Dự báo nhu cầu về thiết chế văn hóa trong khu ở của công nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 77)

(nhà trẻ, mẫu giáo, điểm vui chơi, giải trí) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

TT KCN Giai đoạn 2017- 2020 Số trẻ độ tuổi mầm non (tiêu chuẩn 1000 người/50 cháu) Diện tích xây dựng nhà trẻ (8m2/trẻ) Trạm y tế (trạm/người; 500m2/trạm) Sân thể thao (0,6m2/ người) Thư viện, công trình văn hóa (ha/công trình)

1 KCN Hải Yên 600 4.800 3trạm/1.500m2 2.000 0,5 ha/1

công trình

2 KCN Hải Hà 1500 12.000 30trạm/15.000 m2 18.000 2,5ha/5 công

trình

3 KCN Cái Lân 275 2.200 2trạm/1.000m2 900 0,5ha/1 công

trình

4 KCN Việt Hưng 460 3.680 3trạm/1.500m2 2.208 0,5 ha/1

công trình

5 KCN Đông Mai 365 2.920 2trạm/1.000m2 1.630 0,5ha/1 công

trình 6 KCN Hoành Bồ 31 248 1 trạm/500 m2 150 - 7 KCN Sông Khoai 240 1.920 2trạm/1.000m2 1.152 0,5ha/1 công trình 8 KCN Đầm Nhà Mạc 700 5.600 5trạm/1.000m2 3.360 1ha/2 công trình Tổng cộng 4.171 33.368m2

58

2.2.1.1.5. Quy định về bảo vệ môi trường

Thời gian qua Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp, địa phương thực hiện nghiêm nhiệm vụ, trách nhiệm bảo vệ môi trường như:

- Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với: “Tiểu vùng đệm Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (bao gồm dải ven bờ và dải ven biển và vịnh Cửa Lục): Phải quản lý nghiêm ngặt vùng đệm để bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái vùng lõi Khu Di sản Thế giới vịnh Hạ Long, ngăn ngừa mọi hoạt động gây ô nhiễm môi trường vịnh, cho phép các hoạt động phát triển ở mức hạn chế; phải được kiểm soát bằng những quy định nghiêm ngặt; Tiểu vùng công nghiệp và đô thị công nghiệp: Quản lý môi trường dựa theo QCVN, yêu cầu chuyển sản xuất “nâu” sang sản xuất “xanh”, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến và phù hợp”.

- Nghị quyết số 236/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về những chủ trương giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016- 2020, nhiệm vụ trọng tâm phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường có nêu “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa phát triển các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; chú trọng phát triển các ngành kinh tế xanh, thân thiện môi trường”.

- Nghị quyết 12- NQ/TU ngày 12/3/2018 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020: “Đối với nhiệm vụ và giải pháp Chủ động phòng ngừa, kiểm soát tình trạng ô nhiễm và suy thoát môi trường, tập trung vào các khu vực vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, khu hành chính kinh tế - đặc biệt Vân Đồn: Hạn chế tối đa và tiến tới chấm dứt hoạt động các nhóm ngành có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Toàn bộ các dự án trước khi cấp phép hoạt động đều phải đảm bảo thủ tục pháp lý về môi trường theo đúng quy định; không chấp

59

thuận các dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu và các loại hình sản xuất phát thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao”.

- Kế hoạch số 6162 /KH-UBND ngày 30/9/2016 của UBND tỉnh thực hiện chỉ thị số 25/CT- TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường “Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ khâu xét duyệt, thẩm định đến triển khai thực hiện và vận hành dự án: Không chấp nhận các dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu, các loại hình sản xuất phát thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao”.

- Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 xác định chủ đề công tác năm 2018 là “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên” với quyết tâm thay đổi, chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống, nhất là ở cụm dân cư, thôn bản, trung tâm công cộng, khu du lịch. Nghị quyết cũng đã chỉ ra những định hướng, nhiệm vụ lớn cần phải thực hiện trong năm 2018 và những năm tiếp theo như rà soát, hoàn thiện và thực hiện tốt các phương án, đề án đảm bảo vệ sinh môi trường các khu du lịch, KCN, cụm công nghiệp…

- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050, có nội dung: “Điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, khai khoáng (công nghiệp nhiệt điện, khai thác than, xi măng,..) theo định hướng xanh, sử dụng các biện pháp công nghệ đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường; hướng tới phát triển dịch vụ du lịch theo định hướng bền vững”; “Từng bước thực hiện di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp phải di dời do ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch xây dựng đô thị”.

2.2.1.1.6. Quản lý lao động nước ngoài

Ban quản lý các Khu kinh tế Quảng Ninh đang thực hiện công tác quản lý nhà nước về lao động nước ngoài trong các KCN trên địa bàn tỉnh theo Quyết định

60

973/QĐ-UBND ngày 01/04/2016 của UBND tỉnh22, theo đó Ban quản lý các Khu kinh tế Quảng Ninh thực hiện việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp trong KCN; xác nhận người nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp trong KCN không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

2.2.1.2. Các quy chế pháp lý đặc thù đối với từng KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

KCN Việt Hưng:

Các chính sách ưu đãi về tiền thuê đất: Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng dự án và trong thời gian 15 năm kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động. Đơn giá thuê đất = 0,75% nhân với (x) giá đất được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hàng năm (bắt đầu theo bảng giá đất năm đầu tính tiền thuê đất) và được ổn định năm (05) năm, sau đó được ưu đãi tiền thuê đất đất ở mức là 0,5% nhân với (x) giá đất tính thu tiền thuê đất, theo Điều 5 Quyết định số: 2895/2015/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về chính sách hỗ trợ và ưu tiên đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Các chính sách ưu đãi về chính sách thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp: Được hưởng mức thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian 10 năm. Thuế xuất, nhập khẩu: Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án

Các chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư: Được hỗ trợ mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), không quá 12 năm.

Chính sách ưu đã khác: Các doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN Việt Hưng được mọi quyền lợi theo Quy chế quản lý và hoạt động của KCN Việt Hưng. Giá

22 Quyết định 973/QĐ-UBND ngày 01/04/2016 của UBND tỉnh về việc thực hiện ủy quyền xem xét, chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài theo Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ và văn bản ủy quyền số 779/SLĐTBVXH-LĐTL ngày 10 tháng 4 năm 2018 của Sở Lao động Thương binh

61

cho thuê đất là: 30 USD/m2/50 năm (chưa bao gồm thuế VAT), trả theo hình thức 1 lần hoặc nhiều lần. Trong trường hợp tiền thuê đất được trả thành nhiều lần, phần còn lại bên thuê sẽ trả theo lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại.

KCN Đông Mai

Các ưu đãi đầu tư: Dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư thuế 10% áp dụng trong 15 năm. Miễn 04 năm và giảm 50% cho 09 năm tiếp theo. Dự án đầu tư sản xuất mức thuế là 15% áp dụng trong 12 năm. Miễn 03 năm và giảm 50% cho 07 năm tiếp theo. Dự án kinh doanh dịch vụ mức thuế 20% áp dụng trong 10 năm. Miễn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 06 năm tiếp theo.

KCN cảng biển Hải Hà

Hỗ trợ cho chủ đầu tư Dự án xây dựng nhà ở (kèm theo nhà trẻ, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà sinh hoạt cộng đồng,…) cho cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc trong KCN cảng biển Hải Hà23

a) Chính sách chung:

Được hỗ trợ, ưu đãi theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội:

+ Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho công nhân không sử dụng nguồn vốn ngân sách được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất: (i) Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê, kể cả quỹ đất để xây dựng các công trình kinh doanh thương mại đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội;… (ii) Được dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội (bao gồm cả dự án sử dụng quỹ đất 20%) để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ở thương mại cao tầng hoặc thấp tầng);…trường hợp trong quy hoạch không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh thương mại thì Chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại.

62

+ Chủ đầu tư dự án được miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 58 của Luật Nhà ở và pháp luật về thuế có liên quan;

+ Chủ đầu tư dự án được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 58 của Luật Nhà ở;

+ Chủ đầu tư dự án được miễn thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở đối với trường hợp dự án áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở công nhân do cơ quan có thẩm quyền ban hành; được áp dụng hình thức tự thực hiện đối với các công tác tư vấn, thi công xây lắp nếu có đủ năng lực;

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều 58 của Luật Nhà ở thì được hưởng các ưu đãi theo quy định: (i) Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê,…; (ii) Được miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định; (iii) Được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng theo quy định; (iv) Được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy định;

b) Chính sách riêng cho Dự án khu nhà ở công nhân và khu đô thị phụ trợ Texhong giai đoạn 1 huyện Hải Hà, diện tích 23,05ha:

- Hỗ trợ về bồi thường, giải phóng mặt bằng: Ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án khu nhà ở công nhân và khu đô thị phụ trợ Texhong giai đoạn 1 huyện Hải Hà, diện tích 23,05ha (số tiền hỗ trợ theo phương án tính toán sơ bộ kinh phí bồi thường hỗ trợ tái định cư Dự án do UBND huyện Hải Hà lập khoảng 50,379 tỷ đồng).

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội trong trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê (số tiền hỗ trợ tổng chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo kết quả thẩm định dự toán xây dựng công trình Đầu tư hạ tầng kỹ thuật

63

Khu nhà ở công nhân và khu đô thị phụ trợ giai đoạn 1, huyện Hải Hà của Sở Xây dựng là 127,243 tỷ đồng).

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội trong trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội vừa để bán và để cho thuê, thuê mua (số tiền hỗ trợ một phần chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo kết quả thẩm định dự toán xây dựng công trình của Sở Xây dựng).

c) Chính sách nhà ở ngoài KCN cho công nhân, người lao động làm việc trong KCN: - UBND huyện Hải Hà rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng các khu dân cư để bố trí quỹ đất thu hút đầu tư xây dựng nhà ở công nhân gắn với KCN cảng biển Hải Hà; ưu tiên quỹ đất trong hoặc lân cận khu dân cư, trung tâm huyện đã được quy hoạch (đã có sẵn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội) để giao cho các nhà đầu tư xây dựng dự án nhà ở cho công nhân, lao động là người Việt Nam làm việc tại KCN cảng biển Hải Hà thông qua các hình thức lựa chọn chủ đầu tư theo quy định pháp luật.

- Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà quy hoạch, bố trí quỹ đất, giao cho các nhà đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (thông qua các hình thức lựa chọn chủ đầu tư), bán đất nền cho công nhân, người lao động Việt Nam làm việc trong KCN cảng biển Hải Hà xây dựng nhà ở.

d) Chính sách liên quan xây dựng các công trình văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu của công nhân, người lao động:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao để phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của công nhân, người lao động làm việc trong KCN cảng biển Hải Hà đạt chuẩn theo Thông tư 12/2010/TT- BVHTTDL, ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hoá thể thao cấp xã. Cụ thể diện tích đất quy hoạch Trung tâm Văn hoá - Thể thao (không tính diện tích sân vận động) 2500m2; quy mô xây dựng Hội trường Nhà Văn hoá đa năng tối thiểu 250 chỗ ngồi và 05 phòng chức năng như phòng hành chính, phòng đọc sách báo, thư

64

viện, phòng thông tin truyền thanh, phòng Câu lạc bộ, phòng tập các môn thể thao đơn giản; 01 sân bóng đá tối thiểu 90m x 120m. Bên cạnh đó xây nhà luyện tập và thi đấu, bể bơi, sân bóng chuyền và các công trình phụ trợ như nhà để xe, tường rào, khu nhà vệ sinh, vườn hoa.v.v.. Trang bị đầy đủ bàn ghế, thiết bị âm thanh, loa máy, tủ sách, đài phát thanh, quạt gió, trang trí khánh tiết bên trong hội trường và các dụng cụ tập thể dục thể thao. Dự tính tổng kinh phí đầu tư khoảng 40 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)