6. Bố cục của luận văn
2.1. Tổng quan về huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí đị a lý
Huyện Quảng Ninh giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới về phía Bắc; phía Nam giáp huyện Lệ Thủy; phía Đông giáp biển Đông, có chiều dài 25 km; phía Tây giáp nước CHDCND Lào, có chiều dài khoảng 38km.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Huyện Quảng Ninh nằm cách Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 60km, cách khu du lịch suối Bang 50km, cách cửa khẩu quốc tế Cha Lo 90km, có đường bờ biển dài 25km và hệ sinh thái sông, suối, hồ, rừng nguyên sinh thuận lợi cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải trí. Đồng thời, huyện Quảng Ninh còn có các địa điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh như danh thắng núi Thần Đinh (xã Trường Xuân), Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Trường Sơn tại bến phà Long Đại (xã Hiền Ninh), nhà thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (xã Vạn Ninh) và bãi biển Hải Ninh thu hút được nhiều du khách tham quan.
2.1.1.2. Đị a hình
Huyện Quảng Ninh nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, nghiêng từ Tây sang Đông. Toàn huyện có thể phân chia thành bốn dạng địa hình chính:
Địa hình vùng rừng núi cao: Dạng địa hình này ở sát biên giới Việt - Lào, chiếm 57% diện tích tự nhiên, với nhiều lâm sản quý hiếm. Độ cao vùng núi từ 300 - 1.000m.
Địa hình vùng gò đồi: Địa hình núi cao từ Bắc vào Nam, có độ cao từ 50 – 100 m, độ dốc từ 5 - 250. Dạng địa hình này chiếm 26,7% diện tích tự nhiên là nơi có nhiều thuận lợi trong việc trồng rừng lấy gỗ, trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (cao su, thông, tiêu...), chăn nuôi đại gia súc.
Địa hình vùng đồng bằng: Chiếm 9,5% diện tích, vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, với độ cao từ 0,5 - 5m. Do địa hình vùng trũng thấp nên thường xuyên ngập lụt và được phù sa bồi đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao. Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.
Địa hình vùng cát ven biển: Chiếm 6,7% diện tích tự nhiên và có chiều dài 19,6 km; có độ cao từ 5 - 20m. Do trong vùng cát có nguồn nước ngầm khá dồi dào nên phù hợp các mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thủy sản và trồng rừng.
Huyện Quảng Ninh có đường bờ biển dài trên 25 km. Vùng biển Quảng Ninh không sâu, cách xa bờ 20km độ sâu khoảng 20m, cách xa bờ 40km độ sâu
khoảng 25m, ra đến 140km độ sâu cũng chỉ có 33m. Do biển không sâu nên diện tích bãi chiều của tất cả các xã ven biển rộng, khoảng 2.225ha. Đây cũng là một yếu tố rất thuận lợi để xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch biển.
2.1.1.3. Khí hậ u, thờ i tiế t
Huyện Quảng Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Nhiệt độ bình quân 24,5 - 250C, lượng mưa bình quân khoảng 2.100 - 2.200 mm, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt.
Mùa khô thường từ tháng 3 đến hết tháng 8 hàng năm, có nhiệt độ trung bình từ 26,5 - 270C, nhiệt độ cao nhất có khi đến 390C. Do nền nhiệt cao, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 30% tổng lượng mưa cả năm.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình 22 - 230C, thấp nhất vào tháng 1, có khi đến 100C. Lượng mưa trong mùa này thường chiếm 65 - 70% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào khoảng 15/9 - 15/11 hàng năm. Do mưa lớn, địa hình rất dốc nên thường gây lũ lụt ở vùng thấp và lũ quét hai bên sông ở vùng núi.
2.1.1.4. Tài nguyên đấ t
Tổng diện tích tự nhiên huyện Quảng Ninh là 119.418,19 ha. Trong đó, xã Trường Sơn có diện tích tự nhiên lớn nhất là 77.961,78 ha chiếm 65,28%; thị trấn Quán Hàu có diện tích nhỏ nhất 330,65 ha, chiếm 0,28%. Toàn huyện có 5 nhóm đất chủ yếu, gồm:
Nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình vùng núi có độ cao 50 m trở lên. Do phân bố trên vùng núi, lớp phủ thực vật còn khá nên độ phì tự nhiên còn tốt.
Nhóm đất phù sa cổ chiếm trên 4,6% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng gò đồi và các thung lũng đan xen. Là nơi trồng cây công nghiệp dài, ngắn ngày, cây ăn quả và đồng cỏ chăn nuôi chính của huyện.
Hiện nay đã được đầu tư các công trình thủy lợi ngăn mặn và hồ chứa cung cấp nước cho sản xuất hai vụ, nên đây là vùng lúa có năng suất cao nhất của huyện và tỉnh Quảng Bình.
Nhóm đất cát ven biển chiếm 5,5% diện tích tự nhiên.
Đất khác chiếm 15,3% trong đó núi đá chiếm 13,7%, sông suối chiếm 1,6%.
2.1.1.5. Tài nguyên rừ ng
Đất lâm nghiệp có 99.835,86 ha, chiếm 83,60% diện tích đất tự nhiên toàn huyện và chiếm 91,85% trên tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đất lâm nghiệp có: đất rừng sản xuất 45.512,89 ha, chiếm 38,11% diện tích; đất rừng phòng hộ 54.322,97 ha, chiếm 45,49% diện tích. Hiện tại độ che phủ rừng tính trên diện tích đất có rừng cộng với diện tích cây công nghiệp dài ngày đạt 76,90%. Với một diện tích lớn đất lâm nghiệp có thể chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, cho phép huyện phát triển mạnh một số cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao (cao su, thông…). Đây là lợi thế mang tầm chiến lược của huyện.
2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sả n
Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình thì trên địa bàn huyện có 2 nhóm khoáng sản: Kim loại và phi kim loại.
Nhóm kim loại: Gồm có các mỏ sắt ở Lèn Công – Vạn Ninh. Quặng sắt gồm các loại quặng Limonits, quặng Hematits là loại sắt ngậm nước thường dùng trong phụ gia xi măng.
Nhóm phi kim loại như: Đá vôi xi măng, sét xi măng, đôlômit, đá hộc xây dựng, cát sạn, sét gạch ngói. Riêng đá vôi và sét xi măng có trữ lượng hàng chục triệu tấn.
2.1.1.7. Tài nguyên biể n và bờ biể n
Huyện Quảng Ninh có đường bờ biển dài trên 25km, vùng biển không sâu, cách xa bờ 20km độ sâu khoảng 20m, cách xa bờ 40km độ sâu khoảng 25m, ra đến 140km độ sâu cũng chỉ có 33m. Do biển không sâu nên diện tích bãi chiều ven biển
rộng, khoảng 2.225ha. Đây là một yếu tố rất thuận lợi để xây dựng các cơ sở nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch biển.
Với 25km bờ biển và ngư trường rộng lớn, Quảng Ninh có tài nguyên sinh vật biển đa dạng và phong phú, có nhiều loài cá ở tầng nổi, tầng đáy, trong đó có nhiều loại đặc sản quý như tôm hùm, cá mú, cá hồng, mực,...