Kết quả sử dụng hợp đồng Forward 2014-2018
Năm Doanh số Lợi nhuận
Doanh số (triệu USD) Tỷ trọng Tốc độ tăng trưởng (%) Lợi nhuận (Triệu đồng) Tỷ trọng Tốc độ tăng trưởng (%) 2014 3,195 22% 10,799 28% 2015 3,191 32% -0.1% 11,405 35% 6% 2016 2,530 24% -21% 7,808 23% -32% 2017 2,712 30% 7% 8,776 28% 12% 2018 4,498 35% 66% 22,248 40% 154%
(Nguồn Phòng CĐ&KDNT-PG Bank)
Dễ dàng nhận thấy, PG Bank chưa thực sử sử dụng tốt các hợp đồng Forward để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Với những năm tỷ giá biến động như 2015 và 2018, phần lớn doanh số hợp đồng Forward đều đến từ mua/bán với tập đoàn xăng dầu và vẫn
53
Forward với các doanh nghiệp khác cũng như liên ngân hàng còn khá ít, tốc độ tăng trưởng còn khá chậm. Trong năm 2018, do áp dụng những chính sách mới nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng khiến tốc độ tăng lên khá cao. Nhưng đây vẫn chưa phải tín hiệu đáng mừng vì tỷ trọng sử dụng hợp đồng forward còn tương đối ít.
Sử dụng hợp đồng hoán đổi (swaps)
Cách thức dử dụng hợp đồng hoán đổi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cũng khá tương tự như sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Chỉ có điểm khác biệt là hợp đồng hoán đổi nên được sử dụng khi khách hàng vừa có nhu cầu ngoại tệ giao ngay ở thời điểm hiện tại và vừa có nhu cầu kỳ hạn cùng số lượng ngoại tệ ấy ở thời hạn đáo hạn. Việc sử dụng hợp đồng hoán đổi để tránh rủi ro tỷ giá và ngăn ngừa tổn thất giao dịch có ưu điểm là Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn ngoại tệ phục vụ doanh nghiệp, dễ sử dụng, dễ thương lượng tỷ giá, biết trước tỷ giá sẽ giao dịch khi đáo hạn, tránh rủi ro tỷ giá biến động mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận dự tính; đặc biệt hợp đồng Swap khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn khi khách hàng vừa có nhu cầu mua/bán ngoại tệ giao ngay ở thời điểm hiện tại, vừa có nhu cầu bán/mua ở thời điểm kỳ hạn trong tương lai. Tuy vậy, hợp đồng này cũng không tránh khỏi được những nhược điểm như nó là hợp đồng bắt buộc, cho dù đến kỳ đáo hạn tỷ giá có biến động theo chiều tốt hay xấu thì vẫn phải thực hiện hợp đồng. Ví dụ. ngân hàng có thể bị thiệt nếu như tỷ giá mua giao ngay ở thời điểm đáo hạn không giảm xuống thấp hơn tỷ giá mua kỳ hạn đã thỏa thuận với khách hàng
Giả sử:
Công ty Vietjetair có nhu cầu bán 10 triệu USD giao ngay cho PG Bank, đồng thời 3 tháng sau cần mua lại 10 triệu USD để thanh toán tiền hàng. Tỷ giá giao ngay chuyển khoản USD/VND = 23,200. Xu hướng tỷ giá USD/VND PG Bank dự kiến sẽ tăng khoảng 100 điểm trong 3 tháng tới. Tức là đến khi đáo hạn tỷ giá USD/VND = 23,300. Để 3 tháng sau có thể thanh toán khoản 10 triệu USD, Vietjetair có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án mà PG Bank đưa ra.
54
- Tại thời điểm hiện tại: Bán giao ngay 10 triệu USD cho PG Bank
- Sau 3 tháng: Mua giao ngay 10 triệu USD với tỷ giá giao ngay tại thời điểm 3 tháng sau
Phương án 2: Thực hiện hợp đồng hoán đổi - Bán giao ngay 10 triệu USD cho PG Bank
- Mua kỳ hạn 3 tháng số tiền 10 triệu USD với giá kỳ hạn USD/VND=23,280 Ở cả hay phương án, bước 1 là giống nhau, chỉ khác nhau ở bước thứ 2. Với phương án 1, nếu đúng như dự kiến tỷ giá tăng 23,300 sau 3 tháng thì Vietjet sẽ bị lỗ 20 điểm tương đương với 200 triệu VND. Như vậy nếu dùng phương án 2, Vietjetair sẽ tiết kiệm được 200 triệu VND đồng thời vẫn đảm bảo được thanh toán của mình khi đáo hạn.
Với PG Bank ở phương án 2, sẽ thực hiện giao dịch hoán đổi và thu được lãi từ chênh lệch tỷ giá là 10 triệu VND * 80 = 800 triệu VND
Số tiền 10 triệu USD có thể sẽ được mang đi gửi tại các TCTD khác để hưởng lãi suất hoặc đem đi cho vay, sau đó thanh toán đúng hạn cho Vietjetair sau 3 tháng. Hoặc thực hiện 1 hợp đồng Swap khác với TDTD thứ 3 nhằm chuyển giao rủi ro và thu lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá.
Kết quả sử dụng hợp đồng Forward giai đoạn 2014-2018