5. Kết cấu luận văn
1.2.5.1. Lập dự toán chi ngânsách nhà nước
Hệ thống quản lý lập dự toán có sự tham gia của các chủ thể quản lý, tác động lên các đối tượng quản lý nhằm thực hiện nhiệm vụ của chủ thể quản lý. Quá trình đó được tiến hành trên tất cả các khâu [15].
Trên cơ sở dự toán do Ủy ban nhân dân cấp dưới và dự toán của các đơn vị dự toán cùng cấp lập, các chủ thể quản lý phân tích, đánh giá, kiểm tra một cách toàn diện về trình tự lập dự toán chi NSNN. Việc áp dụng các định mức phân bổ,
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
việc tính toán từ nhiệm vụ chính trị được giao để xây dựng các đầu việc phục vụ cho nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền giao, tính toán hợp lý các khoản dự phòng chi, các khoản phân bổ cho các đơn vị trực thuộc.
Đối với chi thường xuyên: Căn cứ vào các tiêu chí theo quy định như dân số, giường bệnh, số học sinh và biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp và dựa vào định mức chi để xem xét thẩm tra, đồng thời dựa vào khối lượng công việc, mức kinh phí cho từng khâu công việc, cơ sở phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực thuộc để giao dự toán cho các đơn vị ngay từ đầu năm.
Đối với chi đầu tư phát triển: Xem xét việc bố trí các dự án, hạng mục thứ tự ưu tiên phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của dự án trong từng thời kỳ và khả năng cân đối của ngân sách, theo tiến độ triển khai của dự án, dứt điểm, tránh dàn trải.
Việc xem xét thẩm định dự toán của các đơn vị là kiểm soát tuân thủ và cắt giảm những nội dung chưa thực sự cần thiết, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm nhiệm vụ của đơn vị, nhiệm vụ của cấp trên giao, trên nguyên tắc vừa đảm bảo hiệu quả phục vụ nhiệm vụ chính trị của các đơn vị, vừa tiết kiệm thiết thực.
- Các cơ quan tham gia trong công tác quản lý lập dự toán tại địa phương là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và cơ quan Tài chính các cấp, cơ quan dự toán, cụ thể như sau:
+ Hội đồng nhân dân: Quyết định dự toán chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách địa phương; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định;
+ Ủy ban nhân dân: Lập dự toán chi ngân sách địa phương; lập phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết.
+ Cơ quan Tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán, thẩm định dự toán của các đơn vị dự toán của cấp mình và UBND cấp dưới, nhằm kiểm tra tính tuân thủ trong việc lập dự toán. Kiểm tra nguồn để bố trí cân đối và đúng mục đích, đúng mục tiêu. Cơ sở để thẩm tra là nhiệm
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
vụ hàng năm được cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị, các tiêu chuẩn định mức của chế độ tài chính hiện hành, cơ sở tính toán và thuyết minh của các đơn vị.
+ Cơ quan dự toán cấp I: Đây là các đơn vị vừa sử dụng kinh phí NSNN (kinh phí hoạt động của đơn vị) vừa phân bổ, quản lý kinh phí của các đơn vị trực thuộc, vì vậy phải tự kiểm tra việc lập dự toán của đơn vị mình và đơn vị dự toán trực thuộc (dự toán cấp II, cấp III). Nếu rà soát chặt chẽ khâu lập dự toán sẽ tạo điều kiện đảm bảo nguồn kinh phí bố trí hợp lý theo tiến độ của nhiệm vụ nên thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. Tránh được tình trạng bị động, phải điều chỉnh dự toán, hoặc nhiều công việc không dự lường nên đầu năm không bố trí, khi thực hiện không có nguồn để cân đối.
- Trình tự lập dự toán chi ngân sách:
Đối với các đơn vị dự toán của các cấp ngân sách là các đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, vì vậy khi xây dựng dự toán cần phải kiểm tra các nội dung sau:
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao tiến hành xây dựng các nội dung công việc cụ thể, rà soát lại với mức kinh phí được giao để xác định công việc, cân nhắc quy mô, thời gian… nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xác định chi cho hoạt động bộ máy, chi cho con người, sau đó sẽ tiếp tục bố trí phần kinh phí còn lại cho công việc, cho chi khác và một phần cho các mục tiêu như đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đầu tư, mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc, nhằm cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động.
Mức kinh phí bố trí cho các công việc trên phải dựa trên các tiêu chuẩn, định mức và chế độ tài chính hiện hành, đơn vị phải nêu cụ thể cơ sở tính toán và có thuyết minh cụ thể để đơn vị dự toán cấp trên và cơ quan Tài chính các cấp có cơ sở xem xét thẩm tra.
Khi xem xét dự toán của các đơn vị dự toán trực thuộc, các đơn vị dự toán cấp trên thường áp dụng phương pháp kiểm soát ngăn ngừa, phát hiện và điều chỉnh, cùng với kiểm soát dự lường và dự toán tương lai, trong quá trình đó có thể yêu cầu các đơn vị dự toán trực thuộc điều chỉnh những nội dung chi không phù hợp như (không đúng quy mô, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, biểu mẫu, mục lục NSNN), sau đó tổng hợp gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để thẩm tra và tiến hành giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Trên cơ sở các chế độ, tiêu chuẩn định mức hiện hành, cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm thẩm tra dự toán của NS cấp dưới và các đơn vị dự toán, trong đó tập trung thẩm tra, nguồn cân đối NSĐP được chi (gồm nguồn thu NSĐP được hưởng và bổ sung từ ngân sách cấp trên, nguồn bổ sung có mục tiêu để thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao). Kinh phí cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đảm bảo xã hội, dự phòng chi phải đảm bảo theo đúng tỷ lệ chi trong cơ cấu chi ngân sách do Trung ương và Tỉnh quy định.
Sau khi đã rà soát, thẩm tra dự toán và phương án phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán cùng cấp và ngân sách cấp dưới, cơ quan Tài chính tổng hợp báo cáo UBND cùng cấp để UBND xem xét trình Hội đồng nhân dân cùng cấp (qua Ban Kinh tế - xã hội thẩm định). Trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, UBND các cấp ban hành quyết định giao dự toán cho các đơn vị dự toán cùng cấp và UBND cấp dưới (về thời gian chậm nhất là đến ngày 31/12 của năm trước phải hoàn thành việc giao dự toán).
- Đối tượng để thẩm tra: là toàn bộ các biểu mẫu dự toán được lập theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, có chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu đảm bảo tính pháp lý, có cơ sở tính toán, các giải trình, thuyết minh các đơn vị dự toán gửi cho cơ quan Tài chính và UBND cùng cấp trong thời gian quy định. Dự toán lập đảm bảo yêu cầu là phải theo đúng biểu mẫu và thời gian do cơ quan Tài chính quy định, phải thể hiện đầy đủ các khoản chi theo đúng mục lục NSNN hiện hành.
- Căn cứ để thẩm tra: Theo quy định của Luật NSNN, các Thông tư hướng dẫn lập dự toán hàng năm, định mức phân bổ ngân sách do Trung ương và địa phương ban hành, các chỉ tiêu như biên chế, số giường bệnh, số học sinh, dân số… các chế độ chính sách, tiêu chuẩn định mức của chế độ tài chính hiện hành như: chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị, tập huấn, tiêu chuẩn định mức trang thiết bị phương tiện làm việc… các tiêu chuẩn định mức chuyên ngành, định mức duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông, thủy lợi, các nội dung chương trình mục tiêu kế hoạch đồ án được phê duyệt.