Áp dụng quy chế pháp lý các KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 43)

1.2. QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.2.4. Áp dụng quy chế pháp lý các KCN

1.2.4.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng áp dụng

Các quy chế pháp lý KCN phải phù hợp với xu thế phát triển của các KCN nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung

Các quy chế pháp lý KCN tuân thủ đúng các quy định, nhưng vẫn đảm bảo độ mở, linh hoạt trong hoạt động và làm những điều không bị cấm.

Được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, có các cơ chế tổ chức và giám sát thực hiện. Kịp thời áp dụng những quy định mới có lợi nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và người lao động.

1.2.4.2. Hiệu quả của quy chế pháp lý đối với các KCN

Từ hiệu quả tổng hợp cả về kinh tế và xã hội, để xác định tương quan định lượng giữa chi phí thực thi chính sách bỏ ra và lợi ích thu lại thì hiệu quả phải tính thêm những tác hại phụ khi thực thi quy chế, ví dụ như độ thỏa mãn nhu cầu của các nhà đầu tư. Nhóm tiêu chí này phản ánh sức hấp dẫn của các KCN đối với các nhà đầu tư cả trong giai đoạn thu hút đầu tư và quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong KCN. Nó bao gồm một nhóm các yếu tố phản ánh mức độ tiện lợi của hệ thống dịch vụ trong KCN tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Cụ thể là: (i) Mức độ bảo đảm của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN: Hệ thống cung ứng điện, nước, hệ thống hạ tầng trong, ngoài KCN: đường xá, kho bãi... (ii) Năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ, chất lượng hoạt động các ngành logistics phục vụ hoạt động cho các doanh nghiệp trong KCN như: bưu chính, thông tin, tài chính, ngân hàng,... (iii) Các chỉ số về nguồn nhân lực với

29

tư cách là nguồn lực đầu vào cho hoạt động của KCN, bao gồm khả năng tuyển dụng lao động hay tính sẵn có về số và chất lượng lao động địa phương khi doanh nghiệp cần tuyển dụng và giá nhân công của địa phương này so với các địa phương khác trong cả nước và nước ngoài.

Trong quá trình thực thi quy chế pháp lý đối với các KCN, do có nhiều nội dung của nhiều chỉ tiêu không thể lượng hóa được vì các nội dung này mang tính xã hội cao bên cạnh nền kinh tế thị trường, do vậy hiệu quả vừa được xác định theo định tính (hiệu quả xã hội) vừa được xác định theo định lượng (hiệu quả kinh tế). Hiệu quả theo định lượng được đánh giá cao khi nó phù hợp với hiệu quả của các chính sách khác, thậm chí nó bổ sung cho nhau để tăng thêm lợi ích chung cho xã hội.

1.2.4.3. Tính phù hợp của chiến lược, quy hoạch và các chính sách quản

lýnhà nước đối với các KCN

Sự phù hợp của quy chế pháp lý với công tác quản lý nhà nước đối với các KCN được thể hiện ở các vấn đề khi thực thi được giải quyết đến đâu? ở mức độ nào? Tính phù hợp thể hiện là quy chế đối với các KCN phải được sử dụng với mục đích gì, thu hút các nhà đầu tư như thế nào phải căn cứ vào tình hình thực tế trong nước. Hay như trong đầu tư thương mại, quy định về thu hút FDI thế nào, có gây khó khăn cho việc thu hút lao động nước ngoài vào các KCN hay không?

Việc đánh giá tổng hợp tính phù hợp của quy chế pháp lý đối với các KCN phải trên cơ sở tổng hợp nội dung của chính sách gắn với từng chuỗi kết quả của quá trình thực thi, điều này phải dựa vào khâu hoạch định chính sách và trong hoàn cảnh cụ thể thực thi quy chế pháp lý các KCN.

Vị trí KCN là thước đo quan trọng đánh giá tính phù hợp quy chế pháp lý các KCN từ giai đoạn xây dựng quy hoạch, kế hoạch và vận hành chúng, nó cho thấy tính hợp lý, đồng bộ, khoa học và hiệu quả của KCN. Các tiêu chí cụ thể bao gồm: (i) Sự bố trí khoa học các KC N trong phạm vi không gian vùng (đây là điều kiện thúc đẩy tăng cường sự liên kết giữa các KCN); (ii) Bố trí vị trí KCN trong không gian địa phương: vị trí so với khu dân cư; so với vị trí đường giao thông; và (iii) Nguồn gốc đất đai cho phát triển KCN nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, bảo vệ

30

và cải thiện môi trường và thu hút lao động.

Ngoài ra, khi xét hiệu quả của quy chế pháp lý KCN cần xem xét đến yếu tố tác động kinh tế - xã hội và môi trường mà KCN có thể mang lại. Tất cả những dấu hiệu này phải cần được xem xét cả ở hiện tại và khả năng duy trì nó trong tương lai lâu dài của KCN.

1.2.4.4. Tính khả thi của Quy chế pháp lý đối với các KCN

Hiệu quả quy chế pháp lý đối với các KCN dựa vào tiêu chí đảm bảo các yếu tố công bằng khác sự phát triển của các KCN. Trong thực tế, khi xây dựng quy chế pháp lý đối với các KCN, các nhà quản lý đã cố gắng tạo ra những cơ hội ngang nhau đối với các nhà đầu tư, để đảm bảo điều kiện hoạt động của KCN, việc xác định các đối tượng ưu tiên, những nội dung quản lý trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với một nền kinh tế mở thì việc ra đời một chính sách thích đáng, bền vững là rất khó.

Đánh giá quy chế pháp lý đối với các KCN cũng tính tới mối quan hệ tương quan giữa mục tiêu chính trị, kinh tế và xã hội cụ thể trong giai đoạn đổi mới ở từng nước, phù hợp với quá trình hội nhập, sự ra đời các cquy định đối với các KCN phải đảm bảo hợp với quy luật của sự phát triển, phải dựa vào tiến trình chuyển giao, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của đất nước, phải hướng tới các mục tiêu tăng trưởng kinh tế để tạo ra cơ sở vật chất, phúc lợi xã hội, tiếp tục thực thi bền vững các chính sách khác.

Để kết quả thu được như mong muốn khi đánh giá quy chế pháp lý đối với các KCN, nhất là tính bền vững, thích đáng thì mỗi nội dung trong mỗi giai đoạn phát triển phải xác định đầy đủ mức độ hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, sự phù hợp, hỗ trợ cho nhau càng cao thì hiệu quả để đạt được các mục tiêu càng lớn, bản thân mỗi một chính sách cũng hàm chứa đầy đủ các nội dung và ý nghĩa của chính sách kinh tế và chính sách xã hội.

Sự gia tăng ổn định về mặt sản lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN: Đây là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá tính ổn định lâu dài về kinh tế đảm bảo hoạt động sản xuất của KCN. Đo lường tiêu chí này có thể dựa trên các chỉ số cụ thể về qui mô và tốc độ tăng trưởng các chỉ số

31

đầu ra: Quy mô, tốc độ tăng trưởng về GTSX, giá trị gia tăng và đóng góp với ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong KCN: Có nhiều chỉ số để đánh giá tiêu chí này như: Tổng số lao động thu hút; tổng vốn kinh doanh; tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng doanh thu... nhưng nổi bật lên trên hết là hai chỉ số có thể thu thập và xác định khá dễ dàng là: Doanh thu trên một đơn vị lao động (Năng suất lao động) và Doanh thu trên một đơn vị diện tích. Việc đánh giá các chỉ số này phải dựa trên quan điểm “động”, tức là mức và tốc độ tăng trưởng của các con số đó. Điều đó cho phép kết luận về khả năng duy trì tính bền bỉ trong hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp.

Trình độ công nghệ của doanh nghiệp và các hoạt động triển khai khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Tiêu chí này phản ánh khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong KCN, giữa KCN với các KCN khác trong nước và quốc tế. Tiêu chí này thể hiện bằng các chỉ số: cơ cấu trình độ công nghệ của máy móc thiết bị sử dụng trong KCN theo tỷ lệ vốn sản xuất trên 1 lao động và tỷ lệ vốn đầu tư trên một dự án; Quốc gia đầu tư, tính chất công nghệ; Tỷ lệ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai trong tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh thu từ hoạt động nghiên cứu và triển khai so với tổng quy mô hoạt động của doanh nghiệp và của toàn KCN.

Hoạt động liên kết sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN: Đây cũng là tiêu chí phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của toàn KCN, tính chất tiên tiến trong tổ chức sản xuất và sự phù hợp với xu thế phát triển của phân công lao động xã hội theo hướng hiện đại. Tiêu chí này thể hiện trên các khía cạnh: Tính chất chuyên ngành của KCN hay số ngành kinh tế trong KCN; Tỷ lệ số doanh nghiệp có liên kết sản xuất với nhau trong tổng số doanh nghiệp nằm trong KCN; (iii) Tỷ lệ số doanh nghiệp có liên kết sản xuất với doanh nghiệp trong KCN khác và các doanh nghiệp khác bên ngoài KCN.

32

lực thực tế. Đánh giá quy chế pháp lý các KCN phải từ quan điểm khách quan trong khi phân tích các yếu tố thực thi chính sách, các phương án được lựa chọn khi áp dụng, đánh giá, phán xét nghiêm túc tổ chức, hình thức triển khai chính sách.

33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)