2.4.3 .Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa phòng TC-KH và KBNN huyện
tác quản lý chi NSNN
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi NSNN nhất thiết phải có sự cộng tác, phối hợp giữa cơ quan phân bổ, giao dự toán (cơ quan Tài chính) và cơ quan kiểm soát việc xuất quỹ ngân sách (KBNN). Cơ quan Tài chính khi giao dự toán phải cụ thể từng nhiệm vụ chi phù hợp với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, phải đúng quy định của mục lục NSNN. Cơ quan KBNN phải công khai quy trình kiểm soát chi, niêm yết rõ ràng các loại hồ sơ, chứng từ, thủ tục để đơn vị dự toán biết và thực hiện. Qua đó, cơ quan Tài chính và KBNN phải thường xuyên thực hiện công tác báo cáo, tham mưu cho các cấp lãnh đạo chính quyền để kịp thời có các biện pháp chỉ đạo, điều hành ngân sách địa phương, đặc biệt là tình hình tồn quỹ ngân sách, tiến độ giải ngân vốn đầu tư, kết quả kiểm soát chi ngân sách, ý thức chấp hành chế độ, chính sách của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và Kho bạc Nhà nước huyện tiếp tục khai thác việc sử dụng hệ thống quản lý ngân sách TABMIS. Thực hiện chế độ kiểm soát trước, trong và sau khi chi ngân sách thông qua cơ chế phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của phòng Tài chính - Kế hoạch, KBNN huyện và cơ quan thụ hưởng ngân sách. Cần phải điều chỉnh lại việc thực hiện cơ chế kiểm soát chi theo hướng tạo điều kiện cho đối tượng thụ hưởng ngân sách thuận lợi, chủ động trong
điều hành kinh phí của mình, thực hiện các nhiệm vụ được giao đúng quy định và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, xóa đi những trùng lắp trong kiểm soát chi như hiện nay; đối với các đơn vị thực hiện Nghị định 130/NĐ-CP và Nghị định 43/NĐ-CP xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở các định mức, tiêu chuẩn ban hành và Thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm trực tiếp và cao nhất trong quá trình sử dụng kinh phí ngân sách của đơn vị.