NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH 4.1.1. Thực trạng xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế qua các năm
Trước thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành thì cơ quan thuế các cấp chưa có bộ phận nào độc lập thực hiện chức năng thu nợ và cưỡng chế thuế. Do đó, việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế được thực hiện riêng rẽ ở nhiều bộ phận khác nhau từ bộ phận tin học và kế toán thuế đến bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế. Do đó, ở giai đoạn này, luôn phát sinh chênh lệch về số liệu theo dõi nợ của từng doanh nghiệp giữa các bộ phận của cơ quan thuế. Những phát sinh chênh lệch nợ thuế này thường không được điều chỉnh kịp thời giữa các bộ phận dẫn đến việc theo dõi nợ thực tế không chính xác.
Kể từ thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, cùng với việc tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng, quản lý nợ thuế đóng vai trò là một chức năng quan trọng trong mô hình tổ chức mới. Hiện nay, số liệu nợ thuế toàn quốc được theo dõi và quản lý tại Vụ quản lý nợ tại Tổng cục, ở cấp cục thuế được quản lý và tổng hợp tại bộ phận quản lý nợ thuế, số liệu về nợ thuế qua các năm cũng đã có sự thống nhất từ trung ương tới địa phương. Cùng với đó, công tác quản lý nợ thuế cũng được quan tâm hơn và trở thành một khâu quan trọng trong quản lý thuế để đảm bảo số thu NSNN.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Thái Bình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công tác theo dõi, đôn đốc nợ thuế được thực hiện thường xuyên, liên tục đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện dự toán thu NSNN.
Bảng 4.1. Tình hình nợ thuế luỹ kế của DN NQD qua các năm
Chỉ tiêu 2015 (tr.đồng) 2016 (tr.đồng) 2017 (tr.đồng) So sánh (%) 16/15 17/16 Tổng số thuế nợ 23.121,48 24.725,33 31.717,96 106,94 128,28 Tổng thu NSNN 412.883,57 425.565,06 529.616,66 103,07 124,45 Tỷ lệ hoàn thành (%) 5,60 5,81 5,99
Bảng 4.1 cho thấy từ năm 2015 đến năm 2017, số nợ thuế ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 2016, tổng số tiền thuế nợ của các doanh nghiệp thuộc Chi cục Thuế thành phố Thái Bình là 24.725,33 triệu đồng, tăng 6,94% so với năm 2015. Đến năm 2017, con số này là 31.717,96 triệu đồng, tăng 28,28% so với năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn kéo theo những khó khăn về tài chính với các doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng khá nhiều. Do đó, chính phủ đã phải ra nhiều biện pháp kích cầu, miễn giảm, gia hạn nộp tiền thuế cho các doanh nghiệp, các biện pháp thực hiện đã phát huy tác dụng rõ nét. Bên cạnh đó thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đóng băng, khối lượng giao dịch thấp dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và xây dựng cơ bản không có nguồn để trả nợ… Đó là những yếu tố tác động trực tiếp lên công tác thu NS nói chung cũng như ngành thuế Thái Bình nói riêng nên nhiệm vụ thu của năm trở nên hết sức nặng nề. Các chính sách kích cầu hỗ trợ theo NQ30 và NQ08 của chính phủ tạo điều kiện giúp các DN vừa và nhỏ vượt qua khó khăn của nền kinh tế, đã làm giảm đáng kể nguồn thu của thành phố Thái Bình cũng như gây những khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý nợ thuế.
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ thuế cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trong hiệu quả công tác quản lý nợ, Chi cục Thuế thành phố Thái Bình đã nghiêm túc thực hiện việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ. Sau khi kết thúc năm Ngân sách, Chi cục thuế đã quán triệt chốt số nợ đến 31/12 năm trước căn cứ tiền thuế nợ năm trước và tiền thuế nợ tại thời điểm lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, phân tích, đánh giá khả năng thu và xử lý các khoản tiền thuế nợ, dự báo số tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 năm thực hiện.
Sau đó, Căn cứ vào số tiền thuế nợ năm thực hiện đã được xác định được và chỉ tiêu thu tiền thuế được Cục thuế hướng dẫn hàng năm để đề xuất chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho năm kế hoạch và đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định đồng thời báo cáo lên Cục thuế.
Có thể nói, công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ hàng năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nợ tại Chi cục Thuế thành phố Thái Bình. Không chỉ là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ hàng năm mà còn là một căn cứ quan trọng để giám sát, theo dõi công tác quản lý nợ hàng năm.
Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ còn chưa phát huy được tối đa hiệu quả của nó. Bởi vì:
- Thứ nhất, Việc chốt số nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm còn mang tính chất tương đối. Việc lấy số nợ tại một thời điểm để làm căn cứ xác định chỉ tiêu thu nợ cả năm đôi khi không phản ánh đúng được bản chất của việc lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, chưa tính đến được những biến động về kinh tế - xã hội của năm thực hiện.
- Thứ hai, Việc Cục Thuế qui định mức tiền thuế nợ/tổng thu NSNN chung cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực cũng phần nào gây khó khăn cho công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của Chi cục Thuế thành phố Thái Bình. Thực tế quản lý hiện nay cho thấy cơ cấu nợ có sự chênh lệch rất lớn giữa các ngành nghề khác nhau. Có những ngành nghề, lĩnh vực có số thuế nợ đọng rất nhỏ, hầu như không có nợ: htx, hành chính sự nghiệp... Trong khi đó có những ngành nghề có số nợ rất lớn: xây dựng, giao thông vận tải...Do đó, việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của các đơn vị khối: htx, hành chính sự nghiệp... dễ dàng hơn nhiều so với việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của các đơn vị khối xây dựng cơ bản, giao thông vận tải... Mặc dù Chi cục Thuế thành phố Thái Bình đã chỉ đạo mức chỉ tiêu thu tiền thuế nợ của các ngành nghề đặc thù có số thuế nợ đọng lớn có thể cao hơn so với mức chung Cục Thuế qui định. Ngược lại, chỉ tiêu thu nợ của khối ngân htx, hành chính sự nghiệpphải thấp hơn nhiều mức chung do Tổng cục thuế qui định.
Tuy nhiên, do không thể đặt ra một mức chỉ tiêu quá cao so với mức chung Cục Thuế qui định. Do đó, khối các đơn vị khối xây dựng cơ bản luôn gặp khó khăn trong việc hoàn thành chỉ tiêu thu tiền thuế nợ hàng năm.
Kết quả điều tra phỏng vấn các lãnh đạo và cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nợ thuế các đơn vị ngoài quốc doanh mà tác giả tổng hơp được cho thấy có 25% số phiếu cho diểm 5, 65% số phiếu cho điểm 4, 10% số phiếu cho điểm 3 và không có số phiếu nào cho điểm 1 và 2. Như vậy, điểm trung bình của cho công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ qua các năm tại Chi cục thuế được 4.15 điểm.
Hàng năm căn cứ vào tình hình nợ đọng tiền thuế, Cục Thuế ban hành Quyết định giao chỉ tiêu thu hồi nợ đọng tiền thuế cho các Chi cục Thuế trức thuộc Cục Thuế.
Bảng 4.2. Giao chỉ tiêu thu nợ tiền thuế qua các năm Chỉ tiêu 2015 (tr.đồng) 2016 (tr.đồng) 2017 (tr.đồng) So sánh BQ 16/15 17/16 Tổng nợ thuế 23,121 24,725 31,718 107 128 26,522 Giao chỉ tiêu thu nợ 22,428 23,984 30,766 107 128 25,726 Số thực hiện 10,636 7,912 9,515 74 120 9,354 (Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Thái Bình) Bảng 4.2 cho thấy, số nợ thực thu so với số nợ phải thu theo chỉ tiêu thu nợ được giao hàng năm rất thấp và không hoàn thành giao chỉ tiêu thu nợ. Nguyên nhân chủ yếu là tổng tiền nợ thuế nếu phân theo nhốm nợ thì chủ yếu là nhóm nợ khó thu của các doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh. Hàng năm Đội quản lý nợ thuế đã thực hiện các biện pháp quản lý nợ như thông báo yêu cầu NNT nộp tiền thuế nợ đọng vào NSNN nhưng không có hiệu quả với nhóm nợ này. Chi cục Thuế đã báo cáo vời ban chỉ đạo thu (BCĐ) ngân sách NN Thành phố. BCĐ thu NS đã thành lập tổ công tác thu hồi nợ đọng tiền thuế đối với doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh được sự phối hợp của chính quyền xã phường, Đội Cảnh sát kinh tế Công an Thành phố và Đội quản lý nợ yêu cầu NNT lên làm việc và yêu cầu cam kết nộp dần tiền thuế vào NSNN. Qua đó đã từng bước thu hồi nợ đọng tiền thuế của các doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh nơ thuế.
4.1.2. Thực trạng phân công thu nợ thuế theo kế hoạch
Phân công nợ thuế là việc phân công người nợ thuế cho từng công chức quản lý nợ cụ thể để đôn đốc, theo dõi tình hình nợ thuế của đơn vị.
Phân công nợ thuế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý nợ thuế. Phân công hợp lý là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý. Việc phân công bất hợp lý không chỉ gây tốn kém thời gian, công sức, chi phí quản lý mà còn dẫn đến hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý nợ thuế không cao. Công tác quản lý nợ thuế không chỉ là công việc của Đội quản lý nợ thuế mà còn liên quan đến rất nhiều Đội chức năng: kiểm tra thuế, kê khai và kế toán thuế, Đội thuế TNCN... Do đó, việc phân công hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc phối hợp quản lý, đôn đốc, điều chỉnh và thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
Công tác quản lý nợ thuế được phân công theo chương của đơn vị. Chương của đơn vị được xác định theo ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt
động của đơn vị. Theo đó, mỗi cán bộ quản lý nợ được phân công quản lý các đơn vị thuộc một hoặc một số chương. Tuy nhiên, do có những chương có nhiều đơn vị nên sẽ có một số cán bộ được phân công quản lý tương ứng. Việc phân công quản lý nợ theo chương (ngành nghề) đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế. Một cán bộ được phân công chuyên quản những doanh nghiệp thuộc một hoặc một số ngành nghề kinh doanh giúp cho việc nắm bắt tình hình dễ dàng hơn, việc nắm bắt chính sách để phổ biến, hỗ trợ doanh nghiệp cũng thuận lợi hơn nhiều. Những doanh nghiệp thuộc cùng một ngành nghề thường có rất nhiều điểm chung. Hơn nữa Nhà nước cũng thường có chính sách ưu đãi, khuyến khích, miễn, giảm... theo ngành nghề. Do đó, cán bộ phân công quản lý theo ngành nghề là rất hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế.
Bảng 4.3. Tình hình thu nợ thuế của các DN NQD theo Đội thuế
STT Chỉ tiêu 2015 (tr.đồng) 2016 (tr.đồng) 2017 (tr.đồng) So sánh (%) 16/15 17/16
1 Đội Kiểm tra 1 7.515,28 8.509,82 10.700,14 113,23 125,74 2 Đội Kiểm tra 2 15.606,20 16.215,51 21.017,82 103,90 129,62
Tổng số 23.121,48 24.725,33 31.717,96 106,94 128,28
Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Thái Bình Bảng 4.3 cho thấy, tỷ trọng nợ thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Đội kiểm tra 2 quản lý luôn chiếm phần lớn trong tổng số thuế nợ đọng hàng năm và ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, số thuế nợ đọng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Đội kiểm tra 1 quản lý lại luôn ở mức thấp và đặc biệt là ngày càng có xu hướng giảm số thuế nợ đọng.
Cũng theo bảng số liệu trên, số thuế nợ đọng của khối ngoài quốc doanh là rất lớn, có tốc độ tăng nhanh. Điều này một phần là do đặc thù của các doanh nghiệp NQD. Các doanh nghiệp NQD là một trong số những đối tượng có mức độ rủi ro về thuế cao và ý thức chấp hành luật thuế không tốt. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, việc gia tăng nợ nhanh chóng của khối doanh nghiệp NQD còn do số lượng doanh nghiệp NQD gia tăng nhanh chóng. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường và những ưu thế của doanh nghiệp NQD trong hoạt động kinh tế thị trường, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh gia tăng
nhanh chóng. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho số thuế nợ đọng của khối ngoài quốc doanh ngày càng tăng cao và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nợ.
Kết quả điều tra phỏng vấn các lãnh đạo và cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nợ thuế các đơn vị ngoài quốc doanh mà tác giả tổng hơp được cho thấy có 95% số phiếu cho diểm 5, 0,5% số phiếu cho điểm 4 và không có số phiếu nào cho điểm 1, 2 và 3. Như vậy qua phiếu điều tra có thể thấy được công tác phân công thu nợ theo kế hoạch tại Chi cục thuế đạt số điểm khá cao 4.95 điểm
4.1.3. Phân loại nợ thuế, đôn đốc thu nộp
4.1.3.1. Phân loại nợ thuế
Như chúng ta đã biết, hiệu quả của công tác quản lý thuế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, một phần không nhỏ là từ hiệu quả của công tác phân loại nợ thuế. Việc phân loại nợ thuế giúp cơ quan thuế xác định được nguyên nhân nợ, tình trạng, tuổi nợ của từng khoản nợ thuế, qua đó có thể áp dụng các biện pháp quản lý thu nợ thuế có hiệu quả..
Theo qui trình quản lý nợ thuế ban hành kèm theo quyết định 1401/QĐ-
TCT ngày 28/7/2015, nợ thuế được phân loại vào 10 nhóm: tiền thuế nợ từ 01
đến 30 ngày, tiền thuế nợ từ 31 đến 60 ngày, tiền thuế nợ từ 61 đến 90 ngày, tiền thuế nợ từ 91 ngày đến 120 ngày, tiền thuế nợ từ 121 ngày trở lên, tiền thuế đang khiếu nại, tiền thuế đã hết thời gian gia hạn nộp thuế, tiền thuế nợ đang xử lý, tiền thuế nợ khó thu, tiền thuế đang chờ điều chỉnh. Hàng tháng sau khi khoá sổ thuế, chậm nhất là sau 01 ngày làm việc, công chức quản lý nợ thuế phải thực hiện xong việc phân loại nợ thuế.
Trong những năm gần đây, Chi cục Thuế thành phố Thái Bình rất quan tâm đến công tác phân loại nợ thuế. Việc phân loại nợ thuế được thực hiện đều đặn hàng tháng trước khi ban hành thông báo nợ và phạt chậm nộp. Hàng tháng, đã thực hiện rà soát trước khi ban hành thông báo nợ và phạt chậm nộp. Các khoản thuế bị nộp nhầm mục lục ngân sách, sai tài khoản, sai mã số thuế, sai kho bạc... cũng như việc nhiều doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế nhưng không làm đầy đủ thủ tục theo qui định, những đơn vị có số nộp ngoại tỉnh nhưng chứng từ luân chuyển chậm... đã được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, làm giảm đáng kể
số thuế nợ.
Bảng 4.4. Tình hình nợ thuế của các DN NQD theo các khoản nợ
STT Chỉ tiêu 2015 (tr.đồng) 2016 (tr.đồng) 2017 (tr.đồng) So sánh (%) 16/15 17/16 1 Nợ khó thu 10.044,69 14.657,10 20.426,58 145,92 139,36 2 Nợ chờ xử lý 1.149,81 - - 3 Nợ có khả năng thu 11.926,98 10.068,22 11.291,39 84,42 112,15 Tổng số 23.121,48 24.725,33 31.717,96 106,94 128,28
Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Thái Bình Bảng 4.4 cho thấy, số tiền nợ thuế chờ xử lý và chờ điều chỉnh chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số thuế nợ qua các năm. Đây chính là số tiền thuế nợ ảo, cần bóc tách ra khỏi tổng số thuế nợ. Khoản nợ thuế được phân loại vào nợ chờ xử lý