3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tỷ giá trong
3.3.6 Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tỷ giá phải phù hợp với chiến lược
lâu dài của ngân hàng.
3.3.6.1 Xác định mục tiêu và nguyên tắc chịu rủi ro
Xác định mục tiêu kinh doanh và, đo lường khả năng chịu rủi ro của ngân hàng là việc vô cùng quan trọng là là một nguyên tắc mà khi thành lập ngân hàng nhất thiết phải xây dựng trên nền tảng chiến lược lâu dài và được xem là kim châm định hướng cho hoạt động kinh doanh. Để có thể xây dựng chính sách QTRRTG một cách hoàn chỉnh và phù hợp thì ngân hàng phải đầu tư và chú tâm vào 2 việc này trước tiên
Trước hết để chiến lược quản trị rủi ro lâu dài có hiệu quả, PG bank cần xác định định hướng QTRRTG là quản trị theo hướng quản trị rủi ro tập trung hay quản trị rủi ro phân tán. Nếu quản trị rủi ro tỷ giá phân tán, thì các phòng ban, bộ phận sẽ chỉ xem xét và quản trị rủi ro tỷ giá trong khuôn khổ phòng mình, thay vì là rủi ro có tính liên kết với các bộ phận khác. Hậu quả là có những rủi ro cực kỳ nghiêm trọng ở cấp độ nghiệp vụ riêng lẻ đã bị bỏ qua hay phớt lờ, từ đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động của toàn bộ ngân hàng.
3.3.6.2 Phân cấp rõ ràng trong công tác kiểm soát rủi ro
Việc quản trị rủi ro tỷ giá phải được thực hiện ở tất cả các bộ phận, ở nhiều cấp với các mức độ khác nhau.
Cấp Hội đồng Quản trị và Ban điều hành sẽ quản trị rủi ro tỷ giá thông qua việc giám sát các bản báo cáo định kỳ về tình hình thị trường ngoại tệ; doanh số, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ngoại tệ; sự tuân thủ và các ngoại lệ về rủi ro, báo cáo thực trạng rủi ro.
Cấp các phòng ban sẽ quản trị rủi ro tỷ giá bằng cách kiểm tra các hoạt động rủi ro, lập các báo cáo phân tích rủi ro, trạng thái ngoại lệ,…Trong đó, các báo cáo về rủi ro phải cung cấp thông tin thích hợp, chính xác và kịp thời. Bên cạnh đó, cần đánh giá tính hiệu quả trong quản lý rủi ro với quan điểm phát hiện sai sót để sửa chữa và hoàn thiện hơn.
Để kiểm soát rủi ro, ngân hàng nên thiết lập và giám sát rủi ro tỷ giá thông qua các chính sách hạn chế rủi ro, các tiêu chuẩn và các thủ tục xác định trách nhiệm và
76
quyền hạn của các cán bộ, các cấp lãnh đạo. Các hạn mức rủi ro sẽ được sử dụng như một phương tiện để kiểm soát các rủi ro khác nhau liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Các phòng ban cũng cần thực hiện việc kiểm soát và đối chiếu trực tiếp, thường xuyên, để phát hiện các sai sót hoặc các vấn đề ẩn chứa trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và báo cáo lên cấp lãnh đạo theo định kỳ để nhận dược những chỉ đạo định hướng nhanh chóng, kịp thời và phù hợp.
Việc phân cấp công tác quản trị nhằm giúp cho việc quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ được rõ ràng, hoạt động thông suốt và một mục tiêu không kém phần quan trọng đó là nâng cao vài trò, trách nhiệm trong từng vị trí, từng cấp. Trong đó, có 3 bộ phận chính không thể thiếu trong quản trị rủi ro tỷ giá:
Cấp điều hành trực tiếp
Là bộ phận tham gia trực tiếp vào việc quản trị rủi ro tỷ giá mà mình đã đề ra, chỉ đạo kịp thời những biện pháp xử lý rủi ro.
Phòng quản trị rủi ro
Sẽ đóng vai trò tư vấn thông qua việc xây dựng cơ cấu và quy trình quản trị rủi ro cho ngân hàng, dưới sự hỗ trợ của Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc. Phòng quản trị rủi ro sẽ huy động nguồn lực để tham gia quy trình này nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra và tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thông qua quy trình quản trị rủi ro.
Bộ phận kiểm toán nội bộ
Chịu trách nhiệm báo cáo cho Ủy ban Kiểm toán trực thuộc Hội đồng Quản trị hay trực tiếp báo cáo cho Hội đồng Quản trị về những đánh giá trong việc thực hiện quy định của phòng ban.
3.3.6.3 Nâng cao vai trò và trách nhiệm của ban giám đốc và hội đồng quản trị trong công tác quản trị rủi ro
Công tác quản trị rủi ro tỷ giá chưa được coi trọng ở các ngân hàng Việt Nam nói chung và PG Bank nói riêng. Chính vì thế, sẽ tạo nên tiền lệ không tốt trong bộ máy quản trị rủi ro; dẫn đến việc các thành viên trong một tổ chức không có cái nhìn hay nhận thức đồng bộ đối với quản trị rủi ro. Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc có
77
ngân hàng. Nhưng cấp điều hành lại có thể không đồng thuận một khi họ vẫn chưa hiểu được một cách rạch ròi vai trò của họ về quản trị rủi ro.
Đề cao vai trò quản trị của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc là một hình thức tăng cường chất lượng cho mô hình quản trị. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc thường cho rằng công tác quản trị rủi ro thuộc trách nhiệm của bộ phận quản trị rủi ro, chứ không thuộc trách nhiệm của họ, trong khi chính họ mới là những người tham gia trực tiếp vào công tác quản trị rủi ro tỷ giá bằng cách giám sát, đưa ra những quyết sách, định hướng tương lai cho ngân hàng. Do đó, điều quan trọng là Hội đồng quản trị và Ban giám đốc của ngân hàng phải hiểu rõ trách nhiệm và vai trò quan trọng của mình trong công tác quản trị rủi ro tỷ giá.
Trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc:
Xem xét và đưa ra chính sách và thủ tục quản lý RRTG dựa trên kiến nghị của lãnh đạo bộ phận quản lý rủi ro.
Xem xét và phê duyệt các thủ tục để đo lường, giám sát và kiểm soát RRTG.
Đưa ra chiến lược quản lý RRTG.
Đảm bảo rằng lãnh đạo bộ phận quản lý rủi ro có đủ thẩm quyền và có khả năng quản lý các RRTG có thể phát sinh từ những thay đổi trong môi trường cạnh tranh hoặc từ các hoạt động thị trường.
Định kỳ xem xét và phê duyệt hạn mức rủi ro giá phù hợp với sự thay đổi trong chiến lược của ngân hàng, các sản phẩm mới và những thay đổi trong điều kiện thị trường.
Bên cạnh đó, cần có những quy chế áp dụng các quy định xử phạm nghiêm khắc đối với cấp lãnh đạo là một trong những phương pháp nâng cao trách nhiệm của các thành viên và cũng là một hình thức hướng cho toàn bộ nhân viên tuân thủ chặt chẽ những quy định đặt ra.