Sự cần thiết phải ban hành quy chế pháp lý các KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 27)

1.2. QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.2.2. Sự cần thiết phải ban hành quy chế pháp lý các KCN

Quy chế pháp lý các KCN tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu lợi nhuận của mình, đồng thời giúp các cơ quan quản lý nhà nước có những chế tài, biện pháp cụ thể để xử lý các vi phạm nếu có của các doanh nghiệp, qua đó tạo tâm lý tin tưởng của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đồng thời có trách nhiệm trong mọi hoạt động của mình, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp, người lao động, cơ quan quản lý nhà nước cũng như đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của các KCN.

Mục tiêu của các KCN là huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành công nghiệp, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước. Quy chế pháp lý vừa tạo điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện lợi ích của họ, vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu của phát triển kinh tế, xã hội. Quy chế pháp lý đối với các KCN phải đạt đươc mục tiêu thu hút cao nhất nguồn vốn đầu tư vào KCN, phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Bên cạnh mục tiêu quan trọng này, sự cần thiết phải ban hành và áp dụng quy chế pháp lý đối với các KCN còn được giải thích bằng các mục tiêu cụ thể dưới đây mà quy chế này hướng đến:

- Việc ban hành các quy chế pháp lý đối với các KCN còn nhằm phát huy những ưu điểm và lợi thế của mỗi KCN, đảm bảo sự hợp tác, cùng có lợi giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong KCN. Việc áp dụng quy chế pháp lý các KCN còn nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong KCN, thu hút các doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN. Thông qua việc ban hành các quy chế pháp lý nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển KCN.

- Nội dung của Quy chế pháp lý các KCN không chỉ điều chỉnh về quy hoạch, điều hành, kiểm soát các KCN mà còn bao gồm hoạt động khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của các KCN. Quy chế pháp lý KCN tạo lập môi trường pháp lý ổn định

17

và bình đẳng cho các doanh nghiệp, xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất, kinh doanh; xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp phát triển.

- Quy chế pháp lý các KCN góp phần đảm bảo sử dụng quỹ đất hiệu quả hơn, tránh lãng phí các nguồn tài nguyên, đảm bảo các yêu cầu về phát triển KCN với các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

- Quy chế pháp lý các KCN còn góp phần ngăn ngừa các hoạt động xả thải không đảm bảo kỹ thuật của các nhà máy, phân xưởng làm ảnh hưởng đến môi trường. Quy chế buộc các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh phải xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

- Cuối cùng, Quy chế pháp lý còn trực tiếp góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đây là mục tiêu quan trọng của Quy chế pháp lý các KCN. Phát triển công nghiệp phải nhằm phục vụ tốt hơn cuộc sống của người dân, đảm bảo có việc làm và được bảo vệ. Quy chế pháp lý, ngoài khuyến khích sử dụng lao động địa phương, còn bao gồm các quy định pháp lý bảo vệ quyền lợi của người lao động, về tiền lương, an toàn lao động và giải quyết các vấn đề tranh chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 27)