Các quy định trong vấn đề bảo vệ môi trường và bảo vệ người lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 92)

Những bất cập của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tại KCN xuất phát trước tiên từ những nội dung còn thiếu và chưa phù hợp của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cũng như những tồn tại trong các quy định của tỉnh Quảng Ninh về vấn đề này. Cụ thể:

Thứ nhất, những nội dung còn thiếu, không phù hợp của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014

Trong quá trình triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với KCN, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện một số nội dung còn thiếu, không phù hợp của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, chủ yếu liên quan đến quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường.

83

Sự thiếu kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, trùng lặp, mâu thuẫn, không phù hợp với thực tiễn của các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Những tồn tại hạn chế trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương (tính không kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, không phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế): Hạn chế chủ yếu trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương là đến nay chưa ban hành các quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường. Nguyên nhân do việc xây dựng các tiêu chuẩn, giới hạn cho phép của các thông số môi trường trong quy chuẩn kỹ thuật khó khăn, đòi hỏi cán bộ nghiên cứu phải trình độ khoa học, chuyên môn sâu; điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội các vùng tỉnh Quảng Ninh đa dạng, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian khảo sát nghiên cứu26.

Thứ hai, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Việc quy hoạch phát triển các KCN tại Quảng Ninh đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tới đầu tư. Tuy nhiên, năng lực tài chính xây dựng kết cấu hạ tầng hạn chế, các KCN tại một số KCN chưa ưu tiên đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. Một số KCN mặc dù có tỷ lệ lấp đầy cao nhưng vẫn chưa hoàn thiện việc đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung.

Các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm BVMT theo quy định của pháp luật. Nhận thức về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN còn hạn chế, nhiều chủ cơ sở hiểu chưa rõ, chưa chính xác và thậm chí không cập nhật các quy định của pháp luật hiện hành trong công tác BVMT. Nhiều doanh nghiệp trong KCN đã tiến hành lập ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa thực hiện đúng và đẩy đủ các nội dung trong giấy phép đã được phê duyệt.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC KCN TẠI TỈNH QUẢNG NINH

26 Báo cáo số 150/BC-UBND, ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành và thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường đối với KCN, KCX và cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô

84

3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy chế pháp lý các KCN tại tỉnh Quảng Ninh. Ninh.

Qua quá trình xây dựng và phát triển, thành tựu của các KCN đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước.

Đặc biệt, KCN có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.. Việc phát triển các KCN cũng đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động; góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng quy chế pháp lý tại các KCN đã phát sinh những bất cập về chất lượng quy hoạch, chất lượng đầu tư, hiệu quả sử dụng đất, huy động nguồn lực đầu tư phát triển. Bên cạnh đó là vấn đề ô nhiễm môi trường; thu nhập, đời sống, nhà ở của người lao động... còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các KCN đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế này, trong đó một nguyên nhân quan trọng là quy chế pháp lý về KCN tuy đã tương đối hoàn thiện song vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất, đồng bộ. Việc phân công trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chưa rõ ràng; quyền lợi, trách nhiệm chưa gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát, chế tài khuyến khích và xử phạt thực sự chặt chẽ.

Bên cạnh đó, theo pháp luật chuyên ngành, cơ chế, chính sách đối với KCN và thực tế phát triển KCN có những thay đổi nhất định. Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP đã thay đổi quy trình, thủ tục đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư trong KCN dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN và cơ chế ưu đãi đầu tư theo địa bàn, lĩnh vực; áp dụng việc ký quỹ đối với dự án đầu tư. Một số Nghị định chuyên ngành liên quan đến quản lý nhà nước về môi trường, xây dựng, lao động, thương mại đã được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung nên cần thiết điều chỉnh/cập nhật các nội dung thay đổi vào quy chế pháp lý các KCN. Bên cạnh đó, thực tế hoạt động quản lý nhà nước đối với các KCN trong thời gian qua cũng đã

85

phát sinh nhiều vướng mắc về thẩm quyền của BQL các KCN trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, môi trường, cơ chế, chính sách đối với KCN.

Do đó việc hoàn thiện quy chế pháp lý KCN là một nội dung cần được thường xuyên quan tâm thực hiện để kịp thời khắc phục những vấn đề bất cập và đề ra những giải pháp phát huy tốt nhất hiệu quả của các KCN.

3.2.2. Định hướng hoàn thiện quy chế pháp lý các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tiếp tục hoàn thiện quy chế pháp lý về KCN theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền từ Trung ương tới địa phương, gắn chặt với cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp rõ ràng, minh bạch giữa các cơ quan trung ương và địa phương. Đồng thời, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước ở cấp trung ương và địa phương đảm bảo đủ thẩm quyền và nguồn lực để quản lý các KCN theo hướng một cửa, một đầu mối và tương xứng với vai trò vị trí ngày càng quan trọng của các KCN trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đặc biệt, chính sách ưu đãi đầu tư và thuế thu nhập cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN thuộc địa bàn khó khăn cần phải nhất quán, rõ ràng để thu hút và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư; kết hợp tốt việc “lấp đầy” diện tích các KCN với việc nâng cao chất lượng các dự án đầu tư vào KCN bằng cách khuyến khích, ưu đãi cho các dự án tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

Quan tâm đến các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo môi trường; các quy định đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động; cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

3.3.1. Một số giải pháp đối với tỉnh Quảng Ninh

3.3.1.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện quy chế pháp lý

Điều chỉnh, bổ sung một số quy định về quy hoạch, thành lập KCN, KCX; quyền và nghĩa vụ của công ty phát triển hạ tầng KCN, KCX cho phù hợp với tình hình thực tế.

Quy định rõ hơn cơ chế phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN trên các ngành lĩnh vực theo hướng tiếp tục chuyển dần từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế giao

86

quyền trực tiếp của các bộ, ngành trung ương, UBND cấp tỉnh cho Ban quản lý KCN; quy định bổ sung cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý KCN với các bộ, ngành trung ương, các sở ngành địa phương trong công tác quản lý hoạt động KCN, KCX.

Giải quyết một số vướng mắc liên quan đến các quy định về thẩm quyền của Ban quản lý KCN trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính; lĩnh vực lao động; môi trường… theo hướng tạo điều kiện cho Ban quản lý KCN thực hiện đầy đủ vai trò đầu mối quản lý KCN, KCX ở địa phương theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”. Theo ông Đinh Đức Hiển, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh, hoạt động trong KCN Cái Lân: “các cơ quan kiểm tra cần có những kế hoach cụ thể, và phải có thông báo trước cho Công ty để chuẩn bị các điều kiện phục vụ đoàn công tác. Các sở ngành chức năng nên có những cơ chế phối hợp và họp thống nhất các nội dung, qua đó gộp các nội dung kiểm tra vào cùng thời gian để nâng cao hiệu quả, đồng thời tránh gây mất thời gian cho doanh nghiệp, tránh thành lập quá nhiều đoàn công tác, nhiều cuộc kiểm tra trong một năm”.

Bổ sung, làm rõ các quy định về vị trí, vai trò, tổ chức bộ máy, biên chế của Ban quản lý KCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý, nguồn lực để các BQL KCN triển khai nhiệm vụ.

Rà soát và tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc phân cấp quản lý môi trường theo hướng đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền và trách nhiệm trực tiếp về công tác bảo vệ môi trường cho các BQL KCN. Các BQL phải được trao đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm liên quan đến bảo vệ môi trường trong KCN. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong KCN. Theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng BQL các KKT tỉnh Quảng Ninh: “Đối với Quảng Ninh công tác bảo vệ môi trường ở KCN được chú trọng ngay từ khâu quy hoach, xây dựng cơ sở hạ tầng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt với chủ đề công tác của tỉnh năm 2018 là “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên” thì vấn đề này càng được quan tâm thực hiện. Một ví dụ gần đây nhất là vấn đề Ngao ở khu vực Hải Hà, gần KCN Cảng biển Hải Hà chết với số lượng khá lớn, ngay sau khi có thông tin Lãnh đạo UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Quản lý KHT làm

87

trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra an toàn môi trường tại KCN Cảng biển Hải Hà và thực tế việc nuôi trồng của các hộ nuôi Ngao khu vực đó, qua đó làm rõ nguyên nhân của vấn đề, tranh hoang mang cho nhân dân, giúp doanh nghiệp KCN an tâm sản xuất, kinh doanh

Hoàn thiện chính sách ưu đãi thu hút nhà đầu tư đủ năng lực tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân KCN; tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn để triển khai các dự án; kiên quyết thu hồi các dự án xây dựng nhà ở xã hội chậm triển khai; Rà soát tổng thể các dự án để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch nhà ở xã hội cho phù hợp tình hình thực tế.

Kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về KCN ở cấp Trung ương cho tương xứng với sự phát triển và đóng góp ngày càng cao của hệ thống các KCN trong phát triển kinh tế địa phương và cả nước, cũng như yêu cầu của việc thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn đối với hệ thống BQL KCN ở địa phương.

Nâng cao hiệu quả việc ban hành quy chế pháp lý về bảo vệ môi trường đối

với các KCN, cơ sở có nguy có gây ô nhiễm môi trường cao.

Tiếp tục thực hiện việc rà soát, đánh giá tổng thể về tác động môi trường của việc phát triển các KCN hiện nay, từ đó xem xét việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN cho phù hợp; Các cơ quan quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương cần giám sát chặt chẽ việc thu hút đầu tư các ngành nghề phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường nhằm nhận dạng, dự báo các tác động tới môi trường có thể xảy ra từ các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp; kiên quyết không phê duyệt đối với những dự án sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu có nguy cơ cao gây tác động xấu tới môi trường trong các KCN.

Tăng cường giám sát, đảm bảo các dự án phải được xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường trước khi đi vào vận hành chính thức theo đúng quy

88

định. Kiên quyết yêu cầu các KCN mới thành lập phải thực hiện đúng quy định pháp luật, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động. Không cho phép thu hút các dự án đầu tư vào KCN hoặc thực hiện thủ tục mở rộng KCN khi chưa hoàn thành hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các KCN, tập trung vào công tác giám sát việc vận hành các công trình, thiết bị bảo vệ môi trường tại các KCN; Giám sát chặt chẽ việc vận hành công trình xử lý môi trường tại các KCN, đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, đặc biệt là thông qua hệ thống quan trắc môi trường tự động.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, các cơ sở nằm trong KCN góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật cho các cơ sở; tổ chức các đợt tập huấn, nâng cao năng lực trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cơ quan quản lý tại địa phương; nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường KCN cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong KCN.

Tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng trong công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN, xây dựng cơ chế huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát xả thải của các KCN.

Yêu cầu chủ đầu tư hạ tầng KCN chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc kiểm soát các vấn đề môi trường thuộc thẩm quyền quản lý, đặc biệt là việc giám sát và kiểm soát các nguồn phát sinh và xử lý chất thải; thực hiện đầy đủ các cam kết về BVMT trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của KCN.

Chủ đầu tư KCN chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của KCN; xây dựng và hoàn thiện các hệ thống xử lý nước thải tập trung, các hạng mục này cần được thiết kế đúng và phù hợp điều kiện thực tế, xây dựng và lắp đặt đúng thiết kế, duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)