Những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố thái bình (Trang 78 - 80)

Như đã phân tích ở trên, công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Thái Bình thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Những hạn chế đó có thể khái quát lại trên các mặt sau:

- Một là, số nợ tăng cao qua các năm, tuổi nợ ngày càng lớn, mức nợ ngày càng cao.

Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng công tác quản lý nợ thuế chính là số nợ tồn đọng, tuổi nợ cũng như mức nợ của các khoản nợ. Có

thể nói trong những năm gần đây, tình hình kinh tế khó khăn là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến số thu NSNN, hiệu quả SXKD, khả năng nộp thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình hình nợ đọng tăng cao, tuổi nợ ngày càng lớn, mức nợ ngày càng cao cũng phần nào thể hiện công tác quản lý nợ còn tồn tại những bất cập, chính sách pháp luật còn nhiều điểm chưa hợp lý, cần xem xét lại để có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hợp lý, tăng thu bền vững và giảm nợ đọng từ xa.

- Hai là, Sự phối hợp giữa các đội chức năng đã được tăng cường hơn

trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.

Để công tác quản lý nợ thuế đạt được hiệu quả cao nhất thì cần sự phối hợp chặt chẽ của rất nhiều các bộ phận chức năng liên quan. Trong những năm gần đây, sự phối hợp giữa các đội chức năng tại Chi cục Thuế TPThái Bình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do chức năng quản lý cũng như khối lượng công việc của mỗi phòng ban quá lớn nên khả năng phối hợp giữa các đội còn nhiều điểm hạn chế. Hơn nữa, trước đây chúng ta chưa có một chế tài cụ thể qui định trách nhiệm, nghĩa vụ của từng đội trong công tác quản lý nợ. Do đó, sự phối hợp, giám sát giữa các đội chưa chặt chẽ. Để hiệu quả công tác quản lý nợ được nâng cao hơn nữa thì chúng ta phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các phòng ban. Triệt để điều chỉnh nợ sai, nợ ảo, tăng cường đôn đốc thu nợ và xiết chặt hơn nữa việc cưỡng chế thuế với các đơn vị nợ đọng lớn, trây ỳ.

- Ba là, Công tác cưỡng chế thuế chưa được đẩy mạnh và hiệu quả không cao. Trong những năm gần đây, công tác cưỡng chế thuế còn chưa được quan tâm đúng mức. Số trường hợp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế còn quá ít, số tiền thuế nợ thu hồi không cao. Thực trạng này một phần là do những chế tài liên quan đến vấn đề cưỡng chế còn nhiều bất cập. Đội ngũ nhân lực để thực hiện cưỡng chế chưa đủ. Số lượng cán bộ thuộc phòng QLN & CCT hiện nay chỉ đủ để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nợ. Để đẩy mạnh công tác cưỡng chế thuế, chúng ta cần một đội ngũ công chức quản lý nợ đông đảo hơn nữa.

- Bốn là, tình trạng một số doanh nghiệp cố tình dây dưa, trây ỳ, chiếm dụng tiền vốn NSNN.

Mặc dù, năm 2015 là một năm vô cùng khó khăn với nền kinh tế nói chung và với công tác quản lý thuế, quản lý nợ thuế nói riêng. Tuy nhiên, tình

trạng một số doanh nghiệp không hề có động thái nộp thuế, cố tình dây dưa, trây ỳ, chiếm dụng vốn NSNN để phục vụ hoạt động SXKD là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Chúng ta cần bán sát hơn nữa tình hình đơn vị, nắm rõ nguyên nhân, lý do nợ, doanh nghiệp nợ do khó khăn tài chính thực sự hay là cố tình chiếm dụng vốn NSNN để có biện pháp đôn đốc, xử lý kịp thời.

- Năm là, tình trạng một số doanh nghiệp có số nợ thuế do hiểu biết không đầy đủ các chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, qui mô và trình độ hiểu biết của các doanh nghiệp cũng ngày càng gia tăng. Điều này đã tạo những thuận lợi không nhỏ cho công tác quản lý thuế nói chung, quản lý nợ thuế nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số lượng không nhỏ hiểu biết không đầy đủ chính sách, phát luật thuế, dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý nợ thuế.

Nhiều đơn vị có số nợ thuế không phải do khó khăn tài chính, không có khả năng nộp thuế mà do không nắm rõ thời hạn nộp thuế. Nhiều đơn vị do không cập nhật kịp thời các chính sách của Nhà nước mà nộp sai mục, tiểu mục…, nhiều đơn vị ghi sai các chỉ tiêu trên chứng từ nộp tiền dẫn đến nợ sai, nợ ảo…gây tốn kém thời gian và công sức để phát hiện, xử lý và điều chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố thái bình (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)