Thanh tra, kiểm tra chi ngânsách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 37)

5. Kết cấu luận văn

1.2.5.4. Thanh tra, kiểm tra chi ngânsách nhà nước

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị dự toán ngân sách có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chi và quản lý chi ngân sách, quản lý tài sản của Nhà nước.

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của tổ chức, cá nhân.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Khi thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào NSNN những khoản chi sai chế độ. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.

1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc

1.2.6.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến mức chi NSNN. Vị trí địa lý của một địa phương chẳng hạn như gần các trung tâm kinh tế lớn hay vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội sẽ tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện tăng nguồn thu ngân sách. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng xấu từ điều kiện tự nhiên như thiên tai, lụt bão thường xuyên cũng là nguyên nhân làm tăng chi ngân sách nhà nước. Một địa phương có tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ là một tài sản quý giá của địa phương đó. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu kinh tế của một địa phương, đặc biệt là tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Qua đó, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương.

1.2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong các thành phần kinh tế có tính chất quyết định đến nội dung, cơ cấu của chi NSNN trên địa bàn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa tạo khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung cơ cấu chi NSNN một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung, cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng phát triển của địa phương.

Kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, cơ sở giáo dục, y tế, các công trình phúc lợi, xã hội cũng là những nhân tố quan trọng quyết định đến cơ cấu chi NSNN trong từng thời kỳ.

Khả năng tích luỹ từ sự phát triển nền kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi ngân sách nhà nước. Lực lượng sản xuất phát triển cao, kết cấu hạ tầng bền vững, đảm bảo cho yêu cầu phát triển thì quy mô tích luỹ ngày càng lớn, quy mô thu NSNN ngày càng được mở rộng, nguồn thu NSNN ngày càng bền vững. Do vậy, chi cho đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh sẽ ngày mở rộng và tăng dần theo đầu tư chiều sâu, nền kinh tế xã hội của tỉnh sẽ ngày càng phát triển.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Tổ chức bộ máy và vai trò của chính quyền trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến nội dung, cơ cấu chi NSNN trên địa bàn tỉnh, nó quyết định đến bản chất và nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương. Sự mở rộng hay thu hẹp bộ máy quản lý của chính quyền trong nền kinh tế xã hội nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi tiêu NSNN của tỉnh. Khi kinh tế xã hội của tỉnh phát triển, công nghiệp hoá không ngừng gia tăng thì hệ thống các mối quan hệ xã hội, thương mại, pháp lý cần phải được củng cố, hoàn thiện. Chính quyền cần phải có vị thế mạnh hơn để thiết lập, vận hành và quản lý nền kinh tế - xã hội theo đúng định hướng quy hoạch của địa phương, do đó dẫn đến sự tăng nhanh chi tiêu của ngân sách nhà nước.

1.2.6.3. Trình độ của cán bộ quản lý

Công tác quản lý là nhân tố quyết định trong việc điều hành ngân sách. Hiệu quả của quản lý chi NSNN trước hết phụ thuộc vào trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý. Việc quản lý điều hành ngân sách tốt hay không phụ thuộc vào cán bộ quản lý. Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý. Như vậy, không ai khác chính là con người được giao nhiệm vụ quản lý, được trang bị kiến thức quản lý tiên tiến sẽ là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng của công tác quản lý ngân sách.

1.2.6.4. Các nhân tố khác

Ý thức chấp hành của các đối tượng: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đến chất lượng quản lý chi NSNN, ý thức tự giác trong việc sử dụng kinh phí NSNN sẽ tránh được những sai phạm và vi phạm trong việc sử dụng kinh phí nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.

Sự phối hợp trong các cơ quan của hệ thống tài chính trong việc thực hiện quản lý chi NSNN và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, thực hiện và tham gia quản lý NSNN cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN.

Qua những nhân tố đã nêu trên, công tác quản lý chi ngân sách chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, với mức độ khác nhau, có thể lựa chọn giải pháp thích hợp để đạt mục tiêu. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.3. Kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại cácđịa phƣơng và bài

học rút ra đối với huyện Gio Linh

1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc

1.3.1.1. Kinh nghiệm của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Phú Lộc là một huyện nằm ở phía Đông nam tỉnh TT-Huế. Đây là đơn vị có số thu nội địa lớn nhất của tỉnh. Phú Lộc cũng đã tham gia áp dụng hệ thống TABMIS trong quản lý, điều hành ngân sách. Việc quản lý các nguồn kinh phí chặt chẽ, minh bạch, góp phần giúp thành phố chủ động cân đối bố trí dự toán kinh phí phục vụ các nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương. Kinh nghiệm của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong quản lý chi ngân sách nhà nước cụ thể là:

- Đối với khâulập dự toán chi ngân sách nhà nước

Đối với khâu lập dự toán chi NSNN đã được huyện quan tâm và từng bước thực hiện theo luật NSNN. Dự toán chi NSNN đã được tính toán, phân bổ theo mục lục NSNN, phù hợp với điều kiện phát triển, các mục tiêu kinh tế - xã hội mà cấp trên đặt ra. Hiện nay cho thấy công tác lập dự toán chi NSNN hầu hết đã đi vào nề nếp, công tác lập dự toán chi đã lập một cách khoa học và hợp lý phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Đối với khâu chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

Với dự toán chi ngân sách nhà nước được lập khoa học, trong những năm qua huyện đã chủ động quản lý huy động nguồn thu và bố trí nhiệm vụ chi hợp lý cho phát triển kinh tế, tiềm lực ngân sách huyện ngày càng được củng cố và tăng cường. Huyện đã sử dụng và chủ động quản lý và điều hành các khoản chi ngân sách trong tổng kinh phí được giao, chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức và hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Việc phân bổ các khoản chi trong thời gian qua trên địa bàn đã bước đầu nắm bắt phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như với việc tăng các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản tạo một cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nâng cao đời sống phù hợp với lợi ích mà nhân dân trong huyện mong đợi. Các khoản chi thường xuyên huyện đã chú trọng phân bổ cho công tác dân quân tự vệ, sự nghiệp xã hội, hoạt động y tế ... để đáp ứng cho nhu cầu phát triển nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất cho nhân dân. Ngoài ra công tác kiểm tra, giám sát các

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

khoản chi trong thời gian qua đã được huyện phối hợp với kho bạc Nhà nước đã được đẩy mạnh, nhất là các khoản chi đầy tư xây dựng cơ bản.

- Đối với khâu kế toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước

Công tác kế toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước trong thời gian qua đã được huyện thực hiện theo đúng chế độ do Bộ Tài chính quy định. Khác với trước kia công tác quyết toán hiện nay đã được chú trọng thực hiện việc quyết toán theo đúng mục lục NSNN, các nghiệp vụ thu chi đã được ghi chép đầy đủ, đúng chế độ. Như vậy, có thể thấy công tác quyết toán đã bước đầu đi vào nề nếp như công tác lập dự toán và chấp hành dự toán đặt ra.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Trong thời gian qua công tác quản lý chi ngân sách của huyện Triệu Phong, được tổ chức theo quy định, có thể kể đến:

- Về công tác lập dự toán chi NSNN

Huyện luôn bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các xã, phường trên địa bàn huyện luôn căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xăn hoá xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng và nhà nước trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, đồng thời dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong năm kế hoạch, tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước, đặc biệt là trong năm báo cáo, và các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi tài chính.

Quá trình lập dự toán chi NSNN luôn tuân thủ quy trình đã quy định bởi Luật ngân sách. Điều này giúp cho công tác lập dự toán được triển khai nhanh, hiệu quả, không chồng chéo và hạn chế phải chỉnh sửa khi đưa lên cấp huyện duyệt.

- Về công tác chấp hành dự toán chi NSNN

Phòng Tài chính Kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong đó đặc biệt là phòng quản lý đô thị, phòng công thương, thực hiện xuất toán những khoản thu không đúng thiết kế dự toán góp phần chống thất thoát trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tiết kiệm chi cho ngân sách.

Kế hoạch chi thường xuyên đã dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

chi phí thường xuyên của ngân sách nhà nước kỳ kế hoạch. Thẩm tra tính đúng đắn, hiện thực, tính hiệu quả của các chi tiêu thuộc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, có kiến nghị điều chỉnh lại các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp.

- Về công tác quyết toán chi NSNN

Các báo cáo về tình hình thu chi NSNN luôn được lập và gửi lên cấp trên kịp thời, đúng thời gian quy định. Số liệu báo cáo được phản ánh trung thực, chính xác. Nội dung các báo cáo tài chính luôn theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt vào đúng mục lục ngân sách nhà nước đã quy định.

Chú trọng công tác thanh kiểm tra, nhất là đối với các khoản mục thiếu hợp lý trên các báo cáo chi NSNN. Kết hợp với công tác kiểm tra giám sát của các ngành liên quan trên địa bàn huyện như (thuế, giáo dục, y tế…) nhằm phát hiện và kịp thời đưa ra phương hướng giúp giảm thiểu những sai sót và chưa đạt yêu cầu như dự toán đề ra trong kế hoạch.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí được thực hiện trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu được UBND tỉnh phê duyệt, Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ; cấp xã, thị trấn tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thương nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ, người trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và xã, thị trấn được trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế.

Công tác quản lý chi thường xuyên, huyện đã tiến hành khoán biên chế và khoán chi hành chính nên đơn vị đã chủ động trong sử dụng kinh phí được ngân sách cấp, sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp, nhất là các quỹ nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng.

Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định, đã từng bước nâng cao được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Trong quản lý chi đầu tư đã tiến hành phân cấp vốn đầu tư dưới hình thức bổ sung có mục tiêu cho các xã, thị trấn đã góp phần nâng cao được năng lực quản lý đầu tư, hạ tầng kỹ thuật giao thông nông thôn từng bước được cải thiện.

Việc xác định số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho các xã, thị đảm bảo hợp lý, công bằng, có cơ sở, phù hợp với khả năng ngân sách theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở.

1.3.2. Bài học rút ra đối với huyện Gio Linh

Qua nghiên cứu công tác quản lý chi NSNN của các địa phương có điều kiện tương đồng, huyện Gio Linh có thể rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, chú trọng công tác phân tích phục vụ cho việc hoạch định các chính sách liên quan đến chi ngân sách, mạnh dạn phân cấp nhiệm vụ chi tương ứng với nhiệm vụ quản lý kinh tế trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Hai là, tập trung thực hiện quản lý chặt chẽ công tác quản lý chi ngân sách trên tất cả các khâu của chu trình ngân sách, từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách và thanh tra, kiểm tra.

Ba là, triển khai các hoạt động quản lý chi ngân sách xuất phát từ điều kiện thực tế về kinh tế - xã hội và phải thường xuyên bổ sung điều chỉnh phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, không vận dụng rập khuôn máy móc kinh nghiệm của các đơn vị khác.

Bốn là, tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu cho ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các xã, thị trấn trong công tác thu ngân sách.

Năm là, coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Sáu là, đẩy mạnh thực hiện việc khoán biên chế và quỹ lương, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gio Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)