Một số khuyến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 103 - 123)

Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, và đề nghị chỉnh sửa các nội dung còn thiếu của, không phù hợp của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn hướng dẫn thi hành Luật BVMT như đề xuất của UBND tỉnh Quảng Ninh tại Phụ lục 2, Phụ lục 3. Đặc biệt là việc ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đặc thù theo ngành nghề sản xuất làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương giám sát hiệu quả hoạt động xả thải của các đơn vị trong các KCN, các đơn vị có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động tại KCN, đặc biệt là kế hoạch trung hạn về nguồn vốn từ ngân sách để cấp bù lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng triển khai cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định số 100/2015/NĐ- CP của Chính phủ. Cho phép bổ sung lĩnh vực phát triển nhà ở xã hội là lĩnh vực ưu tiên được sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Nhà ở.

Quy hoạch phát triển KCN phải bao gồm quy hoạch trong và ngoài KCN, phải gắn kết KCN với khu đô thị có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở cho công nhân lao động. Đặc biệt, những KCN mới được hình thành nhất thiết phải có quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân. Đối với các KCN đã hình thành mà chưa có quỹ đất để phát triển nhà ở cho công nhân cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để có đất xây dựng nhà ở cho công nhân, xây dựng công trình phúc lợi phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người lao động tại các KCN.

94

Tiếp tục thực hiện cải cách chế độ tiền lương, bảo đảm có tiền nhà ở trong cơ cấu tiền lương với tỷ lệ hợp lý để công nhân có khả năng tạo lập nhà ở; có cơ chế để nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động cùng chăm lo nhà ở với người lao động, nhất là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Việc phát triển các KCN là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ và trên thực tế, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, các mô hình KCN hiện nay cũng tồn tại một số hạn chế trong tổ chức quản lý nhà nước, huy động vốn, ưu đãi đầu tư và phát triển bền vững. Để phát huy hơn nữa vai trò của các mô hình KCN trong phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo các KCN hoạt động hiệu quả tốt, việc nghiên cứu mô hình KCN mới với những thuận lợi, hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư, khắc phục những tồn tại, hạn chế của các mô hình hiện nay là cần thiết.

Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm cung cấp các dịch vụ hành chính thuận lợi cho các nhà đầu tư, cụ thể là:

- Về tổ chức bộ máy, giảm bớt đầu mối quản lý nhà nước về KCN. Tại các địa phương, thống nhất một đầu mối theo dõi, quản lý nhà nước về hoạt động của KCN. Cơ quan này phải được tăng cường chức năng, nhiệm vụ toàn diện, ổn định để đảm bảo thực hiện dịch vụ hành chính “một cửa tại chỗ”.

- Đơn giản, rút gọn và minh bạch hóa thủ tục hành chính áp dụng trong KCN. Đây là vấn đề quan trọng và là điều kiện cần để đảm bảo mô hình KCN mới có tính khác biệt, tạo sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư.

Thứ hai, xây dựng chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, có tính cạnh tranh quốc tế với những nội dung quan trọng là:

- Về ưu đãi đầu tư, dành ưu đãi đầu tư vượt trội so với các mô hình KCN cũ, trong đó, xây dựng chế độ ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các nhà đầu tư chiến lược.

- Mở rộng tối đa các lĩnh vực đầu tư, cho phép nhà đầu tư đầu tư kinh doanh trong những lĩnh vực dịch vụ như: casino, dịch vụ giải trí cao cấp…

- Khuyến khích các quỹ đầu tư, ngân hàng nước ngoài cung cấp tín dụng cho các dự án đầu tư trong KCN.

95

- Nhà nước có cam kết cụ thể về tôn trọng, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư trong mô hình KCN mới.

Thứ ba, ngoài nguồn thu ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm, Chính phủ có giải pháp huy động, sử dụng các nguồn vốn khác để hỗ trợ đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng quan trọng trong KCN để đảm bảo việc đầu tư xây dựng không bị kéo dài, đưa vào sử dụng kịp thời. Đồng thời, ban hành chính sách để tạo sự chủ động cho cơ quan quản lý, vận hành KCN trong thực hiện thu ngân sách trong KCN và sử dụng nguồn vốn này tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN.

Thứ tư, công tác quy hoạch mô hình KCN mới phải đạt tiêu chuẩn quốc tế với tầm nhìn dài hạn, nghiên cứu cơ chế cho phép các nhà đầu tư chiến lược tham gia lập và thẩm định quy hoạch phát triển.

Thứ năm, về cơ sở pháp lý cho hoạt động cho mô hình KCN mới, để đảm bảo tính đặc thù, ổn định và không chồng chéo với các quy định pháp luật chuyên ngành về thuế, đất đai…, cần xây dựng văn bản Luật quy định các nội dung có liên quan.

96

Tiểu kết chương 3

Từ phân tích thực trạng việc thực hiện quy chế pháp lý tại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Chương 3 đã nêu rõ những tồn tại và hạn chế trong việc thống nhất trong hệ thống các văn bản của Trung ương và của tỉnh làm căn cứ xây dựng quy chế pháp lý các KCN; về tính ổn định trong việc áp dụng các quy chế pháp lý; hiệu quả tác động của các quy chế pháp lý đến việc thu hút đầu tư tại các KCN; các quy định trong vấn đề bảo vệ môi trường và bảo vệ người lao động.

Từ những nhận định trên tác giả luận văn đã nêu những định hướng hoàn thiện và nâng cao chất lượng áp dụng quy chế pháp lý các KCN tại tỉnh Quảng Ninh; sự cần thiết phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng áp dụng quy chế pháp lý các KCN tại tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3 cũng nêu rõ những giải pháp và khuyến nghị về hoàn thiện quy chế pháp lý các KCN trên địa bàn tỉnh thông qua nhóm giải pháp về hoàn thiện quy chế pháp lý và nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng áp dụng: về nhân lực, tài chính, tuyên truyền.

97

KẾT LUẬN

Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, mô hình KCN ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các KCN đã phát huy được lợi thế về kết cấu hạ tầng đồng bộ, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, theo đó, thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn cả trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lực lượng doanh nghiệp trong KCN dần được hình thành và phát triển mạnh, tạo cơ hội để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Đối với Quảng Ninh, các KCN đang tiếp tục phát huy các hiệu quả trong các mặt kinh tế xã hội, góp phần huy động tốt nguồn lực, đảm bảo nhu cầu việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, tạo những tiền đề vững chắc qua đó góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh trong thời gian qua. Với việc hàng loạt các công trình giao thông, cơ sở hạ tâng mới được đầu tư đồng bộ và hiện đại, thời gian tới các KCN trên địa bàn tỉnh sẽ càng có cơ hội phát triển, phát huy cao nhất vao trò trong mọi mặt của đời sống, kinh tế- xã hội.

Tuy nhiên để phát huy cao nhất hiệu quả hoạt động của các KCN, việc hoàn thiện các quy chế pháp lý điều chỉnh toàn diện các mặt hoạt động trong KCN là vấn đề luôn cần có sự quan tâm thực hiện, qua đó tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động về quản lý nhà nước cũng như đầu tư, sản xuất của các doanh nghiệp, đáp ứng được những yêu cầu mới của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, phù hợp với xu thế phát triển toàn cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo số 07/BC- UBND ngày 14/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

2. Báo cáo số 150/BC-UBND, ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành và thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường đối với KCN, KCX và cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

3. Báo cáo số: 394/BQLKKT-HTGS, ngày 14/9/2017 của Ban quản lý các KKT Quảng Ninh về việc rà soát tổng thể quy hoạch, đầu tư tại Khu công nghiệp Cái Lân.

4. Bộ KH&ĐT, 2002. Nghiên cứu mô hình QLNN về KCN, KCX ở Việt Nam. Đề tài cấp Bộ được Bộ KH&ĐT tổ chức nghiệm thu.

5. Bộ KH&ĐT, 2006. 15 năm (1991-2006) xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam. Hà Nội.

6. Bộ KH&ĐT, Tạp chí Cộng sản, UBND tỉnh Thanh Hóa, 2004. Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc - những vấn đề lý luận và thực tiễn. 7. Công văn số 1607/TTg- KCN ngày 09/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về việc bổ sung quy hoạch các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh;

8. Công văn số 2334/BXD- QLN ngày 21/10/2016 của Bộ Xây dựng về việc đẩy mạnh việc phát triển nhà ở cho công nhân;

9. Công văn số 2628/TTg- KTN ngày 22/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch KCN và hệ thống xử lý nước thải các KCN; 10. Công văn số 6712/UBND- XD1 ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh Quảng

Ninh về việc tiếp tục triển khai Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.

11. Chương trình hành động số 3766/KH- UBND ngày 29/6/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ- CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

12. Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3476/QĐ- UBND ngày 27/12/2012;

13. Học viện Hành chính quốc gia, 2011. Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước, Tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

14. Kế hoạch số 499/KH- UBND ngày 01/02/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện Quyết định số 2389/QĐ- TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

15. Lê Thế Giới, 2008. Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các KCN Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ , số 4, trang 27.

16. Lê Thế Giới, 2009. Tiếp cận lý thuyết CCN và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 1, trang 30.

17. Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014 (có hiệu lực 01/7/2015);

18. Nghị định số 29/2008/NĐ- CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

19. Nghị định số 36/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao.

20. Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 quy định về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế;

21. Nghị định số 99/2015/NĐ- CP ngày 20/10/2015 “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở”; Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ- CP”;

22. Nghị định số 100/2015/NĐ- CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Thông tư số 20/2016/TT- BXD của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ- CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

23. Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ;

24. Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2008/NĐ-CP;

25. Nghị quyết số 22/NQ- CP ngày 07/02/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) tỉnh Quảng Ninh;

26. Nghị quyết số 89/2013/NQ-HĐND ngày 19/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Khóa XII - Kỳ họp thứ 9 về việc ban hành chính sách hỗ trợ và ưu tiên đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

27. Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn, 2007. Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 28. Nguyễn Thị Thu Hương, 2004. Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm

phát triển các KCN ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế.

29. Nguyễn Xuân Hinh, 2003. Quy hoạch xây dựng và phát triển KCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Luận án Tiến sĩ kiến trúc.

30. Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020.

31. Quyết định số 1176/QĐ- UBND ngày 04/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Khu nhà ở công nhân và khu đô thị phụ trợ phục vụ Khu công nghiệp Hải Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh;

32. Quyết định số 1326/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2017 về việc phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở công nhân trong các KCN tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017- 2020.

33. Quyết định số 1588/QĐ- UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050;

34. Quyết định số 2003/QĐ- UBND ngày 13/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2015- 2020;

35. Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

36. Quyết định số 2622/QĐ- TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

37. Quyết định số 2674/QĐ- UBND, ngày 30/7/2007 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

38. Quyết định số 2969/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 cập nhật, bổ sung khu vực KCN Cái Lân, thành phố Hạ Long;

39. Quyết định số 2999/2016/QD- UBND ngày 15/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc Quy định hướng dẫn quản lý dự án đầu tư bằng nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 103 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)