Bảng tổng hợp số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố thái bình (Trang 52 - 54)

Đối tượng điều tra Số phiếu

1. Ban lãnh đạo Chi cục Thuế 02 2. Đội trưởng các đội chức năng 04 2.1 Kê khai và Kế toán thuế 01 2.2 Tuyên truyền hỗ trợ NNT 01 2.3 Kiểm tra thuế 1, 2 02 3. Các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nợ thuế 10 Tổng cộng 16 Nguồn: Điều tra của tác giả (2017) Nghiên cứu tiến hành điều tra 06 lãnh đạo và 10 cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nợ thuế dựa trên căn cứ:

Thứ nhất, đáp ứng được yêu cầu của việc phân tổ, phân nhóm và đảm bảo đủ độ tin cậy trong nghiên cứu.

Thứ hai, mẫu nghiên cứu đảm bảo tính đa dạng và tính đại diện cho cán bộ công chức thuế tại Chi cục Thuế TP Thái Bình; đồng thời đảm bảo yêu cầu của hoạt động quản lý nợ thuế. Do đó, các mẫu được lựa chọn trên căn cứ:

- Đảm bảo yêu cầu, mục đích của hoạt động lý nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Theo cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Theo quy mô của hệ thống quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

ngoài quốc doanh.

3.2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các thông tin thu thập qua phỏng vấn được tổng hợp, sau đó xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

3.2.2. Phương pháp phân tích

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp chủ yếu được sử dụng để mô tả trong phân tích số liệu của luận văn là phương pháp thống kê, trong đó phương pháp phân tổ thống kê là chủ yếu.

Phân tổ thống kê được sử dụng để nghiên cứu sự khác biệt giữa các hình thức sở hữu doanh nghiệp, giữa các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

3.2.2.2. Phương pháp phân tích so sánh

Sử dụng để làm rõ sự khác nhau về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các DN trên địa bàn thành phố, so sánh sự khác nhau về tình hình tuân thủ các quy định về nợ thuế.

Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian. Từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân của hiện tượng kinh tế - xã hội. Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề…

3.3. CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Tỷ lệ tổng nợ quá hạn trên số thuế thu được hàng năm

- Tỷ lệ nợ thuế quá hạn không có khả năng thu trên tổng nợ quá hạn - Tuổi nợ bình quân của các khoản nợ thuế quá hạn

- Tỷ lệ chi phí hành chính hàng năm dùng cho thu nợ thuế quá hạn - Số trường hợp nợ thuế quá hạn thu được mỗi năm

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH 4.1.1. Thực trạng xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế qua các năm

Trước thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành thì cơ quan thuế các cấp chưa có bộ phận nào độc lập thực hiện chức năng thu nợ và cưỡng chế thuế. Do đó, việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế được thực hiện riêng rẽ ở nhiều bộ phận khác nhau từ bộ phận tin học và kế toán thuế đến bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế. Do đó, ở giai đoạn này, luôn phát sinh chênh lệch về số liệu theo dõi nợ của từng doanh nghiệp giữa các bộ phận của cơ quan thuế. Những phát sinh chênh lệch nợ thuế này thường không được điều chỉnh kịp thời giữa các bộ phận dẫn đến việc theo dõi nợ thực tế không chính xác.

Kể từ thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, cùng với việc tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng, quản lý nợ thuế đóng vai trò là một chức năng quan trọng trong mô hình tổ chức mới. Hiện nay, số liệu nợ thuế toàn quốc được theo dõi và quản lý tại Vụ quản lý nợ tại Tổng cục, ở cấp cục thuế được quản lý và tổng hợp tại bộ phận quản lý nợ thuế, số liệu về nợ thuế qua các năm cũng đã có sự thống nhất từ trung ương tới địa phương. Cùng với đó, công tác quản lý nợ thuế cũng được quan tâm hơn và trở thành một khâu quan trọng trong quản lý thuế để đảm bảo số thu NSNN.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Thái Bình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công tác theo dõi, đôn đốc nợ thuế được thực hiện thường xuyên, liên tục đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện dự toán thu NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố thái bình (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)