STT Chỉ tiêu 2015 (tr.đồng) 2016 (tr.đồng) 2017 (tr.đồng) So sánh (%) 16/15 17/16 1 Nợ khó thu 10.044,69 14.657,10 20.426,58 145,92 139,36 2 Nợ chờ xử lý 1.149,81 - - 3 Nợ có khả năng thu 11.926,98 10.068,22 11.291,39 84,42 112,15 Tổng số 23.121,48 24.725,33 31.717,96 106,94 128,28
Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Thái Bình Bảng 4.4 cho thấy, số tiền nợ thuế chờ xử lý và chờ điều chỉnh chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số thuế nợ qua các năm. Đây chính là số tiền thuế nợ ảo, cần bóc tách ra khỏi tổng số thuế nợ. Khoản nợ thuế được phân loại vào nợ chờ xử lý và chờ điều chỉnh cao cũng đã thể hiện phần nào hiệu quả của công tác phân loại nợ thuế, sự sát sao của công chức quản lý nợ thuế trong việc nắm bản chất của từng khoản nợ để phân loại chính xác và có biện pháp phù hợp.
Hiện tại, Cơng tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Thái Bình đang được thực hiện trên ứng dụng TMS - ứng dụng quản lý thuế tập trung. Theo thiết kế, ứng dụng TMS mặc định các khoản nợ cũ đã phân loại từ tháng trước trên ứng dụng sẽ giữ nguyên tính chất nợ nếu người sử dụng không thực hiện phân loại lại và các khoản nợ mới phát sinh có tính chất nợ là “Có khả năng thu”. Nếu người sử dụng không thay đổi, các khoản nợ sẽ giữ nguyên tính chất là “Có khả năng thu”.
Theo bảng số liệu trên, năm 2017, số nợ khó thu là 20.426 tỷ, chiếm 6,4% tổng số nợ và tăng 0,4% so với năm 2016. Cũng theo số liệu tại Chi cục Thuế thành phố Thái Bình, năm 2017, Tổng số thu trên nợ khó thu là 22 tỷ đồng, đạt 122% dự tốn. Như vậy có thể thấy, cơng tác đơn đốc, thu hồi nợ khó thu của Chi cục Thuế thành phố Thái Bình những năm vừa qua khá tốt. Một trong những mục tiêu cao nhất của công tác quản lý nợ thuế là không để “dày nợ”, hạn chế nợ mới phát sinh và cố gắng thu hồi nợ tồn đọng. Chúng ta đều biết, những món nợ khó thu là những khoản nợ rất khó để thu hồi nếu chỉ thông qua việc đôn đốc nợ và là đối tượng chủ yếu của các biện pháp cưỡng chế nợ. Do đó việc thu hồi 22 tỷ tiền nợ khó thu, vượt 22% dự tốn được giao là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy công tác quản lý nợ của Chi cục Thuế thành phố Thái Bình đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả thu hồi nợ đọng trên số nợ khó thu mà chỉ nhìn trên số thu nợ khó thu thì sẽ là khơng chính xác. Bởi vì, luật số 21/2012/QH 13 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật quản lý thuế có qui định về trình thự thanh tốn tiền thuế, tiền phạt: Trường hợp NNT vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt, tiền chậm nộp thì thứ tự thanh tốn như sau: tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp, tiền thuế phát sinh, tiền phạt. Do đó, khi người nộp thuế có đồng thời khoản nợ cũ và khoản nợ mới phát sinh và nộp tiền để thanh tốn khoản nợ mới phát sinh thì số tiền này sẽ tự động được bù trừ với khoản nợ cũ trước. Vì vậy, có rất nhiều khoản nợ khó thu (VD: các khoản nợ quá hạn nộp 05 năm...) được thu hồi thông qua việc bù trừ số nộp còn số thực tế nộp để thanh tốn khoản nợ khó thu là rất nhỏ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, nợ khó thu giảm đi nhưng nợ có khả năng thu tăng lên, do các khoản nợ mới phát sinh khơng được thanh tốn.
Cũng theo bảng số liệu trên, năm 2017, tổng số nợ chờ xử lý và chờ điều chỉnh giảm so với các năm trước. Và trong năm 2017, Chi cục Thuế thành phố Thái Bình đã xử lý, điều chỉnh 0,5 tỷ tiền thuế nợ do chờ xử lý, điều chỉnh, đạt tỷ lệ 94% chỉ tiêu. Những số liệu này cho thấy, công tác phân loại và đôn đốc thu nợ đối với nhóm nợ chờ xử lý, chờ điều chỉnh là khá tốt.
Mặt khác, theo các tiêu chí phân loại nợ thuế, có rất nhiều trường hợp tiền nợ thuế được phân loại vào nợ chờ xử lý, chờ điều chỉnh. Tuy nhiên, trên địa bàn TP thành phố Thái Bình thì các trường hợp chủ yếu như sau:
+ Người nộp thuế ghi sai, ghi thiếu các chỉ tiêu trên chứng từ nộp tiền vào NSNN: Đây là tình trạng phổ biến đối với rất nhiều doanh nghiệp thuộc Chi cục Thuế TP thành phố Thái Bình quản lý. Để khoản tiền đơn vị nộp được hạch toán đúng thì khi viết giấy nộp tiền hoặc chuyển khoản, đơn vị phải ghi đúng các chỉ tiêu: MST, mã chương, mã ngành kinh tế, mục, tiểu mục, nội dung nộp tiền…Tuy nhiên, hiện tượng các doanh nghiệp ghi sai các chỉ tiêu trên khi nộp tiền là rất phổ biến. Điều này phần lớn là do các đơn vị sai sót khi kê khai, khi nộp tiền nhưng cũng một phần là do hiểu biết về pháp luật cũng như việc cập nhật các chính sách mới của nhiều đơn vị khơng tốt. Trên tờ khai thuế không thể hiện cụ thể các thông tin về chương, loại, khoản, mục của từng sắc thuế do đó rất nhiều đơn vị nộp tiền không đúng với chương, loại, khoản, mục phát sinh.
+ Sai sót của các KBNN, NHTM: Đây là một trong những nguyên nhân
cùng với sự phát triển không ngừng của hệ thống NHTM và những ưu thế từ việc nộp thuế thông qua trung gian là các NHTM, hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện nộp thuế thông qua chuyển khoản ở các NHTM. Việc cho phép các NHTM đóng vai trị trung gian trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong công tác quản lý thu thuế. Không chỉ tạo thuận lợi về thời gian, địa điểm cho NNT trong việc nộp thuế mà còn giúp cơ quan thuế dễ dàng trong quản lý và giảm bớt chi phí hành thu. Tuy nhiên, khi có thêm chủ thể trong khâu thu nộp tiền thuế thì cùng với đó là khả năng xảy ra sai sót lớn hơn.
Một hiện tượng xảy ra khá phổ biến là các ngân hàng ghi sai nội dung, chương, loại, khoản mục, MST so với chứng từ nộp tiền của NNT khi chuyển tiền. Đặc biệt là với các đơn vị là chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc (MST 13 số) thì hiện tượng chuyển tiền nhầm về MST mẹ (Mã 10 số) hoặc chuyển nhầm về các chi nhánh khác (cùng tên) xảy ra rất nhiều. Những vấn đề này địi hỏi cơng chức quản lý nợ phải rất sát sao trong công tác, nắm bắt rõ ràng tình hình của từng đơn vị, đơn đốc thu nộp thường xun mới có thể phát hiện và xử lý kịp thời, tránh tình trạng dày nợ do nợ ảo.
+ Sai sót của CQT khi nhập tờ khai, chứng từ nộp tiền của đơn vị: Hiện tượng CQT nhập sai tờ khai, chứng từ nộp tiền của đơn vị ít xảy ra hơn 2 hiện tượng kể trên. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những khoản nợ sai chờ điều chỉnh. Cùng với việc phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin và mạng Internet, các cơng việc quản lý hành chính Nhà nước nói chung, quản lý thuế nói riêng được cải cách và có bước đột phá rõ rệt. Cụ thể, từ năm 2009, mơ hình khai thuế qua mạng internet được đưa vào triển khai. Có thể nói, chưa bao giờ ngành thuế mở rộng việc hỗ trợ người nộp thuế nhiều và tốt như hiện nay. Trong bước cải cách đó, việc thực hiện kê khai thuế qua mạng Internet là một trong những nội dung mới và đáng chú ý nhất. Tiếp theo ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế mà ngành thuế cung cấp miễn phí và phổ biến áp dụng rộng rãi vài năm trước đây cho hầu hết các doanh nghiệp; gần đây, ngành thuế lại tiếp tục bước tiến mới trong việc hỗ trợ NNT và thực hiện tăng cường cải cách hành chính thuế bằng cách phối hợp với các đơn vị có chức năng cung cấp chứng thư số triển khai hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho các doanh nghiệp.
Qua gần 10 năm thực hiện mơ hình khai thuế qua mạng Internet cho các doanh nghiệp, đến nay cả nước có rất nhiều tỉnh, thành triển khai. Ngồi các tiện ích của riêng ứng dụng HTKK như đã thấy, ứng dụng iHTKK cịn tạo ra lợi ích
cho cả 2 phía: NNT và cơ quan thuế. Lợi ích nổi bật của hình thức kê khai thuế qua mạng là rất đơn giản, nhanh gọn và có hiệu quả cao, giúp cho người nộp thuế tiết kiệm được thời gian, chi phí in ấn và chi phí cho việc nộp hồ sơ khai thuế; không giới hạn về không gian và thời gian, doanh nghiệp có thể nộp tờ khai 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần và ở bất cứ đâu có kết nối mạng Internet. Trường hợp người đại diện doanh nghiệp khơng có mặt ở trụ sở vẫn có thể tự ký chữ ký số và khai thuế thơng qua mạng Internet hoặc có thể uỷ quyền quản lý chữ ký số cho người được tin cậy để ký và nộp tờ khai. Nhờ có hệ thống kê khai thuế qua mạng, việc khai thác dữ liệu tại cơ quan thuế được chủ động, linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều những lợi ích của việc kê khai thuế qua mạng thì vẫn phải thấy rằng, hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế hiện nay chưa đáp ứng tốt được cho việc kê khai thuế qua mạng. Tình trạng nghẽn mạng, sai sót trong q trình kê khai cịn xảy ra nhiều. Nhiều đơn vị bị thất lạc tờ khai mặc dù vẫn nhận được thông báo thành công khi gửi tờ khai qua mạng và nhiều trường hợp cơ quan thuế vẫn phải nhập tay tờ khai vào hệ thống. Trong quá trình nhập tờ khai bằng tay vào hệ thống, rất nhiều trường hợp số thuế phát sinh của đơn vị bị nhập sai, dẫn đến số thuế nợ lên rất lớn. Nhiều trường hợp nhập nhầm lẫn giữa doanh thu tính thuế và số thuế phải nộp, nhầm nhầm giữa số phát sinh giữa các sắc thuế khác nhau.
Bên cạnh đó cũng phải thấy rằng, phần mềm hỗ trợ kê khai hiện nay mặc dù đã được nâng cấp rất nhiều nhưng vẫn không đáp ứng được hết các qui định của pháp luật. Nhiều trường hợp phần mềm không hỗ trợ được cho doanh nghiệp. Ví dụ: nhiều đơn vị thuộc diện được miễn, giảm nộp thuế, được gia hạn nộp thuế nhưng khi tích trên phần mềm thì khơng thể tích được do lỗi, và sau đó phải thực hiện điều chỉnh tay với cơ quan thuế... Tất cả những trường hợp này đều gây khó khăn cho cơng tác quản lý nợ. Khơng những làm số nợ ảo tăng lên mà cịn tốn kém rất nhiều thời gian để có thể phát hiện, xử lý và điều chỉnh.
+ Doanh nghiệp thuộc diện được miễn, giảm, gia hạn nộp thuế nhưng khơng biết hoặc khơng có đầy đủ hồ sơ, thủ tục: Hiện tượng các doanh nghiệp thuộc diện được miễn, giảm, gia hạn nộp thuế nhưng khơng có đầy đủ hồ sơ, thủ tục cũng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do doanh nghiệp không nắm bắt đầy đủ các qui định của pháp luật, không kịp thời cập nhật những qui định mới. Nhiều đơn vị khơng biết có qui định về gia hạn, miễn giảm và khơng biết mình có thuộc diện được gia hạn hay khơng. Trong
khi đó, nhiều đơn vị khơng biết những hồ sơ, thủ tục cần thiết để được chấp nhận gia hạn, miễn giảm. Cũng có những đơn vị biết mình thuộc đối tượng được gia hạn, miễn, giảm nhưng khi kê khai lại quên tích gia hạn, quên kê khai miễn, giảm... Những lý do đó khiến cho hạn nộp của đơn vị trên hệ thống không được gia hạn, số thuế kê khai chưa được miễn, giảm....dẫn đến số thuế nợ đọng sai, cần được điều chỉnh.
Tóm lại, công tác phân loại nợ thuế trên địa bàn TP thành phố Thái Bình những năm qua là khá tốt. Việc nắm bắt tình hình nợ đọng của đơn vi, nợ sai, nợ đúng là khá tốt. Các trường hợp có sai sót lớn đều đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đến với NNT là chưa thực sự tốt, hiện tượng các đơn vị kê khai sai, nộp tiền sai dẫn đến nợ ảo do khơng nắm bắt kịp thời chính sách pháp luật cịn xảy ra nhiều.
Cơng tác quản lý nợ thuế không chỉ là đôn đốc số thuế nợ đọng. Mà phải thấy rằng, mục tiêu cao nhất của công tác quản lý nợ là để số thuế nợ đọng thấp nhất, do đó, khơng chỉ dừng lại ở việc đơn đốc nợ mà cần phải tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, hỗ trợ NNT để NNT tự ý thức được nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mình, tuyên truyền để bản thân NNT hiểu đúng, làm đúng, tránh tình trạng nợ sai, nợ ảo. Thay vì để có nợ sai, nợ ảo rồi mới đơn đốc, điều chỉnh thì phải xác định mục tiêu khơng để xảy ra tình trạng nợ sai, nợ ảo.
4.1.3.2. Công tác đôn đốc thu nộp
Đôn đốc thu nộp là việc cơ quan thuế thực hiện các biện pháp đôn đốc để NNT nộp số tiền thuế nợ vào NSNN. Có rất nhiều biện pháp đơn đốc thu nộp mà cơ quan thuế có thể áp dụng: gọi điện thoại nhắc nhở, ra thông báo yêu cầu nộp thuế, ra thông báo nợ và phạt chậm nộp thuế, gửi giấy mời lên cơ quan thuế làm việc và biện pháp cao nhất là cưỡng chế nợ thuế.
Bảng 4.5. cho thấy, trong số các biện pháp đôn đốc thu nợ ra thông báo nợ thuế, phạt chậm nộp tiền thuế và gọi điện thoại nhắc nhở là các biện pháp được thực hiện nhiều nhất. Đặc biệt là trong năm 2017, số lượng các biện pháp đôn đốc thu nợ tăng lên đáng kể. Và có thể nói những biện pháp này đã góp phần quan trọng vào việc giảm nợ. Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế là những biện pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả đối với những đơn vị ý thức được nghĩa vụ của mình với NSNN, với những đơn vị có nợ ảo. Cịn trên thực tế, rất nhiều đơn vị trây ỳ hoặc do khó khăn tài chính thì các biện pháp này thực sự
không phát huy hiệu quả. Theo qui định hiện hành, NNT bị tính phạt chậm nộp 0,03%/ngày trên số tiền chậm nộp. Nhiều đơn vị có số nợ đọng lớn, số phạt hàng tháng lên đến vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, việc gọi điện thoại nhắc nhở, ra thông báo nợ và phạt chậm nộp không hiệu quả với những đơn vị này.
Bảng 4.5. Tình hình đơn đốc thu nợ thuế đối với DN NQD tại Chi cục Thuế thành phố Thái Bình qua các năm
STT Chỉ tiêu 2015 (lượt) 2016 (lượt) 2017 (lượt) So sánh (%) 16/15 17/16
1 Thông báo nợ thuế 877 1.182 1.430 134,78 120,98 2 Phạt nộp chậm tiền thuế 877 1.182 1.430 134,78 120,98 3 Gọi điện thoại nhắc nhở 233 348 520 149,36 149,43 4 Biện pháp khác 45 60 86 133,33 143,33 5 Thông báo nộp thuế 60 120 144 200,00 120,00 6 Người nợ thuế tự nộp 32 60 90 187,50 150,00 (Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Thái Bình) Hàng tháng, sau khi cơ quan thuế gửi thông báo nợ và phạt chậm nộp cho đơn vị thì rất nhiều đơn vị lên đối chiếu, giải trình. Nhưng những đơn vị này hầu hết lại là những đơn vị có số nợ khơng nhiều hoặc nợ sai, nợ ảo. Còn các đơn vị nợ lớn thì gần như khơng có phản hồi gì về số tiền phạt. Ngun nhân chủ yếu là do các đơn vị nợ lớn hầu hết đều là các đơn vị trây ỳ hoặc thực sự khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, thực tế này cũng khiến chúng ta phải xem xét lại. Phải chăng chế tài của chúng ta chưa đủ mạnh? qui định về phạt chậm nộp, cưỡng chế