Kết quả điều tra, phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 84)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3. Đánh giá của các đối tượng được điều tra, phỏng vấn về công tác quản lý ch

2.3.2. Kết quả điều tra, phỏng vấn

Theo phiếu điều tra, điểm đánh giá từ 1 đến 5 được hiểu như sau: - Về mức độ quan trọng của công việc:

1 2 3 4 5 Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Tương đối

quan trọng Quan trọng Rất quan trọng - Về chất lượng công việc đạt được:

1 2 3 4 5

Rất thấp Thấp Bình thường Tốt Rất tốt

2.3.2.1. Đánh giá về mứ c độ quan trọ ng và chấ t lư ợ ng công việ c đạ t đư ợ c củ a công tác quả n lý chi NSNN

Phân tích các kết quả khảo sát được cho thấy ý kiến đánh giá về công tác phân bổ dự toán và chấp hành dự toán chi NSNN có tầm ảnh hưởng quan trọng, với điểm bình quân là 4,15 và 4,10. Công tác lập dự toán chi NSNN được đánh giá là khá quan trọng với điểm bình quân là 3,93. Công tác kiểm soát chi, quyết toán chi và thanh tra kiểm tra chi NSNN được đánh giá là tương đối quan trọng với điểm bình quân lần lượt là 3,68; 3,60; 3,50.

Tuy nhiên, thực tế chất lượng công việc đạt được lại khá thấp. Công tác phân bổ dự toán có mức điểm bình quân cao nhất là 3,52 chỉ ở mức khá tốt. Các nội dung còn lại được đánh giá ở mức trung bình với số điểm bình quân là 3,08; 3,30; 3,13; 3,33; 3,1.

Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ quan trọng của công việc và chất lượng công việc đạt được của công tác quản lý chi NSNN ở

huyện Quảng Ninh

TT Nội dung khảo sát

Mức điểm bình quân Tỷ lệ (%) Tổng số Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 1 Công tác lập dự toán chi NSNN

- Mức độ quan trọng 3,93 100,0 1,7 3,3 26,7 36,7 31,7 - Chất lượng công việc đạt được 3,08 100,0 8,3 11,7 48,3 26,7 5,0

2 Công tác phân bổ dự toán chi NSNN

- Mức độ quan trọng 4,10 100,0 1,7 3,3 23,3 26,7 45,0 - Chất lượng công việc đạt được 3,52 100,0 3,3 3,3 51,7 21,7 20,0

3 Công tác chấp hành dự toán chi NSNN

- Mức độ quan trọng 4,15 100,0 0,0 0,0 20,0 45,0 35,0 - Chất lượng công việc đạt được 3,30 100,0 3,3 13,3 46,7 23,3 13,3

4 Công tác kiểm soát chi NSNN

- Mức độ quan trọng 3,68 100,0 1,7 10,0 33,3 28,3 26,7 - Chất lượng công việc đạt được 3,13 100,0 8,3 16,7 36,7 30,0 8,3

5 Công tác quyết toán chi NSNN

- Mức độ quan trọng 3,60 100,0 1,7 10,0 41,7 20,0 26,7 - Chất lượng công việc đạt được 3,33 100,0 5,0 10,0 51,7 13,3 20,0

6 Công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN

- Mức độ quan trọng 3,50 100,0 3,3 10,0 41,7 23,3 21,7 - Chất lượng công việc đạt được 3,10 100,0 11,7 15,0 38,3 21,7 13,3

(Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả)

Qua phân tích tình hình thực tế trên địa bàn huyện, tác giả nhận thấy kết quả khảo sát trên đây là hợp lý. Công tác lập dự toán chi NSNN được đánh giá khá quan trọng là do ngân sách cấp huyện là cấp ngân sách chủ yếu chấp hành nên khâu lập dự toán cơ bản theo dự toán được UBND tỉnh giao, theo các định mức chi tiêu đã được ban hành. Vì vậy, việc thẩm định các chế độ, định mức chi tiêu của Nhà nước, rà soát các yếu tố làm tăng, giảm dự toán để lập phương án phân bổ dự toán chính

xác, kịp thời là rất quan trọng. Mặt khác, việc chấp hành dự toán là khâu quyết định hiệu quả của việc sử dụng NSNN, đây cũng là khâu cốt yếu trong toàn thể chu trình ngân sách cấp huyện. Khi việc phân bổ dự toán và chấp hành dự toán được thực hiện tốt thì công tác kiểm soát chi, quyết toán và thanh tra, kiểm tra sẽ dễ dàng hơn, do đó nội dung này được đánh giá ở mức quan trọng trung bình.

Huyện Quảng Ninh là một huyện thuần nông của tỉnh Quảng Bình, hàng năm số thu cân đối để đảm bảo chi thường xuyên thấp nên chủ yếu là nhận bổ sung cân đối và mục tiêu từ ngân sách tỉnh. Vì vậy, việc điều hành ngân sách còn chưa chủ động. Chất lượng của công tác lập dự toán chi NSNN chưa cao, dự toán chi NSNN cấp huyện chỉ mới cơ bản đảm bảo các khoản lương, phụ cấp lương theo biên chế được giao; bố trí một phần kinh phí chi trả chế độ chính sách cho các đối tượng bảo trợ xã hội và thực hiện một số công việc khác. Công tác phân bổ dự toán cơ bản đáp ứng kịp thời nguồn kinh phí để các cơ quan đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội và quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, một số chế độ chính sách ngân sách cấp trên bổ sung chưa kịp thời trong khi nguồn ngân sách huyện có hạn dẫn đến chậm trễ trong việc chi trả cho các đối tượng. Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng ngân sách một mặt đã tạo điều kiện cho các đơn vị trong việc điều hành chấp hành dự toán ngân sách nhưng mặt khác cũng đã làm giảm khả năng kiểm soát của các cơ quan quản lý dẫn đến việc điều chỉnh dự toán của các đơn vị không được kiểm soát chặt chẽ, các tiêu chuẩn định mức chi tiêu thường được các đơn vị vận dụng cho các nội dung chi không có trong quy định, hệ thống kiểm soát chi chủ yếu dựa trên quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị nên công tác kiểm soát chi chưa thực sự hiệu quả, công tác chấp hành ngân sách chưa được đánh giá cao. Quyết toán ngân sách đã được lập theo đúng biểu mẫu quy định nhưng chưa đúng thời hạn; công tác thẩm tra quyết toán đã được thực hiện theo đúng quy định nhưng hiệu quả chưa cao. Công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN đã phát hiện và thu hồi các khoản chi sai chế độ, sai mục đích, không đúng dự toán nhưng kết quả chưa nhiều.

2.3.2.2. Đánh giá về mứ c độ quan trọ ng và chấ t lư ợ ng công việ c đạ t đư ợ c củ a các biệ n pháp quả n lý chi NSNN

Kết quả khảo sát cho thấy ảnh hưởng của yếu tố năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách là rất quan trọng, với điểm bình quân là 4,2. Việc ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn chi NSNN; tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN; trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chi ngân sách được đánh giá là quan trọng với điểm bình quân lần lượt là 3,93; 3,77; 3,67. Các yếu tố khác gồm ứng dụng công nghệ thông tin và các biện pháp khác có tầm ảnh hưởng trung bình với điểm bình quân là 3,48; 3,38.

Tuy nhiên đến nay biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chi NSNN được đánh giá đạt kết quả tốt với điểm bình quân là 4,22 và 4,2. Tổ chức bộ máy và năng lực trình độ của cán bộ quản lý chi NSNN đạt kết quả khá tốt với điểm bình quân là 3,75 và 3,55. Các biện pháp khác và việc ban hành các văn bản hướng dẫn chi NSNN mới đạt kết quả trung bình với số điểm bình quân là 3,32 và 3,23.

Hầu hết các nội dung khảo sát đều có giá trị trung bình trên 3 điểm, cao nhất là biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN. Điều này là khá phù hợp với thực tế tại huyện Quảng Ninh bởi vì trong những năm vừa qua, huyện đã chú trọng nâng cấp, tập huấn sử dụng hệ thống TABMIS cho cán bộ, công chức phòng TC- KH huyện và KBNN huyện; triển khai các ứng dụng phần mềm khai thác báo cáo phục vụ cho công tác quyết toán ngân sách huyện; nâng cấp phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp phù hợp với những thay đổi của Nghị định Chính phủ và Thông tư Bộ Tài chính. Việc hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chi NSNN cũng được chính quyền huyện hết sức quan tâm. Hàng năm, ngân sách đã chủ động bố trí nguồn kinh phí cho các cơ quan đơn vị mua sắm sửa chữa tài sản, máy móc, trang thiết bị làm việc; đến nay, 100% đơn vị đã trang bị máy vi tính cho bộ phận kế toán, thủ quỹ. Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN được đánh giá là khá hợp lý, theo đúng quy định. Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN được đánh giá ở mức trung bình điều này chứng tỏ vẫn còn một số cán bộ, công chức có năng lực quản lý và trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý chi NSNN trong thời kỳ mới, nhất là việc cập nhật các văn bản và sử dụng phần mềm kế toán

mới. Việc ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn công tác quản lý chi NSNN chưa thường xuyên, chưa kịp thời. Một số chế độ chính sách của Nhà nước khi đưa về cơ sở để áp dụng thì gặp nhiều vướng mắc, có những vấn đề vượt quá thẩm quyền của huyện thì đã đề nghị cấp trên xem xét giải quyết, tuy nhiên việc trả lời còn chậm trễ dẫn đến còn nhiều sai sót quá trình quản lý chi NSNN.

Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ quan trọng của công việc và chất lượng công việc đạt được của các biện pháp quản lý chi

NSNN ở huyện Quảng Ninh

TT Nội dung khảo sát

Mức điểm bình quân Tỷ lệ (%) Tổng số Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 1

Việc ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn quản lý chi NSNN

- Mức độ quan trọng 3,93 100,0 0,0 6,7 23,3 40,0 30,0

- Chất lượng công việc đạt được 3,23 100,0 8,3 8,3 51,7 15,0 16,7

2 Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN

- Mức độ quan trọng 3,77 100,0 3,3 6,7 28,3 33,3 28,3

- Chất lượng công việc đạt được 3,75 100,0 0,0 3,3 46,7 21,7 28,3

3 Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN

- Mức độ quan trọng 4,20 100,0 0,0 0,0 20,0 40,0 40,0

- Chất lượng công việc đạt được 3,55 100,0 3,3 6,7 43,3 25,0 21,7

4 Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chi NSNN

- Mức độ quan trọng 3,67 100,0 0,0 8,3 40,0 28,3 23,3

- Chất lượng công việc đạt được 4,20 100,0 0,0 0,0 21,7 36,7 41,7

5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN

- Mức độ quan trọng 3,48 100,0 3,3 5,0 51,7 20,0 20,0

- Chất lượng công việc đạt được 4,22 100,0 0,0 0,0 18,3 41,7 40,0

6 Các biện pháp khác (Công khai tài chính; thi đua...)

- Mức độ quan trọng 3,38 100,0 6,7 13,3 35,0 25,0 20,0

- Chất lượng công việc đạt được 3,32 100,0 10,0 13,3 31,7 25,0 20,0

2.4. Đánh giá chung công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)