phái sinh
Phát triển thị trường liên ngân hàng
Hoạt động của thị trường liên ngân hàng Việt Nam vẫn còn sơ khai, khối lượng giao dịch không nhiều và chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến việc quản lý ngoại hối của NHNN còn nhiều hạn chế, chưa hoàn thành được mục tiêu đề ra. Một phần vì NHNN chưa thực hiện tốt vai trò là người đặt lệnh mua/ bán cuối cùng để điều chỉnh thị trường. Do đó, tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa phản ánh đúng bản chất mong đợi của nó. Tỷ giá mua bán trên thị trường này được dựa trên cơ sở tỷ giá của NHNN công bố, cộng với biên độ được phép. Do phụ thuộc như vậy nên tỷ giá trên thị trường cũng kém linh hoạt và rất ít có tác dụng điều chỉnh tỷ giá của thị trường không chính thức. Cho nên, để nâng cao hiệu quả của thị trường này thì NHNN phải tiến hành điều chỉnh một số khía cạnh sau:
Trên thị trường liên ngân hàng, NHNN đóng vai trò trò quan trọng trong điều tiết cung cầu ngoại tệ, nhằm bôi trơn và giúp cho thị trường ngoại hối được hoạt động thông suốt. Tuy vậy, chức năng này cần phải được làm tốt hơn với mục tiêu rõ ràng là hướng tới một tỷ giá thị trường cân bằng,biến tỷ giá thành công cụ hiệu quả trong điều tiết thị trường liên ngân hàng. Ngoài ra, hiện nay dự trữ ngoại tệ của NHNN chưa ổn định, có nhiều tầng bậc quản lý, khiến cho vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của NHNN chưa được thể hiện rõ, nên tình trạng bất ổn trên thị trường ngoại tệ thường xuyên xảy ra. Vì vậy, việc đảm bảo
81
mức dự trữ tối thiểu và tăng cường dự trữ ngoại tệ là vô cùng quan trọng để NHNN can thiệp kịp thời vào thị trường nếu có biến động.
Ngoài ra, đối với thị trường tài chính cần có các nhà tạo lập thị trường hướng thị trường hoạt động theo đúng quy luật cung - cầu. Để trở thành người tạo lập thị trường thì cần phải có vốn lớn, có chuyên môn, tổ chức quy cũ. Cần phải có biện pháp khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp trở thành nhà tạo lập thị trường, trước tiên là các NHTM – đã có thuận lợi với vai trò trung gian tài chính, là người thực hiện số lượng lớn các giao dịch liên quan đến chứng khoán, ngoại tệ… Như vậy thị trường tài chính Việt Nam mới trở nên hiệu quả và vươn tầm khu vực và quốc tế, làm nhu cầu mua bán, chuyển đổi ngoại tệ tăng lên, được đa dạng hóa hơn, từ đó làm tăng nhu cầu với các công cụ phái sinh.
Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan tới các công cụ phái sinh:
Trong tình hình hiện nay, khi mà Việt Nam đã bước đầu hội nhập quốc tế, các giao dịch với nước ngoài tăng nhanh về số lượng và giá trị, việc nhanh chóng có luật điều chỉnh các công cụ phái sinh để giúp vấn đề phòng ngừa rủi ro và kinh doanh thu lợi từ hoạt động phái sinh là vấn đề phải được đặt ra cấp thiết. Mặt khác, khi kí kết, mua bán các hợp đồng phái sinh với các ngân hàng nước ngoài, NHTM Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn về nguồn luật áp dụng. Trong khi Việt Nam chưa có nguồn luật chính thức điều chỉnh mối quan hệ các bên tham gia sử dụng công cụ phái sinh tài chính, thì những quốc gia phát triển trên thế giới đã có và đang hoàn thiện tính chặt chẽ của nó. Điều này cho thấy, khi giao dịch với đối tác nước ngoài, NHTM Việt Nam chưa nhận được sự bảo vệ và hướng dẫn thực hiện thích đáng, sẽ trở nên bất lợi hơn so với đối tác, đặc biệt là khi tranh chấp xảy ra.
Hệ thống pháp luật về các công cụ tài chính cần phải được quy định cụ thể về các CCPS trong các văn bản pháp luật chính thức chứ không dừng lại ở mức độ các văn bản hướng dẫn cấp Bộ, ngành. Trong đó luật nên đưa ra những quy định, tiêu chuẩn về mặt tư cách pháp lý, xếp hạng tín dụng, lượng vốn tối thiểu, giấy tờ cần thiết… cho phép các cá nhân, pháp nhân được phép tham gia thị trường phái sinh tương ứng với các mục đích phòng vệ, đầu cơ và ăn chênh lệch để thị trường có thể hoạt động một cách sôi nổi, tích cực. Bên cạnh đó, để bạo vệ thị trường khỏi nguy cơ
82
khủng hoảng do đầu cơ, hệ thống luật nên quy định hạn chế sự tham gia vào thị trường phái sinh của người không cư trú nhằm tránh đầu cơ vào thị trường ngoại hối.
Yêu cầu về vốn và các mức thế chấp, ký quỹ trong các giao dịch phái sinh là rất cần thiết. Các mức thế chấp hay ký quỹ này được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp hay NHTM tham gia vào các hợp đồng phái sinh. Sỡ dĩ cần phải đưa ra mức ràng buộc để giúp cho các bên trong hợp đồng vẫn tuân thủ và thực hiện hợp đồng khi có biến động tỷ giá quá lớn. Đối với các nhà môi giới trên các hợp đồng phái sinh, yêu cầu về vốn là rất quan trọng, vì chúng giúp cho hệ thống các NHTM của Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của nhà môi giới.
Ngoài ra để đảm bảo tính bền vững của thị trường phái sinh, cần yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế, như vậy sẽ khống chế và bắt buộc hệ thống NHTM trong nước không được tự gánh chịu rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn.
Thành lập sàn giao dịch các công cụ phái sinh
Các sản phẩm phái sinh hiện nay do các ngân hàng Việt Nam cung cấp còn ở mức sơ khai và rời rạc, chưa thực sự thu hút được khách hàng
Và trong thực tế áp dụng các sản phẩm như hợp đồng quyền chọn (Option), rất dễ xảy ra tình trạng lạm dụng sản phẩm này để “lách” biên độ tỷ giá, mua bán ngoại tệ với mức giá cao. Những tình huống thực tế này đã phần nào hạn chế sự phát triển của các sản phẩm phái sinh ngoại hối, cả cơ quan quản lý và khách hàng đều tỏ ra khá e dè và thận trọng trong việc triển khai áp dụng các sản phẩm. Để tránh tình trạng này và tạo sự tin tưởng, thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá, các giao dịch phái sinh nên được tổ chức tập trung như một Sàn giao dịch hay Sở giao dịch. Trong đó, NHNN đóng vai trò là người giám sát, quản lý thị trường này. Điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các ngân hàng cũng như khách hàng như:
Tiết kiệm chi phí giao dịch và thời gian tìm kiếm khách hàng. Đồng thời cũng nâng cao chất lượng nhờ tập trung đông đảo các thành phần tham gia, đáp ứng đa dạng và đầy đủ hơn các nhu cầu so với một thị trường rời rạc.
83
Giải quyết các rủi ro về thanh khoản và tín dụng khi được quản lý tập trung về một mối là NHNN. Đồng thời những kiến thức cũng như kinh nghiệm tổ chức sẽ được nâng tầm cao hơn tiến tới xây dựng một thị trường hội nhập sâu rộng quốc tế với các sản phẩm phái sinh ngày càng được chuẩn hóa.
84
KẾT LUẬN
Hiện nay, nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ, các giao dịch thương mại không chỉ đơn thuần trong nội bộ quốc gia mà còn giữa các quốc gia với nhau. Điều này khiến cho kinh doanh ngoại tệ trở thành một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho lượng ngoại tệ trao đổi ngày càng lớn làm nhu cầu về ngoại tệ tăng cao khiến cho tỷ giá ngoại tệ diễn biến khó lường. Vì vậy, cũng như các ngân hàng khác, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng PG Bank luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong đó có rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá do rất nhiều nguyên nhân và rất đa dạng vì vậy từ khâu nhận diện rủi ro tỷ giá, phân tích rủi ro tỷ giá, điều tiết rủi ro tỷ giá và cuối cùng là việc giám sát rủi ro tỷ giá cần được tuân thủ, phối hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt.Điều này sẽ giúp cho ngân hàng tìm ra được những chiến lược phòng vệ rủi ro phù hợp cho ngân hàng mình , giúp đảm bảo duy trì lợi nhuận ổn định trước những biến động bất lợi trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra, nhà nước cần hình thành hệ thống pháp lý và chính sách tỷ giá phù hợp để khuyến khích và tạo điệu kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Trước tình hình kinh tế hiện tại, PG Bank cần nỗ lực hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tỷ giá. Đồng thời đạo tạo nhân viên về các công cụ phái sinh như như hợp đồng kỳ hạn (forward contract), hợp đồng tương lai (future contract), quyền chọn (option contract), hoán đổi (swaps contract) cũng như tìm ra các biện pháp hữu hiệu khác để phòng vệ rủi ro tỷ giá.
85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Tiến (2010), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống Kê
2. Nguyễn Văn Tiến và Phạm Thị Hoàng Anh (2010), “Giáo trình kinh doanh ngoại hối”, học viện ngân hàng
3. Joel Bessis (2012), “Quản trị rủi ro trong ngân hàng”, NXB Lao động - Xã hội 4. Ghasem A. Homaifar (2004), “Managing Global financial and foreign exchange
rate risk”
5. Báo cáo cuối năm của phòng FX - PG Bank 2016 đến 2018 và kế hoạch 2019 6. BIDV Treasury research, “ Báo cáo phân tích thị trường tiền tệ từ 2015 đến 2018” 7. BIDV Treasury research (2018), “Nghiên cứu về hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá
tại BIDV”
8. Phòng CĐ&KDNT - PG Bank (2016), Quy trình kinh doanh ngoại tệ và quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của PG Bank
9. Phòng CĐ&KDNT - PG Bank (2017), “Cách tính và giữ trạng thái ngoại tệ của PG Bank”
10. Phòng CĐ&KDNT - PG Bank (2018), “ Hạn mức thẩm quyền phê duyệt giao dịch ngoại tệ thị trường liên ngân hàng của PG Bank”
11. Phòng CĐ&KDNT- PG Bank, “Tài liệu training về Kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ”
12. Thông tư 35-NHNN, “Hướng dẫn báo cáo quý/tháng về trạng thái, doanh số ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng”