Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 61 - 71)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

Nhiệm vụ chi ngân sách hàng năm được triển khai kịp thời, việc cấp phát, thanh toán vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên thực hiện theo đúng quy định về tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành. Hầu hết các khoản chi đều thực hiện vượt dự toán giao đầu năm, được thể hiện qua số liệu ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Tình hình thực hiện chi ngân sách nhà nước huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dự toán Thực hiện So sánh TH/ DT (%) Dự toán Thực hiện So sánh TH/ DT (%) Dự toán Thực hiện So sánh TH/ DT (%) TỔNG CHI NSNN 283.741 366.197 129,1 306.578 383.916 125,2 319.611 412.096 128,9

1 Chi cân đối NS 236.607 267.835 113,2 253.177 272.444 107,6 266.026 314.283 118,1

1.1 Chi đầu tư phát

triển 9.925 24.301 244,8 8.660 17.700 204,4 18.215 31.347 172,1

1.2 Chi TX 224.674 242.455 107,9 242.132 253.601 104,7 244.737 279.324 114,1

1.3 Chi dự phòng 2.008 1.079 53,7 2.385 1.143 47,9 3.074 3.612 117,5

2

Chi từ nguồn thu để lại đơn vị quản lý qua NSNN

1.800 1.802 100,1 1.800 2.023 112,4 1.800 2.006 111,4

3 Chi bổ sung cho

NS cấp dưới 45.334 86.000 189,7 51.601 88.813 172,1 51.785 78.246 151,1 4 Chi nộp ngân sách

cấp trên 1.186 1.200 2.400

5 Chi chuyển nguồn 9.374 19.436 15.161

(Nguồn: Phòng TC - KH huyện Quảng Ninh)

2.2.2.1. Chấ p hành dự toán chi đầ u tư phát triể n

Chi đầu tư phát triển là khoản chi mang tính chất tích luỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng năng suất xã hội và các quan hệ cân đối lớn trong phát triển kinh tế của huyện; nhằm phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Ở cấp huyện, nguồn vốn này được sử dụng để xây dựng các công trình giao thông đường bộ, đường thuỷ; các công trình điện, cấp thoát nước, các công trình văn hoá, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng

Các căn cứ pháp lý để thực hiện quản lý đầu tư XDCB được áp dụng tại huyện Quảng Ninh, gồm: Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư và Xây dựng công trình (được thay thế bởi Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng từ ngày 05/8/2015); Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (được thay thế bởi Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ ngày 10/5/2015); Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (được thay thế bởi Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng từ ngày 01/7/2015); Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.

Bảng 2.6. Tình hình thực hiện chi đầu tư phát triển huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung Năm2014 Năm2015 Năm2016

Giai đoạn 2014- 2016 Tổng giá trị TTBQ(%) TỔNG CHI 24.301 17.700 31.347 73.348 13,6 1 Nguồn vốn tập trung 7.925 7.460 15.815 31.200 41,3 2 Nguồn vốn quỹ đất 1.100 300 4.000 5.400 90,7

3 Nguồn kết dư ngân sách 2.500 3.000 2.000 7.500 -10,6

4 Nguồn mục tiêu củaTrung ương, tỉnh cấp 12.776 6.940 9.532 29.248 -13,6

(Nguồn: Phòng TC - KH huyện Quảng Ninh)

Giai đoạn 2014-2016, tổng giá trị chi đầu tư phát triển là 73.348 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 13,6%/năm. Trong cơ cấu chi đầu tư phát triển thì

nguồn vốn tập trung chiếm tỷ trọng lớn nhất, được UBND tỉnh giao trong dự toán đầu năm; còn nguồn mục tiêu do Trung ương, tỉnh cấp được bổ sung trong năm để đầu tư xây dựng các công trình cấp bách như: công trình Sửa chữa, nâng cấp Hồ chứa nước Troóc Trâu; bổ sung vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững, vốn quy hoạch; hỗ trợ khắc phục sửa chữa các công trình bị hư hỏng do bão lụt...

Nhìn chung, việc chấp hành dự toán chi đầu tư phát triển đã cơ bản thực hiện đúng trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật từ khâu lập dự án khả thi đến thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật, đấu thầu, thi công, nghiệm thu, thẩm định quyết toán công trình hoàn thành.

Vốn đầu tư phát triển được quản lý thanh toán thống nhất qua Kho bạc nhà nước nhằm đảm bảo sử dụng đúng mục đích. Việc cấp phát vốn đầu tư trực tiếp cho từng công trình dự án được thực hiện theo tiến độ hoàn thành của dự án và trong phạm vi dự toán được duyệt và bổ sung, điều chỉnh (nếu có).

Các phòng ban chức năng của huyện căn cứ vào nhiệm vụ của mình đã tăng cường phối kết hợp trong giám sát, lập, thẩm định các dự án đầu tư, thực hiện cắt giảm các khoản chi không đúng thiết kế, tiêu chuẩn định mức đầu tư góp phần tiết kiệm chi cho NSNN.

Bố trí cơ cấu chi đầu tư bám sát yêu cầu phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh và huyện đề ra. Theo đó chi đầu tư trong những năm qua tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị của huyện, chỉnh trang đô thị, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục…; ngoài ra vốn đầu tư còn bố trí để thực hiện các chương trình KT-XH của huyện như: xóa đói giảm nghèo, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn và nâng cấp đường hẻm nội thị, điện chiếu sáng công cộng.

Tuy nhiên, việc tính toán xác định giá trị chỉ định thầu của chủ đầu tư nhiều trường hợp chưa chính xác, chất lượng công tác đấu thầu chưa cao. Công tác nghiệm thu nhiều trường hợp còn sơ sài, chưa đảm bảo đầy đủ thủ tục theo quy

định. Chất lượng công trình chưa được quản lý một cách chặt chẽ, nhiều công trình chất lượng kém, mau xuống cấp; chất lượng công tác tư vấn giám sát chưa cao, nhiều đơn vị tư vấn giám sát không đảm bảo có mặt tại hiện trường đúng theo quy định của hợp đồng, chất lượng giám sát kém, có trường hợp còn thông đồng với bên thi công làm cho chất lượng công trình không đảm bảo.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, các văn bản liên quan đến lĩnh vực đầu tư phát triển thay đổi nhiều và chưa đồng bộ do đó việc triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng. Công tác phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với các công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cấp huyện chưa đảm bảo, nhiều công trình phải điều chỉnh tổng mức đầu tư do phát sinh thêm khối lượng.

2.2.2.2. Chấ p hành dự toán chi thư ờ ng xuyên

Chấp hành dự toán chi thường xuyên trong giai đoạn này tại huyện Quảng Ninh được quản lý theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn: Cấp phát, kiểm soát và điều chỉnh dự toán chi thường xuyên (nếu có).

Việc quản lý NSNN theo kế hoạch hàng năm cho phép tính toán các chi tiêu tương ứng với năng lực thực tế. Cách làm đó có thuận lợi là dễ làm, ít phải điều chỉnh dự toán và nếu có thì mức độ điều chỉnh không lớn so với khi xây dựng dự toán. Song trong điều hành ngân sách khó khăn vì có nhiều công việc kéo dài trong nhiều năm, nhưng kết thúc từng năm, phải quyết toán chi tiêu năm đó trong khi công việc chưa kết thúc.

Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên được thực hiện theo các nội dung chi gắn với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản chi sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

Tổng chi thường xuyên ngân sách huyện trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016 là 775.380,0 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 7,3%. Các lĩnh vực

Giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thể thao tăng chi hợp lý từ đó đã có bước phát triển tích cực; các vấn đề an sinh xã hội được giải quyết có hiệu quả, an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Bảng 2.7. Tình hình thực hiện chi thường xuyên ngân sách huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung Năm2014 Năm2015 Năm2016

Giai đoạn 2014-2016 Tổng giá trị TTBQ(%) TỔNG CHI TX 242.455 253.601 279.324 775.380 7,3 I Chi sự nghiệp 214.806 219.296 243.352 677.454 6,4 1 Chi SN GD-ĐT, dạy nghề 152.850 157.168 164.136 474.154 3,6 2 Chi SN y tế 9.038 13.438 9.832 32.308 4,3 3 Chi sự nghiệp VHTT - TT 1.309 1.518 1.100 3.927 -8,3

4 Chi SN phát thanh truyềnhình 808 641 1.030 2.479 12,9 5 Chi sự nghiệp đảm bảo xãhội 34.489 28.978 55.483 118.950 26,8

6 Chi SN kinh tế 9.550 9.755 4.452 23.757 -31,7

7 Chi SN môi trường 6.762 7.798 7.319 21.879 4,0

II Chi quản lý HC, Đảng,đoàn thể 22.986 30.203 31.719 84.908 17,5

III Chi QP-AN 3.892 3.185 3.139 10.216 -10,2

IV Chi khác NS 771 917 1.114 3.923 20,2

(Nguồn: Phòng TC - KH huyện Quảng Ninh)

- Giai đoạn 2014-2016, chi đảm bảo thực hiện các hoạt động sự nghiệp của huyện là 677.454,0 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi thường xuyên, tốc độ tăng bình quân 6,4%/năm. Bao gồm:

+ Chi sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và dạy nghề

Tổng chi sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2014 - 2016 là 474.154 triệu đồng, chiếm 61,2% tổng chi thường xuyên, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,6%/năm. Trên địa bàn huyện Quảng Ninh có 53 trường học và 01 trung tâm dạy nghề với hơn 1.500 giáo viên, do vậy kinh phí để đảm bảo tiền

lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ giáo viên là rất lớn. Bên cạnh đó, ngành giáo dục còn có rất nhiều chế độ chính sách hỗ trợ cho học sinh như: miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập, tiền ăn trưa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, học bổng và các chế độ khác cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú...

+ Chi sự nghiệp y tế

Tổng chi sự nghiệp y tế trong giai đoạn 2014 - 2016 là 32.308 triệu đồng, chiếm 4,2% tổng chi thường xuyên, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 4,3%.

Trong giai đoạn 2014 - 2016, lĩnh vực y tế luôn được quan tâm đầu tư về kinh phí hoạt động và trang thiết bị khám chữa bệnh góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; các chương trình y tế quốc gia phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh cũng được Trung ương bổ sung có mục tiêu được triển khai có hiệu quả. Ngân sách đảm bảo kịp thời, đầy đủ kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội như: chi mua thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ...

+ Chi sự nghiệp Văn hóa thông tin - thể thao

Tổng chi sự nghiệp VHTT-TT giai đoạn 2014 - 2016 là 3.927 triệu đồng, chiếm 0,5% tổng chi thường xuyên, bình quân hàng năm giảm 8,3%. Nguồn kinh phí này được sử dụng để bảo đảm trang trải cho hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện và tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội đua thuyền truyền thống của huyện ngày 02/9 hàng năm.

+ Chi sự nghiệp Phát thanh truyền hình

Tổng chi sự nghiệp PTTH giai đoạn 2014 - 2016 là 2.479 triệu đồng, chiếm 0,3% tổng chi thường xuyên, tốc độ tăng bình quân hàng năm 12,9%. Nguồn kinh phí này được sử dụng để bảo đảm trang trải cho hoạt động của Đài truyền thanh huyện và các hoạt động tuyên truyền, quảng bá các hoạt động của huyện trên sóng phát thanh truyền hình.

+ Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội

Tổng chi sự nghiệp đảm bảo xã hội trong giai đoạn 2014 - 2016 là 118.950,0 triệu đồng, chiếm 15,3% tổng chi thường xuyên, tốc độ tăng bình quân là 26,8%/năm. Ngân

sách đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Đối với đối tượng chính sách: chi hỗ trợ thăm và tặng quà các đối tượng chính sách nhân dịp Tết nguyên đán, nhân dịp 27/7, hỗ trợ thường xuyên cho đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng…

Đối với đối tượng xã hội: Thực hiện tốt Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ khó khăn cho các hộ nghèo vào dịp Tết nguyên đán, hỗ trợ hàng tháng cho các hộ đặc biệt nghèo; đảm bảo kinh phí mua thẻ BHYT cho hộ nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số…

+ Chi sự nghiệp kinh tế

Tổng chi sự nghiệp kinh tế giai đoạn 2014 - 2016 là 23.757 triệu đồng, chiếm 3,1% tổng chi thường xuyên, bình quân hàng năm giảm 31,7%. Năm 2016, nhiều chế độ chính sách như cấp bù thủy lợi phí, hỗ trợ mua giống lúa, giống ngô... theo chính sách của HĐND huyện thực hiện cấp mục tiêu về cho các xã, thị trấn nên số chi cấp huyện giảm mạnh.

Chi sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, lâm nghiệp: hỗ trợ các địa phương mua giống lúa, ngô, thuốc diệt chuột sinh học... theo chính sách của Hội đồng nhân dân huyện; hình thành các vùng chuyên canh lúa, vùng trồng hoa, sản xuất rau sạch cung ứng cho thị trường, góp phần trong việc tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm ngư của huyện, hỗ trợ phát triển các vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, quản lý tốt dịch bệnh; thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi, đảm bảo việc cung ứng, tưới tiêu nước kịp thời cho sản xuất.

Chi sự nghiệp giao thông, đô thị tăng dần qua các năm, được sử dụng để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường, khắc phục được các sự cố thiên tai, đảm bảo giao thông thông suốt, đáp ứng được yêu cầu quản lý cơ sở hạ tầng đô thị.

Chi lĩnh vực tài nguyên trong các năm qua đã giải quyết được những nhiệm vụ trọng tâm của ngành theo yêu cầu của huyện trong công tác quản lý tài nguyên, xử

lý dứt điểm tồn đọng liên quan đến đất quốc phòng, đo đạc đất tôn giáo, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để triển khai một số dự án phát triển KT-XH. Hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; đo vẽ lập hồ sơ thửa đất phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để triển khai các công trình, dự án trên địa bàn huyện.

+ Chi sự nghiệp môi trường

Tổng chi sự nghiệp môi trường trong giai đoạn 2014 - 2016 là 21.879 triệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)