Tình hình lập dự toán chi ngânsách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 59 - 67)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2.1. Tình hình lập dự toán chi ngânsách nhà nước

a. Quy trình lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc

Lập dự toán chi ngân sách là công việc trước tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng toàn bộ các khâu tiếp theo của quá trình quản lý chi ngân sách. Nhận thức được điều này, trong những năm vừa qua, công tác xây dựng dự toán, quản lý theo dự toán đã được Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gio Linh phối hợp cùng với các Phòng, Ban, Ngành, các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn quan tâm coi trọng, thực hiện đúng theo quy định của luật NSNN. Công tác lập dự toán chi ngân sách đã góp phần giúp các đơn vị thụ hưởng ngân sách chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ chi của mình.

Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán chi NSNN địa phương; Chỉ thị của UBND tỉnh Quảng Trị về xây dựng dự toán NSNN, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gio Linh tham mưu UBND huyện phương án tài chính - ngân sách trình HĐND huyện giao cho các xã, thị trấn; phương án phân bổ ngân sách theo từng lĩnh vực, chương trình kinh tế - xã hội của huyện.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm hướng dẫn các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán và các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước lập dự toán chi NSNN hằng năm theo quy định của Luật NSNN.

Trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2015 - 2020, việc xây dựng dự toán chi ngân sách huyện Gio Linh cơ bản phải đảm bảo thực hiện đúng theo các nguyên tắc đặt ra là cơ bản giữ ổn định các lĩnh vực chi, mức khoán chi cho các đơn vị, các cấp ngân sách theo dự toán chi được giao. Đảm bảo ổn định số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới như dự toán được giao. Dự toán chi ngân sách phải dự kiến đầy đủ những nhiệm vụ phát sinh trong năm dự toán, đảm bảo các nhiệm vụ được giao.

Quy trình lập dự toán NSNN là một chuỗi logic và chặt chẽ:

- Dự báo thu ngân sách hàng năm, trần ngân sách và chi ngân sách cho đầu tư và chi thường xuyên.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Mức trần ngân sách được quy định cho từng lĩnh vực chi thường xuyên và chi đầu tư, mức trần nầy không dễ bị thay đổi.

- Quá trình lập dự toán có xem xét đến tình hình hiện tại và nguồn ngân sách thực tế, có yêu cầu xem xét các triển vọng trung hạn cho các quyết định.

- Xác định được các thông tin trước khi lập dự toán cho từng lĩnh vực.

Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2018 được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.10. Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 ± % ± %

Chi cân đối ngân sách 246.090 326.410 450.295 80.320 132,6 123.885 138,0

Trong đó:

1. Chi đầu tư phát triển 37.474 51.627 54.423 14.153 137,8 2.796 105,4 2. Chi thường xuyên 208.616 274.783 395.872 66.167 131,7 121.089 144,1

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gio Linh

Qua Bảng 2.10, cho thấy tổng dự toán chi giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn huyện Gio Linh là 1.072.941 triệu đồng, trong đó dự toán chi đầu tư phát triển năm 2017 tăng 14.153 triệu đồng tương ứng 137,8 % so với năm 2016. Năm 2018 tăng 2.796 triệu đồng tương ứng 105.4 so với năm 2017. Dự toán chi thường xuyên năm 2017 tăng 66.167 triệu đồng tương ứng 131,7% so với năm 2016, năm 2018 tăng 121.089 triệu đồng tương ứng 144,1% so với năm 2017. Công tác lập dự toán tại huyện Gio Linh được triển khai thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, Thông tư 59/2003/TT- BTC của Bộ Tài chính, Nghị quyết của HĐND tỉnh và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền ban hành. Quy trình lập dự toán chi ngân sách của huyện Gio Linh được tiến hành đảm bảo từ khâu tham mưu và ban hành văn bản hướng dẫn lập dự toán; Dự toán và tổng hợp dự toán ngân sách địa phương và tập hợp lưu giữ các loại hồ sơ, tài liệu dự toán của các đơn vị và dự toán thu chi ngân sách theo quy định.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Kết quả phân tích cho thấy, công tác quản lý lập dự toán chi ngân sách trong thời gian qua ở huyện Gio Linh được tiến hành đảm bảo đúng thời gian quy định. Đảm bảo giữa cơ cấu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tình trạng phải bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị làm cho ngân sách có lúc bị động khó cân đối nguồn và điều này cho thấy một số đơn vị xây dựng dự toán ngân sách chưa sát với nhiệm vụ và nhu cầu chi tiêu.

b. Tình hình lập dự toán chi thƣờng xuyên

Để phân tích thực trạng công tác quản lý lập dự toán chi thường xuyên tại huyện Gio Linh, chúng ta đánh giá công tác lập dự toán trên hai nội dung: căn cứ lập dự toán; lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2016-2018.

Thứ nhất, căn cứ lập dự toán chi thường xuyên

Lập dự toán là khâu quan trọng nhất cho toàn bộ chu trình quản lý chi thường xuyên, nó quyết định chất lượng phân bổ và sử dụng nguồn lực Tài chính của địa phương. Huyện đã căn cứ luật NSNN 2002 và các văn bản hướng dẫn thực hiện; dựa trên các Quyết định về việc giao dự toán chi Ngân sách hàng năm của UBND tỉnh; Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển KT-XH hàng năm trên địa bàn của UBND huyện; Nghị quyết số 17/2010/NQ-HĐND tỉnh về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia các khoản thu thời kỳ ổn định ngân sách 2015-2020 và định mức chi thường xuyên ngân sách địa phương hàng năm, để lập dự toán NSĐP và ban hành Nghị quyết về dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương hàng năm, trong đó có dự toán chi thườngxuyên.

Các định mức phân bổ chi thường xuyên hiện nay có những ưu điểm cơ bản: - Đối với việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách: là đơn vị hành chính thuộc tỉnh nên huyện không có thẩm quyền ban hành các định mức phân bổ ngân sách, thẩm quyền này thuộc về HĐND và UBND tỉnh. Trong giai đoạn 2016-2018 tỉnh đã ban hành định mức phân bổ ngân sách cho thời kỳ ổn định ngân sách 2015- 2020, các định mức này tương đối toàn diện trên các lĩnh vực để làm cơ sở xây dựng dự toán chi ngân sách cho các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngânsách.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Định mức phân bổ được xây dựng với các tiêu chí phân bổ cụ thể, rõ ràng, đơn giản và đảm bảo tính công bằng, hợp lý giữa các xã, thị trấn, đơn vị; có ưu tiên vùng sâu, vùng xa, ưu tiên đối với các đơn vị có số biên chế ít; tăng tính công khai, minh bạch của chi NSNN; khắc phục tình trạng “xin - cho” trong công tác quản lý.

- Định mức phân bổ ngân sách cho khối xã đã có sự phân biệt theo 4 vùng: các xã đồng bằng, đồng bằng trung du. Nhờ cơ chế phân bổ có sự phân biệt đó những vùng còn nhiều khó khăn, vùng đồng bào dân tộc được quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển hơn, đồng thời cũng khuyến khích các vùng kinh tế trọng điểm tăng thu để tăng chi.

- Định mức phân bổ thường xuyên được huyện xem xét điều chỉnh khi Nhà nước ban hành các chế độ chính sách bổ sung (như tăng tiền lương, chi phụ cấp đặc thù…). Định mức quy định cụ thể mức phân bổ chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể; chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo; sự nghiệp khoa học công nghệ; sự nghiệp đảm bảo an toàn xã hội; an ninh - quốc phòng; chi khác… Trong những năm gần đây do tốc độ trượt giá quá lớn, nên với kinh phí được phân bổ theo định mức này các đơn vị sử dụng ngân sách phải rất tiết kiệm mới có thể đủ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Dựa trên cơ sở định mức chi thường xuyên do huyện phân bổ, các xã, các đơn vị sử dụng ngân sách đã tiến hành phân khai dự toán thành 2 nhóm mục: Kinh phí tự chủ, kinh phí không tự chủ và thực hiện công khai cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan được biết để giám sát các hoạt động chi tiết của đơn vị.

Nhìn chung, định mức phân bổ ngân sách giai đoạn 2016-2018 của UBND huyện đã từng bước đảm bảo công bằng, công khai, phù hợp với khả năng cân đối của địa phương, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP.

Thứ hai, lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên

Thực tế quá trình lập dự toán chi thường xuyên tại huyện Gio Linh đã chấp hành đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, căn cứ vào quy định của Sở tài chính, của UBND tỉnh, UBND huyện các văn bản hướng dẫn lập dự toán hàng năm.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.11. Cơ cấu phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên huyện Gio Linh giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 Dự toán Tỷ trọng (%) Dự toán Tỷ trọng (%) Dự toán Tỷ trọng (%) ± % ± %

Chi cân đối NS 246.090 100,0 326.410 100,0 450.295 100,0 80.320 32,6 123.885 38,0

Chi thƣờng xuyên 208.616 84,8 274.783 84,2 395.872 87,9 66.167 31,7 121.089 44,1 Trong đó: 1. Chi SN kinh tế 9.560 4,6 10.350 3,8 15.330 3,9 790 8,3 4.980 48,1 2. Chi SN giáo dục 117.067 56,1 142.560 51,9 220.273 55,6 25.493 21,8 77.713 54,5 3. Chi SN y tế 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 4. Chi SN VHTT 2.740 1,3 3.780 1,4 5.110 1,3 1.040 38,0 1.330 35,2 5. Chi SN PTTH 763 0,4 940 0,3 1.522 0,4 177 23,2 582 61,9 6. Chi SN TDTT 843 0,4 1.010 0,4 1.218 0,3 167 19,8 208 20,6

7. Chi SN môi trường 3.350 1,6 4.450 1,6 5.200 1,3 1.100 32,8 750 16,9

8. Chi CNTT 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

9. Chi BĐXH 10.919 5,2 15.550 5,7 27.460 6,9 4.631 42,4 11.910 76,6

10. Chi quản lý HC 61.944 29,7 82.270 29,9 117.818 29,8 20.326 32,8 35.548 43,2 11. Chi ANQP 1.430 0,7 13.873 5,0 1.941 0,5 12.443 870,1 -11.932 -86,0

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gio Linh

Qua Bảng 2.11, cho thấy cơ cấu phân bổ dự toán cho thấy dự toán chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn, trung bình trên 84% trong tổng chi cân đối NSĐP. Từng bước góp phần đưa sự nghiệp giáo dục phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Đời sống văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân dân không ngừng được nâng cao. Bên cạnh đó, chi cho ANQP cũng không biến động mạnh chứng tỏ tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định. Năm 2016 là 208.616 triệu đồng, chiếm 85% tổng chi cân đối NSĐP; năm 2017 đã tăng lên là 274.783 triệu đồng chiếm 84% tổng chi cân đối NSĐP, nhưng nếu xét về tỷ trọng năm 2017 giảm so với năm 2016 là 1% do địa phương tập trung nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng; năm 2018 là 395.872 triệu đồng chiếm 87,9% tổng chi cân đối NSĐP. Dự toán các khoản chi năm 2018 tăng lên là do trong giai đoạn này Nhà nước đã ban hành nhiều chế độ chính sách mới (chế độ tiền lương, phụ cấp, công tác phí...).

Trong các khoản mục chi thường xuyên thì chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo chiếm tỷ trọng lớn, năm 2016 là 117.067 triệu đồng, năm 2017 là 142.560 triệu đồng, đến năm 2018 là 220.273 triệu đồng bình quân chiếm tỷ trọng khoảng 54,2%

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

tổng số chi thường xuyên. Chi quản lý hành chính năm 2016 là 61.944 triệu đồng, năm 2017 là 82.270 triệu đồng, đến năm 2018 là 117.818 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29,8% tổng số chi thường xuyên, phù hợp với thông tư 84/2014/TT-BTC ngày 26 tháng 06 năm 2014 hướng dẫn xây dựng lập dự toán của Bộ Tài chính quy định ưu tiên chi đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, ưu tiên bố trí chi bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên vẫn còn một số khoản chi không có như chi cho sự nghiệp khoa học công nghệ - thông tin và chi cho sự nghiệp y tế lý do là do hai ngành này chủ yếu là được hỗ trợ từ cơ quan cấp tỉnh trực tiếp phụ trách.

Kết quả phân tích cho thấy quá trình lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách cơ bản theo định mức chi của Nhà nước, phù hợp với định hướng phát triển KT-XH trên địa bàn, đảm bảo trình tự trong các khâu lập dự toán NSĐP, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như thời gian lập dự toán và phân bổ dự toán quá ngắn do đó quá trình lập dự toán ở cấp dưới chỉ mang tính chất hình thức. Luật NSNN 2002 chưa có quy định thống nhất một đầu mối tổng hợp dự toán Ngân sách, gắn kết việc lập dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư. Chất lượng lập dự toán của các cơ quan, đơn vị ở địa phương thường chưa đạt yêu cầu do trình độ xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu, bởi nhiều cán bộ chuyên môn tại các đơn vị ngân sách không được đào tạo bài bản, thường được kiêm nhiệm, khi lập dự toán không căn cứ vào chế độ tài chính, tiêu chuẩn định mức chi quy định dẫn đến dự toán của nhiều đơn vị chưa đủ cơ sở để Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp. Công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức, thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống. Chưa xây dựng được kế hoạch ngân sách trung hạn và dài hạn, chưa gắn kết được kế hoạch ngân sách với định hướng phát triển KT-XH trong tương lai. Do đó khi lập dự toán khó xác định thứ tự ưu tiên, cơ cấu và nội dung chi thường xuyên của ngân sách.

Phương án phân bổ ngân sách huyện hoàn toàn phụ thuộc vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ điều tiết (%) giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, các định mức phân bổ ngân sách của cấp trên nên thường cứng nhắc, bị động, gây khó khăn trong việc cân đối ngân sách địa phương, dễ dẫn tới tình trạng nếu có nguồn thu nhiều thì sẽ chi nhiều, ngược lại nếu khả năng thu ít thì sẽ khó có nguồn chi.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

c. Tình hình lập dự toán chi đầu tƣ phát triển

Công tác lập và phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách địa phương tại huyện Gio Linh trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của huyện, đúng cơ cấu, quy định của Nhà nước; tổ chức phân cấp mạnh trong quản lý ngân sách về đầu tư; thực hiện lồng ghép các nguồnvốn đầu tư trên địa bàn, nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn NSNN, hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí, từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải; giảm dần nợ khối lượng XDCB trên địa bàn; quy trình phân bổ kế hoạch được triển khai nhanh, chặt chẽ, công khai, minh bạch, đảm bảo đúng quy định.

Bảng 2.12. Cơ cấu phân bổ dự toán chi đầu tƣ phát triển huyện Gio Linh

giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 Dự toán Tỷ trọng (%) Dự toán Tỷ trọng (%) Dự toán Tỷ trọng (%) ± % ± %

Chi cân đối ngân sách 246.090 100,0 326.410 100,0 450.295 100,0 80.320 32,6 123.885 38,0

Chi đầu tƣ phát triển 37.474 15,2 51.627 15,8 54.423 12,1 14.153 37,8 2.796 5,4

Trong đó:

1. Chi XDCB tập trung 12.652 33,8 32.350 62,7 21.530 39,6 19.698 155,7 -10.820 -33,4

2. Chi nguồn thu sử

dụng đất 17.750 47,4 19.277 37,3 20.313 37,3 1.527 8,6 1.036 5,4

3. TW hỗ trợ có địa chỉ 7.072 18,9 0 0,0 12.580 23,1 -7.072 -100,0 12.580 0,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)