1.2. QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.2.5. Vai trò của quy chế pháp lý các KCN
Quy chế pháp lý tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành công nghiệp có hiệu quả, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quy chế pháp lý các KCN vừa tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của họ, vừa hướng mục tiêu của doanh nghiệp vào việc thực hiện tốt nhất mục tiêu chung của phát triển kinh tế xã hội. Do đó, Quy chế pháp lý với các KCN phải nhằm thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư vào KCN, thực hiện cơ cấu trong KCN phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Mặt khác, Quy chế pháp lý các KCN còn nhằm phát huy ưu điểm và thế mạnh của mỗi KCN, thúc đẩy quá trình hợp tác giữa các doanh nghiệp trong KCN, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trong nước. Đồng thời, Quy chế pháp lý các KCN phải nhằm khai thác được các lợi thế của phát triển công nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân, đặc biệt phát huy được lợi thế về nguồn nhân lực, về tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực khác của nền kinh tế. Quy chế pháp lý các KCN còn nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong KCN, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bên ngoài chuyển vốn vào hoạt động kinh doanh cũng như triển khái các hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN. Qua đó phát huy vai trò của từng doanh nghiệp cũng như của các KCN đối với sự phát triển công nghiệp. Thông qua việc ban hành các thể lệ, chính sách và giám sát thực thi các quy định của pháp luật thì đồng thời đã tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy việc xây dựng, phát triển KCN, thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quy chế pháp lý các KCN còn là điều kiện cần thiết, góp phần giúp cho các doanh nghiệp KCN sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó nó còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển mở rộng hợp tác với nhau thông qua việc hình thành chuỗi cung ứng trong KCN. Chính Quy chế pháp lý đảm bảo cho các KCN được phát triển theo quy hoạch đã định, chủ động phối hợp mục đích riêng của từng doanh nghiệp nhằm đạt tới mục đích chung của nền kinh tế.
34
Quy chế pháp lý các KCN không chỉ là các quy định trong lĩnh vực quy hoạch, điều hành, kiểm soát sự phát triển của các KCN mà còn bao hàm cả hoạt động khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của các KCN. Quy chế pháp lý các KCN bao gồm việc tạo lập môi trường pháp lý ổn định và bình đẳng cho các doanh nghiệp, xác lập chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và biện pháp xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, phối hợp đồng bộ trong việc cung cấp các nguồn nhân tài vật lực đảm bảo thông suốt đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp.
Để đáp ứng được các mục tiêu trên, Quy chế pháp lý các KCN phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Các quy định đưa ra phải phù hợp với luật pháp và các yêu cầu của xã hội. Một mặt phải bảo đảm kỷ cương, tuân thủ những giá trị đạo đức; mặt khác phải không gây ra những khó khăn trở ngại đến tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp trong KCN.
- Quy chế pháp lý tạo môi trường ổn định và bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN và phải kết hợp hài hòa các mục tiêu của doanh nghiệp với các mục tiêu chung.
- Quy chế pháp lý các KCN tức là tạo điều kiện để tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước trong thị trường nội địa cũng như khi xuất khẩu. Điều đó có nghĩa Quy chế pháp lý phải có những chính sách thích hợp để thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung tìm kiếm thế mạnh và phát huy hết khả năng sản xuất kinh doanh của mình.
35
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã nêu tổng quan về Quy chế pháp lý các KCN, đưa ra được những khái niệm cơ bản liên quan đến KCN và Quy chế pháp lý KCN, đồng thời nêu quá trình hình thành và phát triển các KCN ở Việt Nam, vai trò của các KCN đối với kinh tế- xã hội.
Tại chương này tác giả tập trung phân tích sự cần thiết của việc ban hành Quy chế pháp lý các KCN cũng như nội dung của Quy chế pháp lý các KCN liên quan đến ưu đãi đầu tư; các nội dung về thành lập, mở rộng KCN; Phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN; Phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu kinh tế. Quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động trong KCN và nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN; Phát triển nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động KCN; Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với KCN...
Kết quả phân tích trên là tiền đề lý luận và thực tiến để đưa đến những phân tích, nhận định, đánh giá việc xây dựng và triển khai các Quy chế pháp lý các KCN tại Quảng Ninh tại Chương 2 của Luận văn.
36
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC KHU