.1 Kết quả kinh doanh ngoại tệ của PGBank giai đoạn 2014-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex ( PG bank) (Trang 41 - 60)

Kết quả kinh doanh ngoại tệ 2014-2018

Năm Doanh số Lợi nhuận

Doanh số (triệu USD)

Tốc độ tăng

trưởng (%) Lợi nhuận ( Triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)

2014 14,523 38,569

2015 9,972 -31% 32,587 -16%

2016 10,543 6% 33,949 4%

2017 9,040 -14% 31,343 -8%

2018 12,850 42% 55,620 77%

(Nguồn Phòng CĐ&KDNT-PG Bank)

Doanh số kinh doanh ngoại tệ của PG Bank biến động khá nhiều qua từng năm. Trong đó, tổng doanh số mua/bán ngoại tệ của PG Bank năm 2015 đạt 9,972 triệu USD, tương đương tốc độ tăng trưởng giảm 31% so với năm 2014 (14,523 triệu USD). Lợi nhuận kinh doanh ngoại hối toàn hệ thống năm 2015 đạt 32.6 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giám 16% so với năm 2014. Nguyên nhân giảm do năm 2015 tỷ giá biến động khá mạnh, khách hàng doanh nghiệp khá e ngại trong việc mua/bán ngoại tệ thời điểm này. Ngoài ra, sau khi có thông tin sát nhập với Viettinbank, một số ngân hàng đối tác của PG Bank đã ngừng cấp line giao dịch khiến cho nguồn ngoại tệ gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình doanh số kinh doanh ngoại tệ năm 2015 chưa đạt kế hoạch đề ra, PG Bank đã đề ra nhưng phương án giải quyết như đề nghị được nối lại line với các ngân hàng đối tác, chào tỷ giá cạnh tranh với các ngân hàng nhưng vẫn trong biên độ cho phép . Sang năm 2016, tình hình kinh doanh ngoại tệ dần được cải thiện, doanh số đạt 10,543 triệu USD, tốc độ tăng trưởng 6% so với 2015. Lợi nhuận năm 2016 đạt 33,9 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng tăng 4%. Năm 2017, dưới thông tin sát nhập với HD Bank khiến lượng nhân viên PG Bank giảm mạnh, các

34

nhân viên mới chưa kịp đào tạo kỹ lưỡng, quan hệ với khách hàng còn yếu khiến doanh số kinh doanh ngoại tệ cuả PG Bank lại giảm 14% so với năm 2016, lợi nhuận chỉ đạt 31.3 tỷ đồng giảm 8% so với năm ngoái. Năm 2018, doanh số kinh doanh ngoại tệ là 12,850 triệu USD tốc độ tăng trưởng tăng 42% so với 2017, lợi nhuận đạt 55,6 tỷ đồng với tốc độ tăng đên 77%. Nguyên nhân năm 2018, kết quả kinh doanh rất tốt là do tỷ giá biến động khá nhiều khiến việc tăng cường giao dịch kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng cũng thuận lợi hơn, SBV liên tục mua/bán ngoại tệ để điều tiết tỷ giá, liên tục thu hút khách hàng bằng việc giao dịch đa dạng các loại ngoại tệ, chào giá cạnh tranh.

Nhìn chung việc Tình hình kinh doanh ngoại tệ của PG Bank gặp khá nhiều khó khăn trong năm 2015-2017 là do phải cạnh tranh trong việc chào giá cho Tập đoàn với các NH lớn có quy mô tổng tài sản lớn như Vietinbank, Techcombank, BIDV…, trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh số. Ngoài ra tiến trình sát nhập kéo dài gây tâm lý e ngại từ phía khách hàng lâu năm cũng như các khách hàng tiềm năng dẫn đến các giao dịch không nhiều. Năm 2018, để khắc phục tình trạng khó khăn, Khối nguồn vốn trong đó có Phòng CĐ&KDNT đã tích cực nghiên cứu trong việc thiết kế, chào sản phẩm ngoại hối phù hợp với nhu cầu đặc thù của khách hàng cũng như tranh thủ được thị trường thuận lợi gia tăng lợi nhuận.

Biểu đồ 2.1 Doanh số kinh doanh ngoại tệ PG Bank giai đoạn 2014-2018

(Nguồn Phòng CĐ&KDNT-PG Bank)

- 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 12,000.00 14,000.00 16,000.00 2014 2015 2016 2017 2018

35

Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ PG Bank giai đoạn 2014-2018

(Nguồn Phòng CĐ&KDNT-PG Bank)

2.2 Thị trường ngoại tệ và diễn biến tỷ giá USD/VND 2014-2018

Biểu đồ 2.3: Tỷ giá USD/VND 2014-2018

(Nguồn : Reuters)

Nhìn chung, giai đoạn 2014-2018 tỷ giá có xu hướng tăng lên. Đầu năm 2014, giá liên ngân hàng USD/VND = 21,070; đến cuối năm 2018, giá liên ngân hàng USD/VND=23,400; tăng 2,350 điểm. Trong khi đó tỷ giá trung tâm tăng hơn 1,500 điểm. Trong giai đoạn này, ta dễ nhận thấy được 3 năm 2014, 2016, 2017 tình hình

- 10,000.00 20,000.00 30,000.00 40,000.00 50,000.00 60,000.00 2014 2015 2016 2017 2018

Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ

19500 20000 20500 21000 21500 22000 22500 23000 23500 24000 Jan -14 Ap r- 14 Ju l- 14 Oct- 14 Jan -15 Ap r- 15 Ju l- 15 Oct- 15 Jan -16 Ap r- 16 Ju l- 16 Oct- 16 Jan -17 Ap r- 17 Ju l- 17 Oct- 17 Jan -18 Ap r- 18 Ju l- 18 Oct- 18 Tỷ giá USD/VND 2014-2018

36

tỷ giá tương đối ổn định do thặng dư của cán cân thường mại (nhờ FDI) đã kích thích một số lượng lớn ngoại tệ chuyển sang đồng VNĐ. Hơn thế nữa, NHNN cũng đã mua được một lượng lớn ngoại tế nhằm nâng dự trữ ngoại hối lên. Bên cạnh đó, trong năm 2017, Điểm nhấn trong điều chỉnh chính sách tỷ giá là NHNN sử dụng công cụ giao dịch kỳ hạn khẳng định tính linh hoạt trong chính sách điều hành của NHNN. Với việc cho phép sử dụng sản phẩm mua kỳ hạn giúp các NHTM có thêm lựa chọn bán ngoại tệ cho NHNN trong tương lai với mức giá hiện tại, mà không lo giá sẽ giảm trong tương lai. Động thái này có thể sẽ mang lợi kép cho các NHTM, giúp các ngân hàng vừa chủ động cân đối nguồn ngoại tệ vừa có thêm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh đang bước vào những tháng cao điểm.

Tuy xu thế tỷ giá trong giai đoạn này có xu hướng tăng lên nhưng tăng mạnh nhất có thể phải kể đến năm 2015 và 2018 một số những nguyên nhân khiến cho tỷ giá ngoại tệ biến động là do: Năm 2015, Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam, tình hình nhập siêu của Việt Nam lên đến 32,3 tỷ USD (tăng 12,5% so với 2014), thâm hụt thương mại đã làm giảm thặng dư cán cân thanh toán tổng thể so với các năm trước, khiến cho nguồn cung ngoại tệ không còn dồi dào như trước, trong khi NHNN buộc phả gia tăng dự trữ do sự tăng trưởng của nhập khẩu khiến cho cán cân cung cầu ngoại tệ không cân bằng và gây áp lực phá giá lên tiền VNĐ. Trước tình hình này, NHNN thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá 3% và nới biên độ thêm 2% từ mức +/-1% lên +/-3%./. Với tỷ giá bán tại thời điểm cuối năm 2015 là 22.547 đồng/1USD, đồng Việt Nam đã chính thức mất giá 5,34% so với thời điểm đầu năm và vượt 3,34% so với mục tiêu đề ra của NHNN. Trong khi đó, trong 5 tháng đầu năm 2018, diễn biến tỷ giá USD/VND tương đối bình lặng, thậm chí NHNN còn mua vào được USD do thị trường dư nguồn cung. Nhưng đến năm 2018, Mỹ và Trung Quốc bước đầu thực hiện cuộc chiến tranh thương mại, Mỹ đe dọa sẽ tăng thuế các hàng hóa của Trung Quốc khiến cho đồng CNY mất giá mạnh (-4% chỉ trong vòng 3 tuần) và Fed nâng lãi suất USD lần thứ hai trong năm, áp lực lên tỷ giá USD/VND đã rõ nét hơn khéo sự tăng giá của một loạt các đồng ngoại tệ khác. Trong đó, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố liên tục được điều chỉnh và đã tăng khoảng

37

1,6%, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 2,7% so với đầu năm.

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại PG Bank Bank

2.3.1 Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại PG Bank tại PG Bank

Hiện nay PG Bank đang thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp và các TCTD theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Các loại hình giao dịch hiện đang thực hiện nhằm đa dạng các loại hình giao dịch ngoại tệ giảm thiểu rủi ro như mua bán giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn, tương lai. Mặc dù việc kinh doanh trong những năm vừa qua còn gặp nhiều khó khăn nhưng PG Bank đã đa dạng hóa nhiều sản phẩm dịch vụ và triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện đúng các cam kết, đảm bảo nguồn ngoại tệ cho khách hàng nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, cố gắng tăng trưởng doanh số để hoàn thành chỉ tiêu. Với hầu hết các giao dịch lớn trên PGBank đều square trạng thái ngay lúc giao dịch nên ít phát sinh trạng thái mở, khiến cho việc kiểm soát rủi ro được dễ dàng hơn.

 Quản lý nguồn ngoại tệ tập trung: Trong đó, các chi nhánh không được phép giữ trạng thái ngoại tệ hay mua/bán ngoại tệ với nhau mà sẽ mua/bán ngoại tệ với khách hàng, sau đó giao dịch với hội sở.

 Kiểm soát các giao dịch của chi nhánh bằng các báo cáo hàng ngày, mail xác nhận giao dịch ngoại tệ.

 Đưa ra các chiến lược kinh doanh dựa trên đánh giá tình hình thị trường ngoại hối, các nhân tố tác động đến tỷ giá, xu hướng của tỷ giá. Tuy nhiên các đánh giá này chỉ dựa trên nhưng phân tích kinh nghiệm cơ bản, dựa trên các thông tin thị trường

 Việc theo giõi trạng thái các ngoại tệ, phân tích đo lường rủi ro thường xuyên giúp cho việc phòng tránh và điểu tiết rủi ro có hiệu quả hơn

 Sử dụng linh hoạt các hợp đồng phái sinh mà ở PG Bank chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn (forward), hoán đổi (swap) để chuyển đổi rủi ro sang

38

bên thứ ba. Tuy hai loại hợp đồng này chưa thực sự tối ưu trong việc quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ, nhưng do quy mô nhỏ, các giao dịch còn ít nên cũng phần nào hạn chế được rủi roc ho ngân hàng

 Áp dụng hạn mức giao dịch, hạn mức dừng lỗ, trích các khoản dự phòng nếu để trạng thái mở.

2.3.2 Nguyên nhân có thể gây ra rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại PG Bank ngoại tệ tại PG Bank

2.3.2.1 Nhóm nguyên nhân bên trong

Kinh doanh ngoại tệ là hoạt động vô cùng quan trọng của ngành ngân hàng nói chung và PG Bank nói riêng. Không chỉ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, mang lại lợi nhuận mà còn tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Vì vây, Bất kỳ hoạt động KDNT nào tạo ra một trạng thái ngoại tệ mở đều có thể đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và có khả năng chịu rủi ro khi tỷ giá thay đổi. Rủi ro tỷ giá có thể xảy đến bất cứ lúc nào khi PG Bank để trạng thái ngoại tệ mở.

 Các ngân hàng để thu hút nhưng khách hàng tiềm năng, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường chào tỷ giá rất cạnh tranh. Khi giao dịch ngoại tệ đồng nghĩa với việc để trạng thái mở, nếu để duy trì quan hệ với khách hàng mà chấp nhận chào sát với giá thị trường, đến khi tỷ giá biện động, việc đối mặt với rủi ro là điều tất yếu

 Việc kiểm soát dòng tiền ngoại tệ ra vào còn kém và chưa được đầu tư, quan tâm đúng mực gây ra sự chênh lệch về trạng thái ngoại tệ, đánh giá sai về mức độ rủi ro cũng như đưa ra quyết định trạng thái sai lầm.

 Hệ thống còn khá lỗi thời, hầu hết việc kiểm soát rủi ro đều được theo dõi và tính toán bằng tay. Chưa có phần mềm cảnh báo và ngăn chặn ngay lập tức các giao dịch khi nhân viên vượt quá hạn mức hoặc làm sai quy trình. Điều này kiến cho rủi ro tỷ giá có thể thường trực bất cứ lúc nào khi giao dịch ngoại tệ.

39

 Tình hình làm phát có thể gây ra rủi ro tỷ giá. Hiện nay, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam tương đối cao. Khi lạm phát thay đổi dẫn theo sự thay đổi quan hệ cung- cầu ngoại tệ trên thị trường làm cho tỷ giá biến động khiến cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của PG Bank gặp rủi ro.

 Lãi suất biến động cũng ảnh hưởng đến tỷ giá rất nhiều và gây nên rủi ro tỷ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của PG Bank. Giả sử khi lãi suất VND giảm khiến ngoại tệ có giá hơn VND, cầu về ngoại tệ tăng và cung về ngoại tệ giảm, tỷ giá sẽ tăng. Khi ấy nếu ở trước khi tỷ giá tăng PG Bank bán ngoại tệ, và PG Bank sẽ gặp rủi ro về tỷ giá khi mua ngoại tệ ở thời điểm sau đó.

 Nếu thị trường đang bán ra ở số lượng ngoại tệ ít hơn với nhu cầu ngoại tệ của thị trường, tỷ giá sẽ tăng. Để ổn định tỷ giá, NHNN sẽ bán ra ngoại tệ khiến cho tỷ giá giảm và ổn định hơn. PG Bank sẽ gặp rủi ro tỷ giá khi đang giao dịch mua ngoại tệ ở thời điểm trước khi NHNN can thiệp tỷ giá và giao dịch bán ngoại tệ khi NHNN đã can thiệp tỷ giá.

 Mặt khác cũng có nhiều khó khăn từ phía khách hàng. Phần lớn doanh nghiệp đều không quan tâm đến việc bảo hiểm tỷ giá, chỉ mua ngoại tệ khi đến hạn thanh toán, chứ không áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngay khi ký hợp đồng. ngoài ra ngân hàng chưa có biện pháp triển khai các nghiệp vụ KDNT một cách hiệu quả, chủ yếu KDNT theo nghiệp vụ giao ngay. Nhân viên tiếp xúc với thực tiễn của các nghiệp vụ như kỳ hạn, hoán đổi, Option còn khá ít, kinh nghiệm không nhiều, kiến thức chưa đủ để giới thiệu cho khách hàng về bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh.

2.3.3 Nguyên tắc, mô hình tổ chức và bộ máy quản trị rủi ro tỷ giá

2.3.3.1 Nguyên tắc quản trị rủi ro tỷ giá tại PG Bank

Theo quy định Quản trị rủi ro tỷ giá PG Bank thực hiện theo các nguyên tắc sau:

 Hội sở chính là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tỷ giá toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý đủ 4 khâu trong kinh doanh ngoại tệ là nhận diên rủi ro, phân tích rủi ro, điều tiết rủi ro và kiểm soát rủi ro

40

chính sách, báo cáo, văn bản gửi đến cho bộ phận kiểm soát rủi ro và các cấp lãnh đạo.

 Việc điều tiết, kiểm soát rủi ro tỷ giá sẽ được thực hiện thường xuyên theo mục tiêu, chiến lược đã được Hội đồng quản trị phê duyệt và phù hợp với chính sách của thị trường ngoại tệ Việt Nam cũng như tình hình kinh doanh của PG Bank.

 Quản trị rủi ro tỷ giá cần được thực hiện thông qua các chính sách, quy trình, thiết lập và kiểm soát hạn mức ngoại tệ.

2.3.3.2 Mô hình tổ chức và bộ máy quản trị rủi ro tỷ giá tại tại PG Bank

PG Bank xây dựng bộ máy quản trị rủi ro thành 3 bộ phận riêng biệt, đảm bảo mọi rủi ro của Ngân hàng được kiểm tra trước, trong và sau khi thực hiện một các độc lập nhất.

* Bộ phận kinh doanh (Front Office):

Bộ phận kinh doanh được gọi là phòng cân đối và kinh doanh ngoại tệ (FX) trực thuộc khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ - hội sở chính, thực hiện mua bán ngoại tệ trong nước đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng và kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế nhằm múc đích bảo hiểm và tự doanh. Do đó, bộ phận kinh doanh của PG Bank cũng được phân thành hai bộ phận đó là bộ phận Banking (sale) và bộ phận Dealer. Bộ phận Banking là bộ phận sẽ nhận yêu cầu giao dịch trực tiếp của các khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu về ngoại tệ thanh toán hay qua bộ phân khách hàng doanh nghiệp hoặc kiểm soát viên dưới chi nhánh. Các nhận viên giao dịch sẽ có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ, hồ sơ chi tiết và trình phê duyệt của cấp thẩm quyền cao hơn. Bộ phận dealer đảm nhiệm công việc cân đối trạng thái ngoại tệ và đầu cơ kiếm lãi trên thị trường ngoại hối. Trạng thái ngoại tệ sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex ( PG bank) (Trang 41 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)