng thiết kế dự toán góp phần chống thất thoát trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tiết kiệm chi cho ngân sách.

Kế hoạch chi thường xuyên đã dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

chi phí thường xuyên của ngân sách nhà nước kỳ kế hoạch. Thẩm tra tính đúng đắn, hiện thực, tính hiệu quả của các chi tiêu thuộc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, có kiến nghị điều chỉnh lại các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp.

- Về công tác quyết toán chi NSNN

Các báo cáo về tình hình thu chi NSNN luôn được lập và gửi lên cấp trên kịp thời, đúng thời gian quy định. Số liệu báo cáo được phản ánh trung thực, chính xác. Nội dung các báo cáo tài chính luôn theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt vào đúng mục lục ngân sách nhà nước đã quy định.

Chú trọng công tác thanh kiểm tra, nhất là đối với các khoản mục thiếu hợp lý trên các báo cáo chi NSNN. Kết hợp với công tác kiểm tra giám sát của các ngành liên quan trên địa bàn huyện như (thuế, giáo dục, y tế…) nhằm phát hiện và kịp thời đưa ra phương hướng giúp giảm thiểu những sai sót và chưa đạt yêu cầu như dự toán đề ra trong kế hoạch.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí được thực hiện trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu được UBND tỉnh phê duyệt, Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ; cấp xã, thị trấn tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thương nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ, người trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và xã, thị trấn được trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế.

Công tác quản lý chi thường xuyên, huyện đã tiến hành khoán biên chế và khoán chi hành chính nên đơn vị đã chủ động trong sử dụng kinh phí được ngân sách cấp, sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp, nhất là các quỹ nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng.

Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định, đã từng bước nâng cao được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Trong quản lý chi đầu tư đã tiến hành phân cấp vốn đầu tư dưới hình thức bổ sung có mục tiêu cho các xã, thị trấn đã góp phần nâng cao được năng lực quản lý đầu tư, hạ tầng kỹ thuật giao thông nông thôn từng bước được cải thiện.

Việc xác định số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho các xã, thị đảm bảo hợp lý, công bằng, có cơ sở, phù hợp với khả năng ngân sách theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở.

1.3.2. Bài học rút ra đối với huyện Gio Linh

Qua nghiên cứu công tác quản lý chi NSNN của các địa phương có điều kiện tương đồng, huyện Gio Linh có thể rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, chú trọng công tác phân tích phục vụ cho việc hoạch định các chính sách liên quan đến chi ngân sách, mạnh dạn phân cấp nhiệm vụ chi tương ứng với nhiệm vụ quản lý kinh tế trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Hai là, tập trung thực hiện quản lý chặt chẽ công tác quản lý chi ngân sách trên tất cả các khâu của chu trình ngân sách, từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách và thanh tra, kiểm tra.

Ba là, triển khai các hoạt động quản lý chi ngân sách xuất phát từ điều kiện thực tế về kinh tế - xã hội và phải thường xuyên bổ sung điều chỉnh phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, không vận dụng rập khuôn máy móc kinh nghiệm của các đơn vị khác.

Bốn là, tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu cho ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các xã, thị trấn trong công tác thu ngân sách.

Năm là, coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Sáu là, đẩy mạnh thực hiện việc khoán biên chế và quỹ lương, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gio Linh

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Gio Linh nằm trên tọa độ địa lý từ 1609’ đến 170 vĩ Bắc và 106052’40” đến 107010’ độ kinh Đông, được giới hạn bởi ranh giới hành chính như sau: Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh; Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà; Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Tây giáp huyện Cam Lộ, ĐaKrông, Hướng Hóa; Diện tích đất tự nhiên: 47.289,56 ha.

Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đi qua địa phận của huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như: Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh; đặc biệt là nằm cuối tuyến đường xuyên Á thông ra Biển Đông bằng cảng Cửa Việt là một nút quan giao thông quan trọng trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông - Tây, cho phép huyện mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh, cả nước, cũng như hội nhập khu vực và Quốc tế. Mạng lưới Tỉnh lộ trên địa bàn huyện có mật độ khá lớn, cùng với việc xây dựng tuyến đường cơ động ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng và hai cầu Cửa Tùng, Cửa Việt đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng lưu thông hàng hóa, liên kết phát triển với các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và các địa phương khác trong tỉnh. Mặt khác Gio Linh còn tiếp giáp với Thành phố Đông Hà - vùng trung tâm động lực phát triển của tỉnh ra các vùng lân cận. Cùng với sự phát triển đi lên của tỉnh, trên địa bàn Gio Linh đã hình thành các vùng trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh như khu Công nghiệp Quán Ngang, khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt đã và đang được tập trung đầu tư về kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư. Hệ thống các cơ sở hạ tầng khác như mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, các kết cấu hạ tầng xã hội không ngừng được nâng đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế hơn hẳn so với mộ số huyện trong tỉnh đã và đang tạo ra cho Gio Linh một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong tỉnh và cả nước; tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Địa hình: Là một huyện có địa hình bán sơn địa nghiêng từ Tây sang Đông,

phía tây là đồi núi có diện tích 31.773,75 ha, chiểm tỷ lệ 67,18%, ở giữa là đồng bằng có diện tích 12.631,01 ha, chiếm tỷ lệ 26,7% và phía Đông là bãi cát và cồn cát ven biển với diện tích 2.893,8 ha, chiếm tỷ lệ 6,12%.

Khí hậu: Gio Linh nằm ở trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình. Mùa hè gió Tây Nam khô nóng; mùa Đông gió Đông Bắc ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 - 25,5 0C. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.500 - 2.700 mm. Lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 9-11 chiếm 70-75% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm 85-90%.

2.1.2. Đặc điểm về đất đai và tình hình sử dụng đất

Với tổng diện tích đất tự nhiên thời điểm 31/12/2018 là 47.290 ha, không thay đổi theo các năm, tuy vậy tỷ lệ các loại đất theo mục đích sử dụng có biến động qua các năm. Đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 22.888 ha tương đương 48,4%, bình quân qua ba năm diện tích đất lâm nghiệp giảm 0,4% tương đương 197,1 ha. Ảnh hưởng lớn nhất của sự giảm diện tích đất lâm nghiệp là do việc người dân canh tác nông nghiệp lấn chiếm vào đất rừng. Do đó cần có một quy hoạch cụ thể và mức độ đầu tư hợp lý để canh tác nông nghiệp.

Ngoài ra, đất nông nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn 15.700 ha tương đương 33,2%, tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,1% tương đương tăng 2.211 ha. Đa số nhân dân huyện Gio Linh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, huyện có một nền sản xuất nông nghiệp khá đa dạng. Giá trị ngành trồng trọt trong những năm gần đây luôn luôn có chiều hướng gia tăng nguyên nhân do năng suất cây trồng tăng nhanh, giá bán sản phẩm tăng nhanh, giá bán sản phẩm cũng biến đổi theo chiều hướng có lợi cho người sản xuất, dẫn tới giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng lên.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.1. Tình hình sử dụngđất đai huyện Gio Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)