Tình hình nợ thuế theo thời gian nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố thái bình (Trang 66 - 67)

STT Chỉ tiêu 2015 (tr.đồng) 2016 (tr.đồng) 2017 (tr.đồng) So sánh (%) 16/15 17/16 1 Nợ dưới 30 ngày 243,68 98,16 690,66 40,28 703,61 2 Nợ từ 31-60 ngày 1.528,39 343,25 524,70 22,46 152,86 3 Nợ từ 61-90 ngày 2.750,49 3.311,36 3.437,80 120,39 103,82 4 Nợ từ 91-120 ngày 390,02 111,43 68,66 28,57 61,61 5 Nợ trên 121 ngày 18.208,91 20.861,13 26.996,14 114,57 129,41 Tổng nợ 23.121,48 24.725,33 31.717,96 106,94 128,28

Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Thái Bình Năm 2017, số nợ thuế tăng cao, mức tăng nợ đạt 28,28% so với năm 2016. Tất cả các mức tuổi nợ đều có sự gia tăng về cả số lượng khoản nợ cũng như số tiền nợ thuế. Trong đó, mức tăng cao nhất là các khoản nợ dưới 30 ngày, từ 31- 60 ngày, 61-90 ngày, trên 121 ngày. Các khoản nợ dưới 30 ngày tăng cao lên đến 703,61%. Các khoản nợ từ 31-60 ngày, từ 121 ngày trở lên đều tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn. Như vậy có thể thấy trong năm 2017, số nợ tăng nhanh là do nợ mới phát sinh nhiều cũng như khả năng thu hồi nợ đọng cũ không tốt. Tuổi nợ của các khoản nợ quá hạn tăng nhanh. Điều này phản ánh đúng thực trạng công tác quản lý nợ thuế năm 2017. Tình hình kinh tế khó khăn, suy thối kinh tế, thắt chặt tín dụng ảnh hưởng lớn đến khả năng thực hiện nghĩa vụ với NSNN của các đơn vị. Nhiều đơn vị khơng có khả năng thanh tốn nợ cũ cũng như các khoản nợ mới phát sinh.

Như đã nói ở trên, luật quản lý thuế qui định nguyên tắc thanh toán các khoản tiền thuế, tiền nợ: tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp, tiền thuế phát sinh, tiền phạt. Do đó, theo nguyên tắc “trừ nợ xa”, nếu doanh nghiệp có nhiều khoản nợ có tuổi nợ khác nhau thì khi doanh nghiệp nộp tiền vào để thanh tốn cho khoản nợ mới phát sinh thì số tiền này cũng được mặc định thanh tốn cho khoản nợ có tuổi nợ lớn nhất trước. Do đó, việc số nợ dưới 30 ngày tăng nhanh mà số nợ từ 121 ngày trở lên cũng tăng nhanh chứng tỏ nhiều doanh nghiệp chỉ có số thuế phát sinh mà hồn tồn khơng có số nộp trong năm. Mặc dù năm 2017 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế, nhưng với những con số như vậy, chúng ta vẫn phải xem xét lại thực trạng quản lý nợ thuế. Bởi vì xét về

mặt bản chất, các doanh nghiệp phát sinh nghĩa vụ nộp thuế chủ yếu ở 2 sắc thuế là: thuế GTGT và thuế TNDN.

Trong đó, thuế GTGT là một sắc thuế gián thu, tiền thuế đã được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng. Về lý thuyết, loại thuế này phải có số thuế nợ đọng khơng lớn bởi vì người bán chỉ là người thu tiền hộ NSNN.

Có thể nói nguyên nhân chính của việc nợ đọng thuế GTGT chính là các doanh nghiệp muốn chiếm dụng tiền thuế của NSNN để phục vụ SXKD, giải quyết những khó khăn tạm thời về vốn của doanh nghiệp mình. Cịn thuế TNDN là một loại thuế trực tiếp, đánh trực tiếp vào lợi nhuận của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Chỉ khi các doanh nghiệp có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN. Do đó, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng có thể nói việc nợ đọng thuế tăng cao vẫn phần nào thể hiện ý thức nộp thuế của các doanh nghiệp chưa cao, hiệu quả quản lý nợ, đôn đốc thu nợ thuế khơng tốt. Các doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng vẫn ưu tiên thực hiện các nghĩa vụ thanh toán khác và ưu tiên để vốn phục vụ SXKD mà không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN. Ngồi ra, khi cịn xem xét hiệu quả đôn đốc thu nợ thuế thông qua số lượng nợ thuế chi tiết theo mức nợ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố thái bình (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)