1.3 Quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ
1.3.3 Các phương pháp quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ
1.3.3.1 Quản trị rủi to tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ phái sinh
Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)
Giao dịch kỳ hạn là dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau một khoản ngoại tệ nhất định tại một thời điểm xác định trong tương lai, với một tỷ giá đã được xác định ngay khi hợp đồng giao dịch được ký kết. Hợp đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ được thực hiện một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng tại thời điểm nào đó đã xác định, mặt khác giúp khách hàng hạn chế được rủi ro khi dự báo được sự biến động tỷ giá bất lợi cho kinh doanh của mình. Giao dịch mua bán kỳ hạn các ngoại tệ được ký tại thời điểm hiện tại và được kết thúc vào kỳ hạn cụ thể xác định trong hợp đồng.
Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn bao gồm:
- Đối tượng tham gia giao dịch: Cá nhân và tổ chức kinh tế, ngân hàng và TCTD được phép
- Kỳ hạn giao dịch: Tối thiểu 03 ngày, tối đa 365 ngày
- Phí giao dịch hối đoái: Khách hàng không phải trả phí giao dịch.
- Chứng từ trong các giao dịch kỳ hạn: Các cá nhân và tổ chức kinh tế phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Tỷ giá kỳ hạn được xác định bởi 2 yếu tố chủ yếu trên thị trường, đó là: tỷ giá giao ngay và lãi suất thị trường của 2 đồng tiền liên quan.
Xác định tỷ giá kỳ hạn theo công thức chuẩn:
Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá trao ngay + Điểm kỳ hạn
21
Trong đó: D: Tỷ giá trao ngay Dm/Db T1: Lãi suất đồng tiền yết giá
T: Lãi suất đồng tiền định giá
360: Năm thương mại thông thường
N: Số ngày của kỳ hạn theo hợp đồng
Mục đích của các hợp đồng kỳ hạn là nhằm loại trừ những khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại thời điểm các khoản thu/chi ngoại tệ đến hạn. Như vậy, bằng cách bán/mua số ngoại tệ đó, ngân hàng tránh được rủi ro tỷ giá biến động. Thông thường các ngân hàng thực hiện hợp đồng kỳ hạn là để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nhưng đôi khi vẫn có thể kiếm lời qua việc kinh doanh dựa vào những dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá.
Hợp đồng hoán đổi (Swap)
Là thỏa thuận giữa hai bên về việc đồng thời mua/bán cùng một lượng ngoại tệ nhất định với mức tỷ giá đã xác định trước, nhưng ngày giá trị mua vào và bán ra là khác nhau. Giao dịch hoán đổi là một công cụ hữu ích để xử lý trạng thái luồng tiền (tạo ra độ lệch về mặt thời gian đối với các luồng tiền) và không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng do đó tránh được rủi ro tỷ giá. Các hợp đồng hoán đổi thường được giao dịch bên ngoài các thị trường giao dịch tập trung, hay nói cách khác nó là một loại công cụ tài chính phái sinh OTC (Over the counter). Hợp đồng hoán đổi không thể được mua bán trao đổi như là các loại chứng khoán hay hợp đồng tương lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá biệt giữa hai bên xác định.
Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi bao gồm:
- Đối tượng tham gia giao dịch: Tổ chức kinh tế
22
- Phí và chứng từ giao dịch: Khách hàng không phải trả phí giao dịch và không phải xuất trình chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.
Công thức tổng quát tính điểm Swap:
R =
D(T2 – T1)N
36000 + T1N
Trong đó: D- Tỷ giá giao ngay
T1- Lãi suất của đồng tiền yết giá
T2- Lãi suất của đồng tiền định giá
N- Số ngày của kỳ hạn hợp đồng hoán đổi
R- gọi là điểm swap.
Nếu T2 > T1 sẽ có điểm gia tăng
Nếu T2 < T1 sẽ có điểm khấu trừ
Từ đó suy ra Điểm Swap bán là:
Rb =
D(T 2b – T1m)N
36000 + T1mN
Điểm Swap mua là:
Rm = D(T2m – T1b)N
36000 + T1bN
Ứng dụng của hợp đồng Swap:
- Cân đối nguồn tiền khi tại cùng một thời điểm mà dư thừa đồng tiền này, nhưng lại thiếu đồng tiền khác.
23
Techcombank với giao dịch mua giao ngay là 10 triệu USD với giá mua tỷ giao ngay và giao dịch bán kỳ hạn 3 tháng với giá kỳ hạn tính theo Swap point. Các nhà giao dịch đã xử lý làm cân đối bằng trạng thái ngoại hối trao ngay bằng cách tuần hoàn chúng hàng ngày, hàng tháng cho đến ngày giá trị của hợp đồng kỳ hạn.
Hợp đồng quyền chọn (Option)
Hợp đồng giao dịch quyền chọn tiền tệ là quyền (không phải là nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thoả thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất định. Có 2 loại quyền chọn: Quyền chọn mua (Call option) và Quyền chọn bán (Put option).
Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi bao gồm:
- Đối tượng tham gia: cá nhân, tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam và ngân hàng, TCTD được phép
- Phí giao dịch: Người mua quyền lựa chọn phải trả cho người bán quyền lựa chọn một khoản phí theo quy định.
- Tỷ giá thực hiện: Do hai bên mua/ bán thoả thuận và ấn định trong hợp đồng quyền lựa chọn.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: được thực hiện theo yêu cầu của người mua quyền được tính từ ngày ký hợp đồng cho đến trước 11h00 sáng (giờ Hà Nội) của ngày đáo hạn.
- Chứng từ: không yêu cầu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.
- Không giống như các giao dịch kỳ hạn và tương lai, giao dịch quyền chọn cho phép người mua hợp đồng có quyền (không phải là nghĩa vụ) mua, hoặc bán tiền tệ tại một mức tỷ giá đã thoả thuận trước gọi là tỷ giá quyền chọn.
Cụ thể, hợp đồng quyền chọn cho phép người mua quyền được lựa chọn: Tiến hành giao dịch thanh toán theo tỷ giá đã thoả thuận cố định từ trước, nếu thấy có lợi cho mình, Để cho hợp đồng tự hết hạn mà không tiến hành bất cứ một giao dịch nào, nếu thấy như vậy thì ít tốn kém nhất. Ngược lại, đối với người bán hợp đồng quyền
24
chọn không có bất cứ sự lựa chọn nào khác, ngoài việc sẵn sàng giao dịch khi người mua muốn.
Ngoài mục đích sử dụng cho việc đầu cơ trên thị trường ngoại hối, hợp đồng quyền chọn cũng được đánh giá là một công cụ hữu ích giúp các ngân hàng phòng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá. Ngân hàng có thể mua một quyền chọn bán ngoại tệ với tỷ giá xác định, trong khoảng thời gian nhất định để bảo vệ nguồn vốn và các khoản phải thu của mình, hoặc mua một quyền chọn mua ngoại tệ với tỷ giá xác định, trong khoảng thời gian nhất định để phòng ngừa rủi ro từ những biến động mạnh về tỷ giá đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ trong tương lai.
So với hợp đồng kỳ hạn thì hợp đồng quyền chọn ưu việt hơn ở tính linh hoạt của nó. Nếu hợp đồng kỳ hạn có tính bắt buộc, cả về nghĩa vụ thực hiện và thời gian thực hiện thì hợp đồng quyền chọn cho phép người mua cân nhắc quyết định có thực hiện quyền hay không (có quyền chứ không phải nghĩa vụ thực hiện quyền chọn); đặc biệt, hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ còn cho phép người mua quyền chọn thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào có lợi nhất trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Đây là những tính năng rất hữu ích của hợp đồng quyền chọn, cả với mục đích đầu cơ cũng như phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tuy vậy, với loại hợp đồng này vẫn phải bỏ ra chi phí để mua quyền chọn, cho du có thực hiện hay không thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng quyền chọn có thể được lựa chọn sử dụng như là giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá khi biến động tỷ giá cuat một loại ngoại tệ nào đó so với nội tệ rất khó dự đoán.
Hợp đồng tương lai (Future)
Hợp đồng tương lai được sử dụng nhằm phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Là thỏa thuận giữa người mua và người bán về việc trao đổi một loại ngoại tệ nhất định vào một ngày cố định trong tương lai tại một mức tỷ giá được xác định trước ngay ngày thoả thuận.
Thay vì sử dụng hợp đồng kỳ hạn, ngân hàng có thể sử dụng hợp đồng tương lai để bảo hiểm rủi ro. Các hợp đồng tương lai được giao dịch trên cơ sở có tổ chức.
25
Khác biệt của hợp đồng tương lai so với kỳ hạn ở chỗ các loại đồng tiền, khối lượng giao dịch, ngày thanh toán đều được cụ thể hóa.
Hợp đồng tương lai yêu cầu tất cả các thành viên tham gia thị trường, người bán và người mua đều như nhau, phải thực hiện một khoản ký gửi gọi là ký quỹ. Tính chất thanh toán hàng ngày kết hợp với yêu cầu ký quỹ cho phép hợp đồng tương lai giảm thiểu đáng kể rủi ro tín dụng vốn có của hợp đồng kỳ hạn. Ngoài ra, hợp đồng tương lai còn có tính thanh khoản rất cao giúp những người có nhu cầu bảo hiểm RRTG khi cần bảo hiểm là có thể thực hiện được ngay.
Sử dụng hợp đồng tương lai có ưu điểm là tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu tỷ giá biến động đúng dự đoán. Đồng thời, giải pháp này vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro ngoại hối nếu tỷ giá biến động ngược lại. Tuy vây, cũng cần chú ý 1 số nhược điểm sau:
- Đây là loại hợp đồng phải chuẩn hóa về loại ngoại tệ, ngày giá trị và thời hạn hợp đồng nên đôi khi 2 bên giao dịch khó có thể đạt được sự đồng nhất phù hợp với nhu cầu của bản thân.
- Giải pháp này chỉ giúp kiểm soát rủi ro chứ không loại bỏ hết rủi ro
- Là hợp đồng bắt buộc nên dù muốn hay không vẫn phải thực hiện hợp đồng khi đến hạn.
1.3.3.2 Quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ hạn mức
Hạn mức (position limits) là giới hạn trạng thái ngoại tệ tối đa mà mỗi tổ chức, cá nhân được phép thực hiện. Tùy theo kinh nghiệm, trình độ, mục đích kinh doanh, năng lực tài chính và trang thiết bị mà hạn mức giữa các tổ chức, giữa các Dealer là không giống nhau. Việc quản lý hạn mức kinh doanh tại một NHTM có thể căn cứ vào một số tiêu chí như sau:
Hạn mức chung cho cả phòng kinh doanh, trên cơ sở đó phân bổ hạn mức cho từng cán bộ kinh doanh cụ thể. Nguyên tắc phân bổ hạn mức cho từng cán bộ kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thâm niên và năng lực kinh doanh trên Forex. Những cán bộ kinh doanh chuyên nghiệp, có thâm niên, đã gặt hái được
26
nhiều thành công thường là những cán bộ kinh doanh chính (chief dealer) được giao hạn mức cao hơn rất nhiều so với những người mới, kinh nghiệm ít hơn.
Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh: Ngoài việc quy định tổng hạn mức chung, đối với những tổ chức và cá nhân kinh doanh liên quan đến nhiều đồng tiền, thì việc quy định hạn mức kinh doanh đối với mỗi đồng tiền là cần thiết. Những những đồng tiền ít biến động thì hạn mức có thể cao, còn những đồng tiền biến động mạnh thì hạn mức thấp.
Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể, ví dụ hạn mức giao ngay, kỳ hạn, tương lai hoán đổi và quyền chọn.
1.3.3.3 Các biện pháp khác
Ngoài ra, các NHTM có thể kết hợp sử dụng linh hoạt các phương pháp sau:
Áp dụng giải pháp bán loại ngoại tệ này nhưng mua loại ngoại tệ khác ổn định hơn với tỷ giá kỳ hạn đã được ấn định trước trong hợp đồng.
Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong dự trữ và thanh toán. Hạn chế chỉ tập trung vào một loại ngoại tệ
Sử dụng các kỹ thuật dự đoán tỷ giá để đưa ra quyết định tạm thời tiếp giữ trạng tháp ngoại tệ mở hay không.