Giới thiệu chi tiết về các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 56)

2.1. KHÁI QUÁT CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.1.2. Giới thiệu chi tiết về các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2.1.2.1. KCN Cái Lân

KCN Cái Lân - thành Phố Hạ Long do Công ty Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh làm chủ đầu tư, có diện tích 78 ha với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng, có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ: Hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông, trạm xử lý nước thải, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc. KCN Cái Lân nằm sát Cảng nước sâu Cái Lân, giáp quốc lộ 18A về phía Nam (xem hình 2.1). Cảng Cái Lân có luồng tàu dài 18 hải lý (27km), chiều rộng 110m; độ sâu 8,2m; thủy triều cao +3,6m, cao nhất +4,46m, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 40.000 tấn ra, vào, nhận, trả hàng hóa.

Các điều kiện thuận lợi trên sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào KCN Cái Lân. Đặc biệt để khuyến khích các nhà đầu tư vào KCN Cái Lân, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào KCN Cái Lân tỉnh Quảng Ninh16. Danh mục các ngành nghề khuyến khích đầu tư vào KCN này bao gồm: sản xuất, gia công phụ tùng, chi tiết; sửa chữa; Cơ khí lắp ráp;

38

Sản xuất đồ gỗ; Sản xuất container; Công nghiệp đóng tầu; Dịch vụ cảng; Dệt, may, bao bì; Sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng học tập; Sản xuất đồ điện, lắp ráp điện tử; Công nghiệp chế biến; Các doanh nghiệp công nghiệp khác có chức năng tương tự.

Hình 2.1. Sơ đồ KCN Cái Lân

Nguồn: Ban Quản lý các KKT Quảng Ninh

2.1.2.2. KCN Việt Hưng

KCN Việt Hưng Thuộc phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc giáp thị trấn Trới (huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh), phía Nam giáp bãi triều, phía Tây giáp đường Quốc lộ 279, phía Đông giáp vịnh Cửa Lục. KCN Việt Hưng được thành lập căn cứ theo Công văn số 1607/TTg-KTN ngày 09/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung quy hoạch các KCN tỉnh Quảng Ninh và các quyết định của tỉnh Quảng Ninh, như: Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 26/1/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCN Việt Hưng, tại xã Việt Hưng và phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long; Quyết định số 2416/QĐ-UBND ngày 17/8/2006 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở KCN Việt Hưng (xem hình 2.2).

KCN Việt Hưng có tổng diện tích 300,93 ha, trong đó diện tích đất dành cho xây dựng các xí nghiệp công nghiệp là 190,58 ha. Tổng mức đầu tư để xây dựng hạ

39

tầng cho KCN Việt Hưng là 549,724 tỉ đồng. Chủ đầu tư là Công ty Xây dựng công trình 507 (Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5).

Định hướng phát triển KCN là hướng tới xây dựng KCN chuyên sâu với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội hoàn chỉnh đáp ứng được các nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như nhu cầu khắt khe của các doanh nghiệp Nhật Bản. Bao gồm các phân khu chức năng: khu trung tâm - dịch vụ kỹ thuật (kỹ thuật đầu mối) - hạ tầng kỹ thuật; khu xây dựng nhà máy công nghiệp, kho cảng nội địa, kho ngoại quan, dịch vụ Logistic; khu dịch vụ tiện ích KCN (tính cả công viên thể thao, trung tâm thương mại, dịch vụ, dân cư, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học...).

Hình 2.2. Sơ đồ KCN Việt Hưng

Nguồn: Ban Quản lý các KKT Quảng Ninh

2.1.2.3. KCN Hải Yên

KCN Hải Yên được thành lập theo Quyết định 1224/CP-CN ngày 8/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 8 tháng 12 năm 2003, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt địa điểm lập Dự án KCN - Đô thị và dịch vụ Hải Yên tại

40

Quyết định 422/QĐ - UB, giao cho Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera làm chủ đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành. Với kinh nghiệm đầu tư và xây dựng các KCN tập trung, Viglacera đặc biệt chú trọng trong quy hoạch và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và tiên tiến, từ hệ thống giao thông thuận lợi, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc hiện đại, hệ thống nhà xưởng và nhà kho cho thuê, đến các hệ thống hạ tầng xã hội và dịch vụ đa dạng và phong phú.

Việc kinh doanh hạ tầng và các dịch vụ trong KCN Hải Yên được Viglacera giao cho Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera đảm nhiệm. Với đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực bất động sản cũng như phương pháp làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera đã cung cấp những thông tin hữu ích, cũng như các dịch vụ hoàn hảo để các Doanh nghiệp có sự lựa chọn tốt nhất cho dự án đầu tư của mình.

Về vị trí địa lý, KCN Hải Yên với tổng diện tích 192,76 ha được đặt tại xã Hải Yên – thị xã cửa khẩu Móng Cái, cách Trung tâm thị xã và Cửa khẩu Quốc tế Bắc Luân khoảng 6 km về phía Tây. Về đường bô, phía Bắc, KCN giáp đường Quốc lộ 18 cũ, phía Nam giáp đường Quốc lộ 18 mới - theo quy hoạch sẽ là tuyến đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái (theo kế hoạch sẽ khởi công vào cuối tháng 12 năm 2018). Về đường thuỷ, KCN cách đến cảng biển Vạn Gia là 20 km, đến cảng biển Dân Tiến là 18 km, Cách cảng biển nước sâu Cái Lân (TP Hạ Long) 180 km (xem hình 2.3).

Hệ thống giao thông nội bộ chiếm 14% tổng diện tích KCN, được xây dựng hoàn chỉnh và bố trí hợp lý trong khuôn viên của Khu công nghiệp, bao gồm đường trung tâm KCN rộng 43m, các đường chính 2 làn xe rộng 33m và các đường nhánh rộng từ 20m đến 27m..

Về hạ tầng xã hội, khu đô thị dịch vụ Hải Yên có diện tích 137 ha là một khu đô thị sinh thái hiện đại có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ bao gồm các công trình công cộng như: văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà trẻ, trường học, công viên cây xanh, bãi đỗ xe... và các công trình nhà ở như: chung cư cao tầng, biệt thự, nhà vườn, nhà liền kề... giải quyết và đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của cán bộ công nhân làm việc cho các doanh nghiệp trong KCN. Tổ hợp công nghiệp - Đô thị sinh

41

thái có cảnh quan thiên nhiên phong phú đa dạng, lấy phát triển KCN làm nền tảng cho sự phát triển không gian đô thị và các ngành kinh tế khác.

Hình 2.3. Sơ đồ KCN Hải Yên

Nguồn: Ban quản lý các KKT Quảng Ninh

2.1.2.4. KCN Đông Mai

KCN Đông Mai được thành lập theo Quyết định số 2267/QĐ-UBND của UBND tỉnh, là 1trong 11 KCN nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển các KCN của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Dự án có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, trên tổng diện tích 160 ha thuộc thị xã Quảng Yên. Đây là dự án KCN tập trung thứ 3 của Quảng Ninh và là dự án KCN thứ 2 của Viglacera tại tỉnh. KCN Đông Mai được đầu tư theo mô hình KCN sạch, thu hút các nhà đầu tư trong các lĩnh vực như: công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản và thực phẩm; công nghiệp nhẹ; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp; công nghiệp điện, điện tử; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí lắp ráp…

KCN Đông Mai có vị trí giao thông thuận lợi, nằm sát Quốc lộ 18A và tuyến đường sắt Yên Viên - Hạ Long; nằm cách Hà Nội khoảng 160 km, cách Cảng Cái

42

Lân 20 km, Cảng Hải Phòng 60 km. Với vị trí gần 2 cảng biến lớn nhất của miền Bắc, nằm tại khu vực có nguồn lao động dồi dào của tỉnh Quảng Ninh, KCN Đông Mai sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera.

Diện tích: 160 ha (trong đó diện tích đất công nghiệp là 106,43ha) Thời gian hoạt động: 50 năm (2008 – 2058).

Danh mục các ngành nghề khuyến khích đầu tư: Công nghiệp hỗ trợ; Công nghiệp nhẹ; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp; Công nghiệp điện, điện tử; Công nghiệp cơ khí lắp ráp.

Định hướng phát triển của KCN này là tập trung các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm môi trường, sử công nghệ hiện đại…đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế trong tương lai.

Hình 2.4. Sơ đồ KCN Đông Mai

43

2.1.2.5. KCN Cảng biển Hải Hà

KCN cảng biển Hải Hà là một trong 6 KCN được tập trung ưu tiên nguồn lực phát triển. KCN cảng biển Hải Hà đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư (tại Công văn số 141/TTr-CN ngày 23/01/2008) trên diện tích khoảng 5.000ha, thuộc địa bàn 5 xã: Phú Hải, Quảng Trung, Quảng Điền, Quảng Phong, Đường Hoa, với định hướng phát triển là KCN có quy hoạch hiện đại, phát triển thành trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn, thu hút mạnh đầu tư tại Hải Hà và các địa bàn lân cận; đồng thời, tạo điều kiện phát triển hợp tác kinh tế thương mại với Trung Quốc. KCN cảng biển Hải Hà với các chức năng chính: Trung tâm công nghiệp nặng quy mô lớn của vùng Bắc Bộ và cả nước, trung tâm dịch vụ cảng và vận tải biển. Từ tháng 11-2014, Tập đoàn Texhong đã chính thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Texhong Hải Hà (giai đoạn I) tại xã Quảng Điền, diện tích 660ha, tổng mức đầu tư trên 4.520 tỷ đồng, đã tạo điểm nhấn cho phát triển công nghiệp của địa phương. Giai đoạn I của dự án bao gồm các hạng mục: Nhà máy công nghiệp, trung tâm điều hành, dịch vụ phục vụ KCN, đầu mối hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, hồ nước... Mục tiêu của dự án là hình thành một KCN tập trung, quy mô và đồng bộ với cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, thân thiện với môi trường.

KCN Cảng biển Hải Hà bao gồm: Công nghiệp đóng tàu có công suất 3,84 triệu tấn/năm, thu hút trên 10.600 lao động; nhà máy luyện - cán thép công suất 4,5-5 triệu tấn/năm với 6.000 lao động; nhà máy nhiệt điện có 6.600 công nhân với công suất 1.800MW; công nghiệp hoá dầu, hoá than xây dựng trên phần đất rộng 707ha với gần 3.000 lao động; công nghiệp phụ trợ và công nghiệp khác có diện tích 765ha, cần đến 19.100 người làm việc; cảng tổng hợp, mỗi năm tiếp nhận từ 30-45 triệu tấn hàng, có khoảng 5.000 nhân công, trên mặt bằng 752,25ha, đảm bảo tàu trọng tải 150.000 DWT cập bến. Ngoài ra còn có khu vực hậu cần cảng rộng 506ha.

Với lợi thế chiến lược của mình, KCN - Cảng biển Hải Hà được đánh giá là KCN có quy hoạch hiện đại, hứa hẹn phát triển thành trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn, thu hút mạnh đầu tư. Đồng thời đây sẽ là cửa mở lớn của cả vùng, tạo điều kiện phát triển hợp tác kinh tế thương mại với Trung Quốc, đặc biệt là khu vực phía Nam nước bạn thông qua hành lang và vành đai kinh tế. Tại Quyết định số

44

19/2012/QĐ-TTg ngày 10-4-2012 khi phê duyệt thành lập Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) Móng Cái, KCN - Cảng biển Hải Hà cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và gắn song hành cùng sự hình thành khu KTCK. Sự gắn kết này là yếu tố quan trọng cho sự phát triển toàn diện và bền vững, tạo nên một khu KTCK tổng hợp với sức mạnh liên hoàn từ việc phát huy tiềm năng và lợi thế riêng của từng khu kinh tế (khu KTCK Móng Cái và KCN - Cảng biển Hải Hà).

Hình 2.5. Sơ đồ KCN Cảng biển Hải Hà

Nguồn: Ban Quản lý các KKT Quảng Ninh

2.1.2.6. KCN Đầm nhà Mạc

Dự án phát triển tổ hợp cảng biển và KCN Đầm Nhà Mạc đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1792/QĐ- TTg ngày 16/9/2016 và đã được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư vào ngày 23/9/2016. Đây dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cảng và KCN với tổng mức đầu tư lớn gần 7.000 tỷ đồng tương đương trên 315 triệu USD.

45

Địa điểm thực hiện dự án thuộc địa giới các xã Tiền Phong, Liên Hoà, Liên Vị và Phong Cốc thuộc khu dịch vụ cảng biển, công nghiệp và đô thị tại khu vực Đầm Nhà Mạc với diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng trên 1.100 ha, thời hạn hoạt động của dự án là 50 nămDiện tích: 3.710 ha (trong đó diện tích đất KCN là 1.500 ha). Hiện nay đã có 02 dự án đầu tư hạ tầng KCN với tổng diện tích 1.679,9 ha (trong đó diện tích đất công nghiệp là 718,8 ha).

Diện tích KCN Nam Tiền Phong: 487,4 ha (trong đó diện tích đất KCN là 317,2/367,3 ha), thuộc phía Nam xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên

Diện tích KCN Bắc Tiền Phong: 1.192,9 ha ha (trong đó diện tích đất KCN là 351,5 ha), thuộc Khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên

KCN và dịch vụ Đầm Nhà Mạc nằm trên toàn bộ đảo Đầm Nhà Mạc thuộc địa giới hành chính: các phường Nam Hòa, Yên Hải và các xã Phong Cốc, Liên Vị thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Giới hạn bao quanh bởi sông Bạch Đằng và sông Rút, cụ thể như sau:

- Phía Bắc và phía Đông giáp sông Rút;

- Phía Nam và phía Tây giáp sông Bạch Đằng (phía Nam giáp luồng Bạch Đằng, phía Tây giáp luồng Phà Rừng).

- Tổng diện tích đất quy hoạch 3.418,2ha, trong đó:

+) Khu đô thị - dịch vụ nằm phía Bắc đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long, thuộc địa giới hành chính phường Nam Hòa, phường Yên Hải, xã Phong Cốc: Diện tích 1.728,4ha;

+) KCN nằm phía Nam đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long, thuộc địa giới hành chính xã Liên Vị: Diện tích 1.689,8ha.

Tổ hợp cảng biển và KCN tại Đầm Nhà Mạc có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự nỗ lực trong việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và đồng hành cùng doanh nghiệp của Quảng Ninh; khẳng định quyết tâm, tạo sự đột phá về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.

46

Định hướng phát triển KCN: Phát triển nhằm cung cấp dịch vụ hậu cần và vận chuyển phục vụ nhu cầu dự kiến của tổ hợp cảng Tiền Phong – Lạch Huyện và KCN Đình Vũ tại Hải Phòng; đồng thời góp phần khai thác hiệu quả tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long.

Chủ đầu tư hạ tầng bao gồm: Chủ đầu tư hạ tầng KCN Nam Tiền Phong: Công ty Cổ phần KCN Tiền Phong và Chủ đầu tư hạ tầng KCN Bắc Tiền Phong: Công ty Cô phần KCN Bắc Tiền Phong

Hình 2.6. Sơ đồ KCN Đầm Nhà Mạc

Nguồn: Ban Quản lý các KKT Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 56)