ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 86)

2.3.1. Thành công

Từ những nỗ lực trong hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các KCN, KKT trong tỉnh đã và đang ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư. Đến nay, các KCN trong tỉnh có 95 dự án còn hiệu lực (9 dự án hạ tầng KCN, 1 dự án hạ tầng về cảng biển, 85 dự

73

án đầu tư thứ cấp), tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.232,83 triệu USD; tổng lao động tại các KCN trên 23.420 người. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN đạt nhiều kết quả quan trọng. Từ năm 2017 đến nay, doanh thu của các dự án FDI đạt 1,4 tỷ USD, các dự án trong nước ước đạt 4.400 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,775 tỷ USD; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 1.143 tỷ đồng. Tổng số lao động trong KCN là 21.362 người (trong đó 503 lao động nước ngoài).

Cùng với kêu gọi đầu tư vào các KCN, tỉnh cũng tập trung triển khai Nghị quyết số 89/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về ban hành chính sách hỗ trợ và ưu tiên đầu tư vào các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng hạ tầng KCN, đến nay tỉnh đã chấp thuận phê duyệt hỗ trợ 243,37 tỷ đồng, qua đó đã góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng khoảng 215ha đất hạ tầng KCN. Bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cũng được triển khai cụ thể. Đến nay, tỉnh đã hỗ trợ chi phí đào tạo nghề may cho Công ty CP May Quảng Ninh (chủ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại KCN Việt Hưng, TP Hạ Long), với tổng kinh phí hỗ trợ là trên 112 triệu đồng…

Có thể thấy, quy hoạch các KCN cơ bản hoàn thành, phù hợp với quy hoạch vùng tỉnh, huy động được nguồn vốn đầu tư đáng kể từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đóng góp tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Mặc dù vậy, hiệu quả sử dụng đất trong KCN hiện chưa tương xứng với tiềm lực, lợi thế hiện nay; công tác giải phóng mặt bằng ở một số KCN còn vướng mắc; chậm bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư theo cam kết…

Quy chế pháp lý đã tại hành lang pháp lý, cơ chế hoạt động thông thoáng thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, phát huy hiệu quả hoạt động của các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; nâng cao trình độ công nghệ cho kinh tế Quảng Ninh. Chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020, tỉnh đề ra mục tiêu phát triển các KCN theo hướng hình thành chuỗi các KCN cùng với sự phát triển các khu đô thị, khu dân cư và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết cho toàn khu vực, góp phần đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá, hiện đại hoá của tỉnh một cách đồng bộ.

74

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Chất lượng công tác quy hoạch KCN triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển. Chất lượng công tác xây dựng quy hoạch KCN chưa tính tới yếu tố liên kết vùng và ngành; tiềm năng, lợi thế của địa phương và của vùng. Việc triển khai Quy hoạch KCN đã được duyệt của các địa phương còn hạn chế, chưa căn cứ trên khả năng thu hút đầu tư thực tế. Nguyên nhân là tư duy quy hoạch còn mang nhiều tính cục bộ, địa phương, chú trọng lợi ích của địa phương mà chưa tính toán đúng mức tới lợi ích của vùng, quốc gia.

Các KCN chủ yếu phát triển theo mô hình KCN đa ngành, chú ý nhiều đến việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp để đẩy nhanh việc lấp đầy diện tích đất cho thuê của KCN nhưng chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề về môi trường, xã hội nảy sinh khi phát triển KCN và nâng cao hiệu quả kinh tế của các KCN qua việc hợp tác, liên kết, cụ thể là: giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường sống xung quanh KCN; sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội để đảm bảo cuộc sống người lao động trong KCN chưa đáp ứng được nhu cầu; liên kết giữa các doanh nghiệp trong KCN và liên kết giữa các KCN với nhau để tạo nên cụm sản xuất quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng còn yếu.

Cơ chế hành chính “một cửa tại chỗ” tại KCN để thuận lợi cho thu hút đầu tư chưa được phát huy. Việc ủy quyền cho Ban Quản lý KCN thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên ngành về lao động, thương mại, xây dựng, môi trường đối với các hoạt động phát sinh trong KCN chưa được thực hiện triệt để, thống nhất do pháp luật chuyên ngành thường xuyên thay đổi.

Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào các KCN thiếu sự thống nhất, gắn kết giữa các địa phương, dẫn đến nguy cơ cạnh tranh thiếu lành mạnh, không hỗ trợ lẫn nhau. Nhiều KCN chưa tạo được ưu thế để thu hút nhà đầu tư, do sự thiếu đồng bộ trong việc xây dựng hạ tầng giao thông kết nối các KCN và sự yếu kém về cung cấp dịch vụ công nghiệp (điện, nước, viễn thông…).

75

Tiểu kết Chương 2

Chương 2 tập trung nêu rõ thực tiễn áp dụng quy chế pháp lý tại các KCN tỉnh Quảng Ninh, giới thiệu khái quát các KCN trên địa bàn; công tác xây dựng và áp dụng các quy chế pháp lý vào thực tiễn.

Chương này đã phân tích những quy chế liên quan đến chính sách hỗ trợ đầu tư; các phương thức huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động trong KCN và nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN; nội dung phát triển nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động KCN; các quy định về Bảo vệ môi trường… những quy chế đặc thù của một số KCN, từ đó đánh giá, nhận định những ưu điểm và hạn chế của các quy chế pháp lý áp dụng vào thực tế.

Việc phân tích làm rõ những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế là tiền để để chỉ rõ những bất cập trong việc áp dụng quy chế pháp lý các KCN tại Quảng Ninh, từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện ở Chương 3.

76

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)